Bệnh hen suyễn có nguy hiểm không? Những con số đáng báo động

Nội dung chính

 

   Nhiều người nghĩ rằng bệnh hen suyễn (hay còn gọi là hen phế quản) chỉ ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt của người bệnh chứ hoàn toàn không nguy hiểm. Bài viết dưới đây sẽ đưa ra cho các bạn những con số để chứng minh bệnh hen suyễn có nguy hiểm không?

 

Bệnh hen suyễn – hen phế quản có nguy hiểm không?

 

Dấu hiệu nhận biết bệnh hen suyễn (hen phế quản)

   Hen suyễn hay còn gọi là hen phế quản. Đây là bệnh viêm mãn tính của đường hô hấp. Bệnh xảy ra khi đường thở bị viêm nhiễm, sưng phù, tiết dịch nhầy, co thắt khi gặp các chất kích thích gây cản trở không khí đi vào phổi khiến bệnh nhân bị thiếu oxy, khó thở. Khi tình trạng phù nề trở nên nghiêm trọng, đường dẫn khí sẽ ngày càng thu hẹp vào. Lúc này người bệnh sẽ phải đối diện với tình trạng khò khè và khó thở vô cùng khó chịu.

   Các dấu hiệu để nhận biết bệnh hen suyễn (hen phế quản); Cơn hen suyễn có thể khởi phát một cách rầm rộ, đột ngột hoặc cũng có thể diễn tiến từ từ và sau sẽ nặng dần. Những triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân hen phế quản cấp tính là:

  • Khó thở: người bệnh thường bị ngộp, không thở được, không đủ hơi để thở. Khi khó thở nhiều, người bệnh còn có triệu chứng hốt hoảng, nói câu ngắn hoặc từng từ, toát vã mồ hôi,…
  • Khò khè: là tiếng rít đi kèm với nhịp thở, thường nghe thấy khi bệnh nhân hen suyễn thở ra. Đây là biểu hiện thường gặp nhất của cơn hen suyễn cấp tính.
  • Ho: thường đi kèm với triệu chứng khó thở, chủ yếu xảy ra vào thời điểm nửa đêm về sáng hoặc khi người bệnh làm việc gắng sức. Cũng có trường hợp người bệnh hen phế quản chỉ có triệu chứng ho nên việc chẩn đoán bệnh vì thế mà gặp nhiều khó khăn.
  • Nặng ngực: người bệnh có cảm giác như có vật nặng đè lên ngực. Đây cũng là một biểu hiện khác của tình trạng khó thở.
  • Hơi thở rất nhanh và gấp: Đây là dấu hiệu đặc trưng của bệnh hen suyễn. Triệu chứng này sẽ nặng hơn khi người bệnh vận động nhiều như leo cầu thang, chạy bộ, tập thể dục..
  • Mặt nhợt nhạt, mồ hôi: người bệnh sẽ có dấu hiệu mặt nhợt nhạt, ra mồ hôi, mệt mỏi khi cơ thể không được cung cấp đủ lượng oxy.

   Đó là những triệu chứng giúp chẩn đoán hen suyễn, tuy nhiên để chính xác hơn nữa thì cần những chẩn đoán chuyên sâu. Việc chẩn đoán hen hiện tại rất dễ dàng và có thể phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm bằng những máy móc trang thiết bị hiện đại. Thông thường các bác sĩ hô hấp sẽ chỉ định bệnh nhân thực hiện các kiểm tra để chẩn đoán hen như sau:

       Bước 1: Chỉ định chụp phim phổi để loại trừ lao. Do lao phổi hiện nay rất phổ biến tại Việt Nam.

       Bước 2: Làm các kiểm tra thăm dò chức năng hô hấp.Thông thường bệnh nhân sẽ được bác sĩ chỉ định đo Hô Hấp Ký có thử thuốc giãn phế quản để khảo sát xem đường thở có bị tắc nghẽn hay không.

       Bước 3: Riêng trẻ em dưới 5 tuổi và người già sẽ được chỉ định làm dao động xung ký vì người bệnh không phải gắng sức như hô hấp ký.

   Ngoài ra bệnh nhân có thể được đo Nitric oxide trong hơi thở. Đối với người bị viêm đường dẫn khí do hen thì Nitric oxide sẽ rất cao, thông thường đối với người lớn lượng Nitric oxide >50 ppb, đối với trẻ em nếu Nitric oxide >35 ppb thì sẽ giúp xác định hen.

 

Chụp phim phổi cho bệnh nhân nghi ngờ hen suyễn để loại trừ bệnh lao

 

Bệnh hen suyễn (hen phế quản) có nguy hiểm không?

