Nội dung chính
Bệnh hen suyễn thường gặp ở người có cơ địa dị ứng, béo phì, nhạy cảm với các dị nguyên hoặc sống trong môi trường ô nhiễm không khí… Người ta còn nhận thấy, đứa trẻ có cha mẹ, ông bà mắc hen suyễn cũng có nguy cơ cao phải đối mặt với căn bệnh này. Vậy hen suyễn có di truyền không?
Bệnh hen suyễn có di truyền không?
Đặc điểm của bệnh hen suyễn
Hen phế suyễn/hen phế quản là bệnh mà đường thở xảy ra phản ứng viêm mạn tính. Nó gây hàng loạt triệu chứng khó thở, ho, đờm, khò khè, tức ngực khi gặp tác nhân kích thích.
Người mắc bệnh hen suyễn thường có cơ địa dị ứng như viêm mũi dị ứng, viêm kết mạc dị ứng, viêm da dị ứng, chàm, mề đay, dị ứng thời tiết… Nhiều yếu tố môi trường cũng gây ảnh hưởng đến căn bệnh này, chẳng hạn như:
- Dị nguyên đường hô hấp: Bụi nhà, phấn hoa, nấm mốc, lông động vật, khói thuốc lá, các con bọ sống trong chăn nệm hoặc bụi kim loại, khói xăng dầu, hơi sơn…
- Dị nguyên thực phẩm: Các loại hải sản (tôm, cua, cá, sò ), trứng, thịt gà, lạc là những thực phẩm dễ gây kích ứng.
- Thuốc: Một số loại thuốc cũng có thể là yếu tố khởi phát cơn hen suyễn, như aspirin, penicillin.
- Bệnh lý: Viêm mũi, viêm xoang, viêm họng, viêm amidan…
Ngoài những yếu tố trên, người ta còn nhận thấy hen suyễn thường xuất hiện ở người có tiền sử gia đình mắc bệnh này.
Bệnh hen suyễn có di truyền không?
Theo thạc sĩ, bác sĩ Phùng Thị Thơm, khoa Hô hấp, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội, nhiều người lo lắng bệnh hen suyễn di truyền từ bố mẹ sang con. Thực tế, không phải tất cả những đứa trẻ được sinh ra từ bố hoặc mẹ bị hen phế quản đều mắc bệnh này. Tuy nhiên, các nhà khoa học nhận thấy, tiền sử gia đình có người bị hen suyễn sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
Tiền sử gia đình tăng nguy cơ mắc bệnh hen suyễn
Cụ thể, nguy cơ khởi phát hen suyễn ở trẻ có cha hoặc mẹ bị bệnh khoảng 25%. Nếu cha và mẹ đều mắc bệnh thì nguy cơ này tăng lên đến 50%. Lúc này, bạn cần theo dõi tình hình sức khỏe của bản thân. Nếu xuất hiện triệu chứng như ho kéo dài, khò khè, khó thở, bạn nên đến cơ sở y tế để thăm khám và chẩn đoán chính xác.
Khi bị bệnh hen suyễn, bạn sẽ phải mang theo thuốc cắt cơn bên mình để sử dụng nếu cơn khó thở tái phát. Đồng thời mỗi ngày, bạn cần uống thuốc dự phòng cơn hen theo chỉ định của bác sĩ. Ngoài ra, bạn nên thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học như:
- Bỏ thuốc lá, không đến những nơi có nhiều khói thuốc.
- Hạn chế ra ngoài đường trong điều kiện thời tiết cực đoan, ô nhiễm,…
- Thường xuyên vệ sinh nhà cửa, giường chiếu, chăn màn, vật dụng.
- Trồng nhiều cây xanh, sử dụng máy lọc không khí.
- Không nuôi các loại động vật rụng nhiều lông.
- Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ, tăng cường rau xanh, trái cây; hạn chế ăn thực phẩm gây dị ứng, nhiều muối, nhiều chất bảo quản,…
- Dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn, tránh căng thẳng, stress.
- Tập thể dục thường xuyên và phù hợp với sức khỏe, không tập gắng sức.
- Tắm nắng thường xuyên.
- Sử dụng sản phẩm giúp giải độc phổi, phục hồi và bảo vệ chức năng hô hấp như BoniDetox.
Như vậy, yếu tố gia đình sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh hen suyễn. Nếu thuộc nhóm đối tượng nhạy cảm, bạn nên xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, hạn chế tiếp xúc với các dị nguyên, bảo vệ sức khỏe bản thân thật tốt để phòng tránh bệnh khởi phát. Cảm ơn các bạn!
XEM THÊM: