Bấm huyệt chữa viêm phế quản có hiệu quả không?

Nội dung chính

 

   Viêm phế quản mãn tính là tình trạng viêm mãn tính niêm mạc ống phế quản. Khi bị mắc viêm phế quản mãn, người bệnh thường có triệu chứng ho, khạc đờm. Nhiều bệnh nhân tìm đến các biện pháp chữa viêm phế quản mãn tính bằng đông y, trong đó có phương pháp bấm huyệt. Vậy bấm huyệt chữa viêm phế quản mãn tính có hiệu quả không? Mời bạn theo dõi bài viết sau để cùng tìm hiểu nhé!

 

Bấm huyệt chữa viêm phế quản có hiệu quả không?

 

Bấm huyệt chữa viêm phế quản là gì?

   Bấm huyệt là phương pháp sử dụng đầu ngón tay để kích thích các huyệt vị, giải phóng khí bị ứ trệ và tăng cường lưu thông máu. Để cải thiện bệnh viêm phế quản mãn, các bác sĩ sẽ tác động đến các huyệt đạo có mối liên hệ với tạng phế (phổi) nhằm cải thiện các triệu chứng bệnh nhân gặp phải như bình suyễn, bổ phế, hóa đàm, chỉ khái… từ đó giảm được triệu chứng ho do đờm, tức ngực khó thở.

 

Cách thực hiện phương pháp chữa viêm phế quản

Xoa bóp trước khi bấm huyệt

   Trước khi tiến hành bấm huyệt, bệnh nhân sẽ được được xoa bóp để kích thích lưu thông máu và thư giãn các dây thần kinh xung quanh phổi. Các vùng được xoa bóp là:

  • Xoa ngực: Sử dụng cả bàn tay, xoa nhẹ nhàng từ dưới vùng ngực lên và sang hai bên theo hình cánh quạt. Thực hiện động tác này trong khoảng vài phút cho đến khi vùng ngực nóng lên.
  • Vỗ ngực: Dùng tay phải vỗ ngực trái và ngược lại. Vỗ nhẹ mỗi bên ngực khoảng 10 lần để kích thích máu tuần hoàn.
  • Xoa sườn: Tiến hành xoa sườn để tăng khả năng tuần hoàn và lưu thông khí của các phế quản bên trong phổi.

Tiến hành bấm huyệt

   Các huyệt vị thường được tác động để chữa viêm phế quản là:

  • Huyệt Đản trung: Nằm ở giao điểm giữa đường đi qua 2 núm vú (nam giới) với đường dọc xương ức. Tác động vào huyệt này giúp giảm triệu chứng khó thở, nấc cụt, ho dai dẳng.
  • Huyệt Đại chùy: Nằm ở dưới cổ, ngay chỗ lõm dưới đầu mỏm gai đốt sống cổ thứ 7. Bấm huyệt này giúp thanh nhiệt giải độc, từ đó trị hen suyễn, lao phổi, viêm phế quản, ho dai dẳng,…
  • Huyệt Phế du: Huyệt cách mỏm gai đốt sống lưng thứ 3 khoảng 1.5 tấc đo ngang. Tác động đến huyệt Phế du nhằm làm giảm các triệu chứng của bệnh lý ở đường hô hấp như viêm phổi, viêm mũi dị ứng, viêm phế quản cấp – mãn tính, hen phế quản,…

 

Vị trí huyệt Phế du.

 

  • Huyệt Túc tam lý: Tác động vào huyệt này nhằm gia tăng tuần hoàn ngoại biên, cải thiện lưu thông khí huyết và hỗ trợ điều trị cao huyết áp, dị ứng, các chứng bệnh về phổi,…
  • Huyệt Phong long: Huyệt Phong Long có tác dụng tốt trong điều hoà Vị Khí, trị đờm thấp, hoa mắt chóng mặt, chủ trị trong các trường hợp ho có đờm khi bị viêm họng, viêm phổi, hen và viêm phế quản.
  • Huyệt Thiên đột: Huyệt Thiên đột có tác dụng tuyên phế, hóa đờm, lợi yết hầu, khai âm thanh và điều khí cho cơ thể. Do đó, bệnh nhân bị viêm phế quản có thể được tác động vào huyệt này để giảm ho đờm,…
  • Huyệt Toàn cơ: Huyệt Toàn cơ có tác dụng tuyên thông phế khí, giảm triệu chứng đau ngực.
  • Huyệt Phong môn: Có tác dụng khu phong tà (tránh gió độc xâm nhập), giải biểu (thanh lọc cơ thể). Do đó, bệnh nhân bị viêm phế quản bác sĩ cũng chỉ định bấm hoặc châm cứu huyệt này.