Những con số đáng báo động

–     Hen là một bệnh hô hấp mạn tính phổ biến đang có xu hướng gia tăng trong những thập niên qua, đặc biệt các nước có thu nhập thấp và trung bình và uớc tính sẽ ảnh hưởng đến khoảng 339 triệu người trên toàn Thế giới chiếm 4% -14% dân số các nước. Tại các nước Châu Á – Thái Bình Dương > 6% người lớn và >10% trẻ em.

–     Theo tổ chức Y tế Thế giới (WHO) uớc tính đến năm 2025, số người bệnh hen lên tới 400 triệu người. Tỷ lệ mắc bệnh hen phế quản tăng nhanh chóng tại nhiều nước từ năm 1980, trung bình tứ 10% – 12% trẻ dưới 15 tuổi và 6% – 8% ở người lớn.

–     Hàng năm, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã ước tính có khoảng 250.000 người trên thế giới tử vong do bệnh hen.

–     Tại Việt Nam,  tỷ lệ mắc hen phế quản ở người trưởng thành Việt Nam là 4,1% nhưng chỉ có 29,1% trong số này được điều trị bằng liệu pháp dự phòng hen. Tỷ lệ mắc bệnh hen cao nhất là ở nhóm người trên 80 tuổi (11,9%), thấp nhất ở nhóm 21 – 30 tuổi (1,5%). Đây là số liệu được nêu trong Báo cáo “Dịch tễ học và tình hình kiểm soát hen phế quản ở người trưởng thành Việt Nam năm 2010”.

–     Hen phế quản gây lãng phí khoảng 15 triệu năm cuộc sống và khoảng 1% tổng gánh nặng bệnh tật. Chi phí cho điều trị bệnh hen phế quản bằng cả hai căn bệnh là lao và HIV/AIDS cộng lại. Tỷ lệ tử vong do hen hiện nay chỉ đứng sau ung thư.

Và theo nhận định của các chuyên gia thì tỷ lệ mắc hen phế quản sẽ ngày càng cao, bởi vì một trong những nguyên nhân chính dẫn tới hen suyễn đó là do các tác nhân như khói thuốc lá, môi trường ô nhiễm, hóa chất độc hại, bụi nghề nghiệp… đang ngày càng phát triển rầm rộ. Chúng tấn công đường hô hấp khiến phổi bị nhiễm độc nặng, nếu để lâu ngày không có biện pháp giải độc phổi thì sẽ gây nên bệnh hen suyễn. Khi đã bị bệnh hen rồi, sự kích động về tâm lý như sợ hãi, lo âu, giận dữ… làm căng thẳng thần kinh, đều có thể làm cho bệnh nặng hơn. Khi lên cơn mà không được cứu chữa kịp thời, bệnh nhân có thể chết.

 

Tỷ lệ tử vong do hen suyễn chỉ đứng sau ung thư

 

Biến chứng đoạt mạng của bệnh hen suyễn

 Nếu kiểm soát cơn hen không hiệu quả, lâu dài bệnh hen sẽ gây ra nhiều biến chứng khác nhau, làm suy giảm sức khỏe, ảnh hưởng đến chất lượng sống người bệnh – là một trong nguyên nhân trực tiếp gây nên tỷ vong ở bệnh hen phế quản. Các biến chứng bệnh nhân thường gặp phải như:

–     Suy hô hấp cấp tính xảy ra trong những trường hợp có cơn hen phế quản ác tính, trực tiếp đe dọa đến tính mạng của người bệnh .

–     Tràn khí màng phổi xảy ra do trong cơn hen phế quản có một số phế nang bị căng đầy không khí vở ra, khí thoát vào màng phổi.

–     Nhiễm khuẩn phế quản thường gặp ở những bệnh nhân bị hen phế quản nặng, có cơn hen phế quản kéo dài.

–     Các ổ tổn thương nhu mô phổi được phát hiện bằng phim chụp X-quang, biến chứng này có thể do nguyên nhân vi khuẩn hoặc virút, cũng có thể là do một thâm nhiễm với tình trạng tăng bạch cầu ưa axít trong máu.

–     Biến chứng biến dạng lồng ngực có thể gặp trong các trường hợp bị hen phế quản từ lúc còn nhỏ

–     Biến chứng suy hô hấp mạn tính có thể dẫn đến suy tim do bệnh phổi, nếu một phế quản bệnh nhân bị tắc nghẽn nặng, người bệnh luôn luôn tím tái, khó thở và sau đó tim bị suy với các triệu chứng phù, đi tiểu ít, gan to… và bệnh nhân dễ bị tàn phế; biến chứng này thường gặp ở những người lớn tuổi, bị bệnh hen phế quản lâu năm nhưng không được điều trị chu đáo.

 

Lời khuyên của chuyên gia giúp người bệnh tự chăm sóc mình

Sau đây là một số lời khuyên của chuyên gia giúp người bệnh tự chăm sóc bản thân, kiểm soát tốt bệnh hen suyễn (hen phế quản) đó là:

–     Không để các chất có mùi lạ trong nhà, nhất là trong phòng ngủ, nơi làm việc.

