Nội dung chính
Mặt trái của sự phát triển các khu công nghiệp, công trình xây dựng, làng nghề tái chế, phương tiện giao thông… là tình trạng ô nhiễm không khí. Trong mấy tuần qua, chất lượng không khí tại thành phố Hà Nội ô nhiễm ở mức đáng báo động. Đây chính là nguồn cơn dẫn đến các bệnh lý hô hấp, tim mạch, rút ngắn thời gian sống của con người!
Ô nhiễm không khí nặng: Người Hà Nội khổ sở đối mặt với bệnh tật
Hà Nội ô nhiễm không khí nặng
Gần hai tuần qua, bầu trời Hà Nội thường u ám. Các chỉ số ô nhiễm không khí được ghi nhận ở mức cao khiến người dân cảm thấy hít thở rất khó chịu.
Chuyên gia nhận thấy, tình trạng này đã diễn ra từ mấy năm nay. Cứ khoảng tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau, chỉ số chất lượng không khí – AQI đều kém hơn so với các tháng còn lại. Nguyên nhân chủ yếu bởi vào mùa đông xuân, thời tiết thường lặng gió, ít mưa, kèm theo những ngày nghịch nhiệt với lớp sương mù dày đặc. Tình trạng này làm giảm khuếch tán của không khí, khiến các chất ô nhiễm quẩn quanh ở tầm thấp, không được rửa trôi.
Tổng cục Môi trường cũng nhận định ô nhiễm không khí tại Hà Nội từ cuối tháng 11 đến nay chủ yếu do bụi mịn PM2.5. Trong số các khu đô thị bị ô nhiễm, giá trị trung bình 24 giờ PM2.5 ở Hà Nội là cao nhất. Nơi đây có đến 6-7 ngày vượt quá giới hạn so với tiêu chuẩn cho phép, chủ yếu ở mức kém và chạm ngưỡng xấu.
Khảo sát của VnExpress lúc 9h ngày 13/12 cho thấy, các số liệu ô nhiễm không khí của Pam Air (kênh thông tin tham khảo về diễn biến chất lượng không khí tại Việt Nam) và chỉ số AQI ở nhiều quận trung tâm Hà Nội như Hoàn Kiếm, Cầu Giấy, Thanh Xuân, Ba Đình, Tây Hồ đều trên 150. Đây là mức có hại cho sức khỏe.
Cùng thời điểm, ứng dụng theo dõi chất lượng không khí trên toàn thế giới IQAir xếp Hà Nội thuộc 15 thành phố ô nhiễm nhất thế giới.
Hà Nội thuộc 15 thành phố ô nhiễm nhất thế giới
Tiến sĩ Hoàng Dương Tùng, Chủ tịch Mạng lưới không khí sạch Việt Nam, nguyên Phó Tổng Cục trưởng Tổng Cục môi trường dẫn nghiên cứu của Tổ chức y tế thế giới (WHO) nhấn mạnh: Ô nhiễm không khí là mối đe dọa sức khỏe của người dân và bụi mịn PM2.5 là nguyên nhân gây tử vong sớm đứng thứ tư thế giới.
Người Hà Nội khổ sở đối mặt với bệnh tật vì ô nhiễm không khí
Bởi không khí ô nhiễm nặng nên nhiều người dân Hà Nội dễ mắc bệnh tật.
Chẳng hạn như anh Đức, 23 tuổi bị viêm xoang từ 2019 khi lên Hà Nội nhập học. Ban đầu, anh liên tục phải uống thuốc, xịt thông xoang nhưng bệnh mãi không dứt. Về sau, trường anh chuyển lên Hòa Lạc, huyện Thạch Thất, cách trung tâm khoảng 40km thì căn bệnh đường hô hấp của anh tự hết.
Cho đến khi, anh Đức xuống Cầu Giấy thực tập gần hai tháng, bệnh viêm xoang của anh lại tái phát. Mỗi lần bỏ khẩu trang, anh sẽ hắt hơi liên tục, chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi, kèm đau đầu kéo dài.
Một trường hợp khác ở quận Hoàng Mai, chị Đỗ Huyền 35 tuổi, đã sống tại đây được 18 năm. Thế nhưng, bốn năm gần đây cứ vào cuối thu, đầu mùa đông, chị lại rùng mình vì những cơn ho dai dẳng, da liên tục nổi mẩn ngứa, ửng đỏ dù không đi dưới nắng hay sử dụng mỹ phẩm lạ.
Ô nhiễm không khí khiến người dân khổ sở vì bệnh đường hô hấp
Chị chỉ cần về quê hai ngày cuối tuần hoặc xin nghỉ phép 4-5 ngày lên vùng cao, các triệu chứng gần như biến mất.
