Nội dung chính
Bệnh hen suyễn thường tái phát khi gặp các yếu tố như phấn hoa, lông động vật, bụi, khói thuốc lá, khí thải động cơ… Và thật không may mắn cho những người thường xuyên sống ở khu vực đô thị bởi lượng các chất độc hại ở đây lại vô cùng lớn. Chính vì vậy, bài viết này sẽ bật mí các mẹo ngăn ngừa bệnh hen suyễn tái phát cho người sống ở đô thị, mời bạn cùng đón đọc!
Mẹo ngăn ngừa bệnh hen suyễn tái phát cho người sống ở đô thị
Bệnh hen suyễn tái phát khi nào?
Hen suyễn xảy ra do niêm mạc phế quản bị viêm mạn tính, gây co thắt lan tỏa cơ trơn phế quản, cản trở luồng không khí ra vào phổi, hình thành cơn hen cấp. Người bệnh thường gặp các triệu chứng khó thở đột ngột, thở rít, khò khè, ho, đờm… Nếu không có biện pháp xử lý kịp thời, người bệnh có thể bị tử vong vì suy hô hấp.
Cơn hen cấp thường tái đi tái lại nhiều lần khi người bệnh tiếp xúc với các yếu tố kích thích, chẳng hạn như:
- Dị nguyên: Phấn hoa, bụi nhà, bọ nhà, lông chó mèo, thực phẩm gây dị ứng như hải sản, thịt bò,…
- Yếu tố môi trường: Khói thuốc lá, khói bụi, ô nhiễm không khí, các hóa chất tẩy rửa.
- Thời tiết quá nóng hoặc quá lạnh, độ ẩm không khí cao (>60%)
- Người bệnh vận động gắng sức
- Yếu tố tâm lý: Stress, lo lắng, quá xúc động…
- Ảnh hưởng từ các bệnh lý khác: Nhiễm trùng đường hô hấp, mắc bệnh trào ngược dạ dày hay các bệnh lý khác trên đường hô hấp, sử dụng một số thuốc như chẹn beta giao cảm.
Điều đáng ngại là những dị nguyên, yếu tố môi trường lại rất thường gặp ở người sống tại đô thị. Bởi vậy mà tần suất xuất hiện cơn hen của họ cũng cao hơn. Vậy, làm thế nào để ngăn ngừa bệnh hen suyễn tái phát cho những đối tượng này?
Đô thị có nhiều tác nhân kích thích cơn hen suyễn tái phát
Mẹo ngăn ngừa bệnh hen suyễn tái phát cho người sống ở đô thị
Ở thành phố lớn, lượng dân cư đông đúc. Lượng khí thải từ động cơ, nhà máy hay bụi mịn là yếu tố hàng đầu gây hen suyễn. Ngoài ra, mật độ dân số cao, nguy cơ tiếp xúc và lây lan virus gây bệnh cũng cao hơn.
Một nghiên cứu tại Mỹ cho thấy, trẻ em sống ở thành phố có nguy cơ phải cấp cứu vì tình trạng liên quan đến bệnh hen suyễn cao hơn 40% so với trẻ em sống ở khu vực ngoại thành và nông thôn. Chính vì vậy, các mẹo ngăn ngừa bệnh hen tái phát cho người sống nơi đô thị rất quan trọng, chúng bao gồm:
Duy trì không gian sống sạch sẽ
Những ngôi nhà tại thành phố thường xuyên phải đối mặt với các loại bụi mịn và mạt bụi. Vì vậy, hoạt động lau dọn nhà cửa là biện pháp đơn giản nhất để giảm thiểu tình trạng này.
Bạn nên hút bụi thường xuyên, đặc biệt ở khu vực bụi dễ tích tụ như thảm, bàn ghế, cánh cửa. Đối với thú nhồi bông, gối, chăn, bạn nên giặt thường xuyên với nước nóng, cân nhắc sử dụng các loại vỏ bọc chống dị ứng.
Lưu ý khi nuôi thú cưng
Tốt nhất, bạn không nên nuôi thú cưng để tránh tối đa dị nguyên lông động vật. Nếu có sở thích nuôi chúng, bạn nên xử lý cẩn thận vẩy da chết và tình trạng rụng lông bằng cách tắm và chải lông cho chúng định kỳ.
Bạn không nên cho thú cưng vào phòng ngủ. Đồng thời, bạn thiết kế riêng một khu vực có sàn cứng để thú cưng vui chơi và dễ lau dọn.