–     Tránh không dùng gối lông. Thay gối lông bằng gối tổng hợp

–     Không hút thuốc

–     Tránh những nơi có phấn hoa

–     Khi ra ngoài trời nên quấn khăn che mũi, miệng nhất là khi trời lạnh để sưởi ấm không khí trước khi vào đường hô hấp

–     Nếu đang làm việc, thấy khó thở phải ngưng làm việc ngay

–     Khi lên cơn hen không được nằm, phải ngồi dậy

–     Các loại thuốc cắt cơn hen phải luôn mang theo bên mình.

   Nguyên nhân chủ yếu gây bệnh hen suyễn như chúng ta đã đề cập ở trên (hen phế quản) là do nhiễm độc phổi. Vì thế để giúp phòng ngừa và kiểm soát tốt bệnh hen phế quản thì quan trọng là người bệnh phải có biện pháp giúp giải độc phổi và bảo vệ phổi khi bị các tác nhân gây bệnh tấn công.

Các chuyên gia khuyên bạn nên sử dụng BoniDetox – sản phẩm của Mỹ có thành phần 100% thảo dược giúp giaỉ quyết vấn đề trên:

–     Thứ nhất: BoniDetox giúp tác động tới căn nguyên gây bệnh đó là nhiễm độc phổi nhờ thành phần chứa những thảo dược có tác dụng giải độc phổi rất tốt như: hoàng cầm, xuyên tâm liên, cam thảo ý, lá ô liu: Làm tăng khả năng giải độc phổi khi bị các tác nhân gây bệnh tấn công, làm sạch phổi, giảm sự tích lũy chất độc trong phổi, rất hiệu quả trong việc phục hồi chức năng phổi bị tổn thương do các chất ô nhiễm trong không khí.

–     Thứ hai: BoniDetox giúp bảo vệ phổi trước sự tấn công của các tác nhân gây bệnh là khói thuốc lá, bụi mịn, ô nhiễm không khí, hóa chất độc hại, vi khuẩn và virus từ môi trường nhờ các thảo dược cúc tây và xuyên bối mẫu

–     Ngoài ra một số thành phần khác trong BoniDetox còn giúp giảm nhanh triệu chứng ho, đờm nhiều, do đó giúp giảm tắc nghẽn, khó thở.như tỳ bà diệp, lá bạch đàn, bồ công anh. Đặc biệt Fucoidan chiết xuất từ tảo biển giúp ngăn ngừa được biến chứng của sự nhiễm độc phổi đó là đột biến tế bào gây ung thư phổi.

 

 

Thành phần của BoniDetox

 

An toàn, không tác dụng phụ

–     Với thành phần 100% thảo dược thiên nhiên nên BoniDetox cực kỳ an toàn.

–     BoniDetox được sản xuất bởi hệ thống máy móc sử dụng công nghệ microfluidizer – công nghệ siêu nano, một trong những công nghệ tiên tiến hiện đại bậc nhất thế giới.  So với các phương pháp thông thường, công nghệ microfluidizer có độ tinh khiết rất cao, loại bỏ được hết nguồn ô nhiễm, sinh khả dụng cao hơn, hấp thu và tác dụng tốt hơn, hạn sử dụng kéo dài hơn và đặc biệt an toàn không tác dụng phụ.

 

Cảm nhận của người bệnh sau khi sử dụng BoniDetox

   Cô Đặng Thị Bích Dư ( 58 tuổi), đội 8, Nghĩa Tân, Nghĩa Hưng, Nam Định

   Cô bị hen phế quản cách đây 5 năm, mặc dù đã dùng cả thuốc uống và thuốc xịt nhưng cơn hen vẫn liên tục tái phát. Mỗi lần lên cơn là tự nhiên thấy ngứa cổ rồi ho sặc sụa, tức ngực, cố gắng rít thật sâu mà vẫn không thở nổi, da dẻ tím tái hẳn. Vậy mà từ ngày dùng BoniDetox cô đã hết hẳn cơn hen, người khỏe mạnh, da dẻ hồng hào. Cô ngủ một mạch cả đêm mà không bị một cơn thở khò khè nào. Dù có đi đâu hay thay đổi thời tiết đi chăng nữa cô cũng không hề bị tái phát.

   Như vậy bài viêt trên đã giúp bạn có câu trả lời bệnh hen suyễn – hen phế quản có nguy hiểm không, nếu vẫn còn thắc mắc, hãy liên hệ với dược sỹ của chúng tôi qua số điện thoại 1800 1044 – 1800.1044 – 0984 464 844.

 

 

XEM THÊM:

360.000

    Đặt hàng online





    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

    Báo chí nói về chúng tôi

    ĐĂNG KÝ TƯ VẤN
    Hotline: 1800 1044
    tích điểm nhân quà