Nội dung chính
Bệnh bụi phổi là một trong các bệnh nghề nghiệp có tỷ lệ mắc cao nhất ở nước ta hiện nay. Trong đó, bệnh bụi phổi ở công nhân ngành than có mức độ nguy hiểm cao, gây nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe con người. Trong bài viết dưới đây, chúng ta hãy cùng tìm hiểu chi tiết hơn về căn bệnh này nhé!
Bệnh bụi phổi than là gì?
Bệnh bụi phổi là gì?
Bệnh bụi phổi là một bệnh lý hình thành do sự tích lũy của các loại bụi nghề nghiệp tại phổi. Các loại bụi này gây nhiễm độc phổi, tổn thương phổi, từ đó làm giảm chức năng hô hấp.
Bệnh bụi phổi thường mất nhiều năm để hình thành và thường không có, hoặc có rất ít triệu chứng ở giai đoạn đầu. Khi lượng bụi tích tụ nhiều, phổi đã bị tổn thương đáng kể, các triệu chứng mới bộc lộ rõ ràng. Chúng bao gồm: Ho khan đến ho có đờm, ho nhiều kèm đờm đặc vào buổi sáng, đau tức hoặc đau nhói ở ngực, khó thở, thở hụt hơi,…
Bệnh bụi phổi được đặt tên theo các loại bụi gây ra bệnh. Ví dụ như: Bệnh bụi phổi amiăng, bụi phổi silic, hay bụi phổi than,…
Bệnh bụi phổi than là gì?
Bệnh bụi phổi than (Anthracosis) có tên gọi đầy đủ là bệnh bụi phổi ở công nhân ngành than (Coal workers’ pneumoconiosis – CWP). Bệnh cũng được gọi với cái tên khác là bệnh phổi đen (Black lung disease – BLD).
Đây là tình trạng bụi than lắng đọng tại phổi trong thời gian dài. Bệnh thường gặp ở những người khai thác than, sàng, tuyển và chế biến than. Về cơ bản, các triệu chứng của bệnh bụi phổi than cũng tương tự như các bệnh bụi phổi khác. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, người bệnh có thể khạc ra đờm màu đen.
Công nhân làm việc trong các mỏ than dễ mắc bệnh bụi phổi than
Bệnh bụi phổi than nguy hiểm như thế nào?
Bụi than khi vào phổi sẽ bị đại thực bào phế nang hoặc đại thực bào kẽ nuốt và tích tụ lại trong mô liên kết hoặc hạch bạch huyết phổi. Bụi than cũng kích thích đại thực bào giải phóng ra các enzyme, cytokine, gốc oxy hóa và các yếu tố tăng trưởng nguyên bào sợi. Tất cả những điều này góp phần vào sự phát triển của tình trạng viêm và xơ hóa trong phổi.
Các đại thực bào chứa đầy bụi than có thể tập hợp thành các nốt tổn thương trong phổi. Phần trung tâm của các tổn thương có thể bị hoại tử do thiếu máu cục bộ, tạo ra các lỗ hổng lớn trong phổi.
Theo thời gian, mức độ và số lượng của các tổn thương ngày càng gia tăng, khiến cấu trúc bình thường của phổi bị thay đổi. Người mắc bệnh bụi phổi than có khả năng phát triển thành khí phế thũng. Đây là một dạng của bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính COPD.
Không chỉ có vậy, chức năng phổi suy giảm còn khiến người bệnh dễ mắc phải các bệnh nhiễm trùng, ví dụ như bệnh lao phổi,… Tổn thương phổi tiến triển còn có thể gây tràn khí màng phổi, ảnh hưởng đến tim mạch và tăng nguy cơ mắc ung thư phổi. Nguy cơ mắc những tình trạng này sẽ tăng lên cao nếu người bệnh có thói quen hút thuốc lá.
Chẩn đoán bệnh bụi phổi than bằng cách nào?
Trước tiên, người bệnh sẽ được hỏi về bệnh sử để đánh giá các yếu tố nguy cơ và khám sức khỏe quát. Để chẩn đoán bệnh bụi phổi than, một số biện pháp được sử dụng đến là:
- Chẩn đoán hình ảnh: Chụp X-quang ngực thường là xét nghiệm được thực hiện đầu tiên. Chụp CT giúp phát hiện các “hạt than” hoặc các nốt nhỏ có đường kính từ 2 – 5mm. Chụp MRI cũng có thể được dùng trong một số trường hợp nhất định.
