Bệnh hen suyễn nguy hiểm như thế nào? Bí kíp “vàng” dành cho bệnh nhân hen suyễn

Nội dung chính

 

   Khi nhắc đến bệnh hen suyễn, nhiều người nghĩ đơn giản bệnh chỉ gây ảnh hưởng đến sinh hoạt và phải dùng thuốc thường xuyên. Thế nhưng nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, hen suyễn sẽ gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tính mạng của con người. Vậy cụ thể bệnh hen suyễn nguy hiểm như thế nào? Để giải đáp thắc mắc này và tìm hiểu về các biện pháp giúp kiểm soát cơn hen tối ưu nhất, các bạn đừng bỏ lỡ bài viết dưới đây nhé!

 

Bệnh hen suyễn nguy hiểm như thế nào?

 

Dấu hiệu nhận biết bệnh hen suyễn

   Hen suyễn (hay còn gọi là hen phế quản) là một bệnh lý đường hô hấp được đặc trưng bởi tình trạng viêm đường dẫn khí mãn tính, có thể gặp ở cả trẻ em và người lớn. Tình trạng viêm này sẽ nặng lên khi tiếp xúc với các dị nguyên, khi thay đổi thời tiết hoặc nhiễm vi khuẩn, virus… khiến đường thở bị co thắt và không khí đi vào phổi bị cản trở, gây ra các triệu chứng ảnh hưởng nhiều đến đời sống sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Các triệu chứng này cũng chính là dấu hiệu nhận biết bệnh hen suyễn. Cụ thể là:

 – Thở khò khè: Tiếng thở bất thường có âm sắc rít cao được tạo ra khi bạn thở, và nghe rõ nhất khi thở ra hoặc khi người bệnh gặp lạnh.

 – Khó thở: Tần suất cơn khó thở xuất hiện về đêm nhiều hơn ban ngày, và trong cơn khó thở thường có tiếng ran rít, ran ngáy rải rác.

 – Thở nhanh, thở dốc: Triệu chứng này thường nặng hơn khi người bệnh vận động nhiều như: Leo cầu thang bộ, chạy bộ, tập thể dục…

 Cảm giác bóp nghẹn hoặc đau ngực.

 – Ho và khạc đờm: Thường xuất hiện vào cuối cơn hen.

 

Đau ngực, khó thở là những dấu hiệu nhận biết bệnh hen suyễn

 

   Các triệu chứng này thường xuất hiện đột ngột, hay tái phát khi gặp các dị nguyên và giảm đi khi dùng thuốc điều trị hen suyễn. Nếu không kiểm soát bệnh tốt, bệnh sẽ tiến triển theo hướng tiêu cực và gây ra những biến chứng vô cùng nguy hiểm, thậm chí là đe dọa tính mạng của người bệnh.

 

Bệnh hen suyễn nguy hiểm như thế nào?

   Hen suyễn hiện đang là một vấn đề sức khỏe được cả thế giới quan tâm và là một bệnh lý có xu hướng gia tăng trong những thập niên qua, đặc biệt là các nước có thu nhập thấp và trung bình.

   Theo báo cáo của Tổ chức hành động vì bệnh nhân hen toàn cầu (GINA), năm 2018 thế giới có khoảng 339 triệu người mắc hen. Bình quân mỗi ngày có khoảng 1000 người tử vong vì bệnh hen.

   Tại Việt Nam, tỷ lệ mắc hen suyễn ở người trưởng thành là 4,1% và ở trẻ em tỷ lệ này là 4-8%, tương đương với 4 triệu người mắc bệnh và khoảng 3000 trường hợp tử vong do hen mỗi năm. 

 

Tỷ lệ trẻ em mắc bệnh hen suyễn ở Việt Nam là một con số không hề nhỏ

 

   Các chuyên gia lý giải tỷ lệ tử vong do bệnh hen suyễn cao như vậy là do hen suyễn là một bệnh lý mãn tính nếu không được điều trị sớm và kiểm soát bệnh tốt, sẽ gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm chết người. Vậy các biến chứng nguy hiểm đó là gì?

 

Các biến chứng nguy hiểm “đe dọa tính mạng” của bệnh nhân hen suyễn

   Dưới đây là các biến chứng thường gặp ở bệnh hen suyễn:

Biến dạng lồng ngực

   Biến chứng này thường xuất hiện ở những người bệnh hen suyễn từ nhỏ. Sự tắc nghẽn kéo dài vừa gây khó thở vừa gây tích tụ khí trong lồng ngực của trẻ. Khi trẻ lớn lên, trưởng thành, lồng ngực sẽ bị biến dạng. Thay vì lồng ngực kéo dài ra thì lồng ngực của trẻ bị hen suyễn sẽ căng tròn, lồng ngực nở rộng ở phía trước, xương ức cũng bị nhô ra phía trước.