 

Lưu ý khi bấm huyệt chữa viêm phế quản

    Trước khi bấm huyệt chữa viêm phế quản, bệnh nhân cần lưu ý:

  • Trước khi bấm huyệt, cần vệ sinh cơ thể, tay dùng để bấm huyệt cần cắt móng, rửa bằng xà phòng tranh nhiễm trùng và trầy xước.
  • Cần xác định chính xác vị trí huyệt cần tác động vào. Việc tác động sai huyệt đạo có thể gây ra những rủi ro không đáng có hoặc không đạt được hiệu quả mong muốn.
  • Phụ nữ mang thai không được tự ý bấm huyệt bởi một số huyệt đạo có tác dụng co bóp tử cung, gây đẻ non hoặc sảy thai.
  • Những bệnh nhân suy nhược cơ thể, tinh thần không ổn định nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng phương pháp này
  • Hiệu quả của phương pháp bấm huyệt không đến ngay tức thì, chính vì vậy khi dùng phương pháp này cần kiên trì
  • Tuyệt đối không được bấm huyệt lên vùng da lở loét và nhiễm trùng
  • Nên bấm huyệt trước khi ăn, hoặc sau khi ăn 2 tiếng. Không nên bấm huyệt khi quá no hoặc quá đói

   Bấm huyệt chữa viêm phế quản chỉ có tác dụng giảm phần nào triệu chứng chứ không có tác dụng vào nguyên nhân gây bệnh. Ngoài ra, hiện nay chưa có công trình nghiên cứu nào chứng minh tác dụng của nó. Vì vậy, bạn nên cân nhắc trước khi sử dụng phương pháp này.

   Để kiểm soát bệnh viêm phế quản hiệu quả, hạn chế ảnh hưởng của thuốc Tây, bạn nên tham khảo sản phẩm BoniDetox.

 

BoniDetox – Giải pháp hoàn hảo dành cho bệnh nhân viêm phế quản

  BoniDetox được nhập khẩu nguyên lọ từ Mỹ, có tác dụng bảo vệ, loại bỏ nguyên nhân gây bệnh viêm phế quản mãn tính đó là tình trạng nhiễm độc phổi do bụi bẩn, khí độc, từ đó làm giảm các triệu chứng đồng thời ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm của bệnh. Tác dụng toàn diện đó trong BoniDetox đến từ các thảo dược tự nhiên:

 

Thành phần, công dụng của BoniDetox.

 

  • Các thảo dược giúp bảo vệ phổi khi bị các nguyên nhân gây bệnh tấn công: Cúc tây (giúp tăng cường nồng độ và hoạt động của đại thực bào phế nang) và xuyên bối mẫu (giúp kích hoạt lại hệ thống lông mao). Đại thực bào phế nang có khả năng phát hiện các chất độc hại, tiêu diệt và loại bỏ các chất đó khi chúng mới tiến vào phế nang. Hệ thống lông chuyển có vai trò quét sạch các độc tố đó, kết hợp với đại thực bào phế nang tạo nên lá chắn thép trong phế quản.
  • Các thảo dược giúp giải độc phổi khi phổi bị nhiễm độc: Đó là xuyên tâm liên, Baicalin(trong hoàng cầm), lá oliu, cam thảo Ý. Các thảo dược này khi dùng cùng với nhau vừa giúp loại bỏ các độc tố đã có trong phổi vừa bảo vệ và phục hồi chức năng phổi khi bị tổn thương do các độc tố đó.
  • Các thảo dược làm giảm triệu chứng: Tỳ bà diệp, lá bạch đàn, bồ công anh. Các thảo dược này giúp chống viêm, kháng khuẩn, giảm ho, long đờm, giãn phế quản. Các tác dụng này giúp người bệnh giảm nhanh các triệu chứng ho đờm, khó thở…
  • Fucoidan chiết xuất từ tảo nâu Nhật Bản giúp phòng ngừa biến chứng ung thư phổi.

   Với công thức toàn diện như trên, BoniDetox chính là sản phẩm tối ưu nhất trên thị trường, với cơ chế tác dụng toàn diện lên tất cả các mặt của bệnh viêm phế quản mãn tính.

   Mong rằng bài viết này đã giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về phương pháp bấm huyệt chữa viêm phế quản. Phương pháp này chỉ có tác dụng giảm phần nào triệu chứng của bệnh viêm phế quản và bệnh nhân không nên tự thực hiện tại nhà. Nếu còn điều gì thắc mắc, mời bạn gọi đến tổng đài 1800.1044 để được tư vấn. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!

 

XEM THÊM:

360.000

    Đặt hàng online





    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

    Báo chí nói về chúng tôi

    ĐĂNG KÝ TƯ VẤN
    Hotline: 1800 1044
    tích điểm nhân quà