- Xét nghiệm chức năng phổi được thực hiện nhằm đo lượng thể tích không khí mà người bệnh thở ra, mức độ oxy hít vào và khuếch tán vào máu, thể tích phổi,…
Chụp X-quang giúp chẩn đoán bệnh bụi phổi than
Kiểm soát bệnh bụi phổi than bằng cách nào?
Bệnh bụi phổi than không thể chữa khỏi. Các phương pháp điều trị đều nhằm mục đích giảm triệu chứng, ngăn ngừa tổn thương phổi nghiêm trọng hơn và cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Các biện pháp giúp kiểm soát và cải thiện tình trạng bệnh có thể kể đến như:
Rửa phổi toàn bộ
Rửa phổi toàn bộ còn được gọi là rửa toàn bộ phế quản, phế nang. Các bác sĩ sẽ đưa một lượng lớn nước muối sinh lý vào toàn bộ phổi để loại bỏ các hạt bụi than, tạp chất và đại thực bào ăn bụi trong các phế nang,… Từ đó, sự tiến triển của bệnh sẽ chậm lại, nguy cơ gặp phải các biến chứng sẽ giảm đi.
Phương pháp rửa phổi được thực hiện khi người bệnh đã được gây mê toàn thân. Bác sĩ sẽ can thiệp rửa phổi bên trái, trong khi phổi bên phải được thông khí bằng cách sử dụng ống nội khí quản đôi.
Phổi trái được rửa lần đầu tiên với 400ml dung dịch nước muối sinh lý vô khuẩn. Khoảng 500 – 600ml dung dịch sẽ được bơm vào phổi trong một khoảng thời gian và tháo ra toàn bộ. Quá trình này sẽ được lặp lại, nước thải các lần sau sẽ dần dần sạch và trong hơn so với ban đầu. Khoảng 12 – 13 lít nước sẽ được dùng trong toàn bộ quá trình. Người bệnh sẽ được nghỉ vài ngày, rồi tiếp tục rửa nốt phổi bên phải.
Một số trường hợp chống chỉ định với rửa phổi có thể kể đến như:
- Người bị rối loạn đông máu nặng.
- Người suy gan, suy thận nặng, suy tim, suy hô hấp nặng.
- Dị ứng với thuốc gây tê, gây mê.
Phương pháp rửa phổi toàn bộ cho người mắc bệnh bụi phổi than
Các biện pháp khác
- Duy trì cân nặng ổn định, nâng cao sức đề kháng với chế độ dinh dưỡng lành mạnh.
- Duy trì hoạt động thể chất, tập thể dục thường xuyên, nhưng không nên cố gắng quá sức.
- Ngăn ngừa nhiễm trùng đường hô hấp bằng cách: Đeo khẩu trang, thực hiện bảo hộ lao động, rửa mũi và họng với nước muối sinh lý, tiêm phòng cúm và phế cầu khuẩn,…
- Theo dõi sát sao tình trạng bệnh và phát hiện sớm các dấu hiệu của nhiễm trùng đường hô hấp (sốt, ớn lạnh, ho đờm nhiều hơn,…).
- Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ để giảm triệu chứng và kiểm soát bệnh một cách hiệu quả.
- Bỏ thuốc lá, không đến những nơi nhiều khói thuốc.
Bên cạnh các phương pháp trên, bạn cũng nên tìm cách giúp giải độc phổi, phục hồi chức năng hô hấp và bảo vệ phổi trước tác nhân độc hại. Sản phẩm BoniDetox sẽ giúp bạn thực hiện điều này.
Hy vọng, bài viết trên đây đã giúp bạn có thêm nhiều thông tin hữu ích về bệnh bụi phổi ở công nhân ngành than. Nếu cần được tư vấn về các vấn đề sức khỏe, bạn hãy liên hệ tới hotline 1800.1044. Cảm ơn bạn đã dành thời gian theo dõi!
XEM THÊM:
- Tổng hợp 5 bệnh lý mạn tính tại phổi thường gặp
- Bị ho có ăn được tôm không? Có ăn được thịt gà không?