Và còn rất nhiều trường hợp khác cũng bị dị ứng với bụi mịn, ô nhiễm không khí giống như anh Đức, chị Huyền. Về lâu dài, sự ô nhiễm này sẽ làm sụt giảm sức khỏe, rút ngắn thời gian sống của con người.
Cụ thể ở nước ta, mỗi năm, có khoảng 60.000 người chết liên quan đến ô nhiễm không khí. Riêng Hà Nội, kết quả nghiên cứu tác động của ô nhiễm không khí lên sức khỏe cộng đồng tháng 8/2021 do Trung tâm Sống và Học tập vì Môi trường và Cộng đồng (Live&Learn) phối hợp với trường Đại học Y tế Công cộng, Đại học Công nghệ – Đại học Quốc gia Hà Nội cho biết:
- Năm 2019: Hà Nội có 2.855 ca tử vong sớm do phơi nhiễm với bụi PM2.5, chiếm 12% tổng số trường hợp trên 25 tuổi.
- Tổng số năm sống tiềm tàng bị mất của người dân là 79.933 năm.
- Kỳ vọng sống bị mất do phơi nhiễm với bụi PM2.5 là 908 ngày, giảm khoảng 2.49 tuổi.
Đặc biệt, sự gia tăng nồng độ bụi PM2.5 tại Hà Nội khiến mỗi năm có thêm hơn 1.000 ca nhập viện do bệnh tim mạch, gần 3.000 trường hợp do hô hấp, lần lượt chiếm 1,2% và 2,4% tổng số ca bệnh.
Bài toán nào đối phó với tình trạng ô nhiễm không khí?
Tiến sĩ Hoàng Dương Tùng cho biết, nhiều năm nay, Hà Nội cũng đã áp dụng nhiều biện pháp để đối phó với ô nhiễm không khí, chẳng hạn như:
- Phát triển xe buýt điện
- Di dời cơ sở công nghiệp khỏi nội đô
- Xử lý hành vi đốt rơm rạ sau thu hoạch
- Cấm đun than tổ ong
Tàu cao tốc giúp giảm tải phương tiện giao thông, hạn chế ô nhiễm không khí
Tuy nhiên, tình trạng ô nhiễm không khí vẫn tiếp tục diễn ra. Nguyên nhân là do chưa kiểm soát tốt nguồn gây ô nhiễm nội tại như: Làng nghề tái chế; công trình xây dựng; lượng xe cộ tham gia giao thông không ngừng gia tăng; nguồn phát thải từ các cơ sở công nghiệp lân cận…
Bởi vậy, chúng ta cần nâng cao hơn nữa ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe mỗi cá nhân, cụ thể:
- Nên chuyển sang phương tiện di chuyển an toàn hơn với môi trường như đạp xe đạp, tàu điện trên cao, xe bus…
Để đối phó với tình trạng ô nhiễm không khí, người dân Hà Nội đều đã có ý thức bảo vệ sức khỏe bằng cách:
- Hạn chế ra ngoài vào những ngày chất lượng không khí thấp
- Nếu ra ngoài cần đeo khẩu trang, kính mắt.
- Đóng cửa sổ, mua thiết bị lọc không khí.
- Tích cực trồng nhiều cây xanh
- Rèn luyện thể dục thể thao thường xuyên ở nơi không khí trong lành, kết hợp tắm nắng vào buổi sáng.
- Không hút thuốc lá, tránh xa khói thuốc.
- Sử dụng sản phẩm BoniDetox của Mỹ để giải độc phổi: BoniDetox có sự kết hợp đột phá các thảo dược từ thiên nhiên, vừa giúp giải độc phổi, phục hồi chức năng phổi bị tổn thương, vừa bảo vệ phổi trước tác nhân ô nhiễm môi trường. Từ đó, sản phẩm giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh lý hô hấp mãn tính như hen suyễn, phổi tắc nghẽn mãn tính, viêm phế quản mãn tính, giảm tình trạng ho, đờm, khó thở.
Với trường hợp đã mắc bệnh này, BoniDetox sẽ giúp cải thiện tốt tình trạng bệnh, giảm tái phát cơn cấp tính và giảm nguy cơ nhập viện.
Đến đây, hy vọng các bạn đã biết rõ hơn về tình trạng ô nhiễm không khí ở Hà Nội. Để bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình, chúng ta cần nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, đồng thời sử dụng BoniDetox để tăng cường sức khỏe cho phổi. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết!
XEM THÊM:
- Cảnh báo: Dự kiến sẽ có khoảng 600 triệu ca COPD trên toàn thế giới năm 2050
- Cảnh báo: Màu sắc môi khác thường là dấu hiệu bệnh phổi