Nếu nuôi thú cưng, bạn nên chải lông chúng thường xuyên
Kiểm soát rêu mốc trong nhà
Nấm mốc xuất hiện tại các khu vực ẩm ướt như trong bếp, phòng tắm, tầng hầm… cũng là tác nhân gây bệnh hen suyễn. Để hạn chế sự phát triển của chúng, bạn nên kiểm soát tốt độ ẩm trong nhà.
Các khu vực như phòng tắm, nhà bếp nên bật quạt hoặc mở cửa sổ để ngăn nấm mốc phát triển. Nếu có điều kiện, bạn nên sử dụng máy hút ẩm khi trời nồm ẩm, oi bức để làm khô không khí. Đặc biệt, bạn lưu ý kiểm tra, sửa chữa đường ống, vòi nước bị rò rỉ để loại bỏ sự phát triển của nấm mốc.
Sử dụng máy lọc không khí có bộ lọc HEPA
Tại thành phố, nơi có nhiều bụi mịn và khí thải động cơ, những máy lọc không khí có trang bị bộ lọc HEPA sẽ giúp giảm ô nhiễm trong nhà. Các nhà khoa học nhận thấy, bộ lọc HEPA sẽ hút ít nhất 99,97% các hạt có kích thước lớn hơn 0,3 micron.
Bỏ thuốc lá, tránh xa khói thuốc
Khói thuốc lá vừa là yếu tố kích hoạt cơn hen cấp, vừa làm suy giảm chức năng phổi. Phổi càng suy yếu, tần suất tái phát cơn hen càng tăng cao, người bệnh dễ phải đối mặt với biến chứng suy hô hấp.
Vì vậy, bạn nên bỏ hút thuốc, tránh xa khói thuốc. Điều này vừa tốt cho sức khỏe của bản thân mà còn có lợi cho những người xung quanh, nhất là trẻ nhỏ.
Bỏ hút thuốc lá
Kiểm soát gián, chuột
Gián và các loài gặm nhấm (cũng như phân của chúng) là những tác nhân khiến tình trạng hen suyễn tồi tệ hơn. Chúng thường xuất hiện tại phòng tắm, nhà bếp, nơi có nước hoặc đồ ăn. Vì vậy, bạn hãy dọn sạch thức ăn sau khi dùng bữa xong, bảo quản đồ ăn ở hộp kín, bỏ rác trong thùng có nắp đậy.
Sử dụng điều hòa không khí trong nhà
Máy điều hòa giúp lưu thông không khí trong nhà, hạn chế tác nhân gây bệnh hen suyễn. Khi sử dụng, bạn nên vệ sinh thiết bị này thường xuyên, tránh tình trạng tắc nghẽn, làm giảm chất lượng không khí.
Nếu không có máy điều hòa, bạn nên mở cửa sổ vào những ngày thời tiết khô ráo, ấm áp.
Sử dụng BoniDetox của Mỹ
Nguyên nhân gốc góp phần hình thành và khiến tần suất cơn hen tái phát rầm rộ là do phổi bị nhiễm độc. Vì vậy, bạn nên sử dụng viên uống BoniDetox của Mỹ để giải độc phổi từ bên trong. Lúc này, bệnh hen suyễn sẽ được kiểm soát tốt, giảm mức độ nghiêm trọng của cơn hen cũng như ngăn ngừa nó tái phát.
BoniDetox có công dụng rất toàn diện bao gồm:
- Về phổi: Giúp giải độc phổi, bảo vệ và phục hồi chức năng phổi, đồng thời tăng cường sức đề kháng hiệu quả.
- Về các triệu chứng: Giảm cơn ho, đờm, khó thở.
Bạn chỉ cần uống 4 viên BoniDetox mỗi ngày chia 2 lần, sau 2-3 tuần sử dụng, đờm dần loãng ra, dễ khạc hơn. Những cơn ho cũng giảm dần về tần suất và mức độ.
Sau 1 tháng, các triệu chứng như ho, đờm giảm rõ rệt, người dễ chịu và khỏe hơn, đường thở thông thoáng, tình trạng khó thở cũng được cải thiện.
Sau khi dùng đủ liệu trình từ 2-4 tháng, người bệnh hít thở dễ dàng, cơ thể khỏe hơn, hoạt động hàng ngày dần trở về bình thường.
Đến đây, hy vọng các bạn đã nắm được mẹo ngăn ngừa bệnh hen suyễn tái phát cho người sống ở đô thị. Nguyên tắc vàng là tránh xa yếu tố kích thích và giải độc phổi bằng cách sử dụng BoniDetox của Mỹ. Chúc các bạn sức khỏe!
XEM THÊM:
- Trào ngược dạ dày và hen suyễn có mối liên hệ như thế nào?
- Phải làm sao khi bị dị ứng thuốc giãn phế quản?