   Khi lồng ngực bị biến dạng sẽ khiến xương ức chèn ép lên phổi và tim làm giảm khả năng hoạt động mạnh như thể dục thể thao, viêm đường hô hấp, tim đập mạnh, nhanh…

 

Biến chứng biến dạng lồng ngực của bệnh hen suyễn

 

Tâm phế mạn

   Phổi bị tổn thương lâu ngày sẽ làm xơ cứng thành mạch máu của mao mạch phổi kéo theo tăng áp lực động mạch phổi. Từ đó, tim phải tăng sức co bóp bơm máu lên phổi, về sau thành cơ tim sẽ giãn dần và dẫn đến suy tim phải với các biểu hiện: Khó thở khi gắng sức, tĩnh mạch cổ nổi, gan to,…

Nhiễm khuẩn hô hấp

   Đường thở bị tắc nghẽn, đờm nhầy tiết ra nhiều là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển gây ra tình trạng nhiễm khuẩn hô hấp tái phát nhiều lần. Không chỉ vậy, tình trạng nhiễm khuẩn hô hấp còn tác động ngược lại khiến các triệu chứng của bệnh hen nặng hơn: Khó thở tăng, nhiều đờm, có thể là đờm vàng hoặc đờm xanh.

Tràn khí màng phổi, tràn khí trung thất

   Có khoảng 5% bệnh nhân hen phế quản mãn tính gặp biến chứng tràn khí màng phổi, tràn khí trung thất. Nguyên nhân là do khí bị ứ lại trong lồng ngực, sự đàn hồi của các phế nang giảm dần theo thời gian nên khi phải làm việc gắng sức hoặc ho mạnh, thành phế  nang dễ bị bục vỡ và khí bị thoát vào màng phổi. Đây là một trong những biến chứng dễ gây tử vong nhất ở bệnh nhân hen suyễn.

 

Biến chứng tràn khí màng phổi, tràn khí trung thất

 

Suy hô hấp

    Khi các cơn hen cấp mức độ nặng hoặc hen ác tính không được kiểm soát tốt sẽ có nguy cơ gây suy hô hấp. Đây là một trong những nguyên nhân gây hôn mê, tử vong đột ngột của bệnh hen suyễn. 

   Ngoài ra, người bệnh hen suyễn còn có thể gặp các biến chứng khác như: Xẹp phổi, khí phế thũng… nếu không kiểm soát tốt.

   Bệnh hen suyễn không chỉ gây ra các triệu chứng bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe và đời sống sinh hoạt của người bệnh mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm. Chính vì thế, người bệnh hen suyễn cần tuyệt đối tuân theo phác đồ điều trị của các bác sĩ. Lưu ý rằng, người bệnh hen suyễn phải luôn mang thuốc theo bên mình.

   Bệnh hen suyễn là bệnh mãn tính, hiện nay chưa bất kỳ phương pháp nào chữa khỏi hoàn toàn. Hơn nữa, việc phải thường xuyên tiếp xúc với không khí có chất lượng được đánh giá ở mức thấp như ở Việt Nam, hoặc khói thuốc lá… khiến phổi bị nhiễm độc sẽ khiến tình trạng bệnh hen suyễn ngày càng trở nên trầm trọng hơn và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

   Do đó, ngoài việc tuân theo phác đồ điều trị của bác sĩ, người bệnh cần áp dụng các biện pháp giúp bảo vệ phổi trước các tác nhân gây bệnh và giải độc phổi, loại bỏ các độc tố tích tụ trong phổi.

 

Biện pháp bảo vệ phổi và giải độc phổi tối ưu cho người bệnh hen suyễn

Biện pháp bảo vệ phổi

   Người bệnh nên bảo vệ mình trước sự ô nhiễm của môi trường bằng cách:

– Bỏ thuốc lá, tránh xa khói thuốc.

– Sử dụng các máy lọc không khí có chức năng lọc bụi mịn tại nhà. Thường xuyên lau dọn nhà cửa.

– Sử dụng khẩu trang đạt tiêu chuẩn mỗi khi ra ngoài.

 

Đeo khẩu trang khi ra ngoài đường giúp bảo vệ phổi

 

Biện pháp giải độc phổi

    Giải độc phổi là dùng các biện pháp giúp làm sạch, loại bỏ các độc tố tích tụ trong phổi, bảo vệ tế bào phổi đồng thời phục hồi những tế bào phổi bị tổn thương.

     Giải độc phổi có ý nghĩa rất lớn đối với người bệnh hen suyễn. Như chúng ta đã thấy, các độc tố tích tụ trong phổi lâu ngày khiến phổi bị nhiễm độc là yếu tố thúc đẩy bệnh tiến triển xấu đi, tăng tần suất xuất hiện và mức độ nghiêm trọng trong mỗi cơn hen. Chính vì vậy, giải độc phổi là việc rất cần thiết đối với bệnh hen suyễn.

   Một trong những sản phẩm giúp giải độc phổi hiệu quả cho bệnh nhân hen suyễn đã và đang được nhiều người tin tưởng lựa chọn chính là BoniDetox đến từ Mỹ.

 

BoniDetox – Bí kíp “vàng” giúp giải độc phổi dành cho bệnh nhân hen suyễn

 

BoniDetox – Bí kíp “vàng” giúp giải độc phổi dành cho bệnh nhân hen suyễn

    BoniDetox là sự kết hợp giữa nhiều thảo dược khác nhau giúp giải độc và làm sạch phổi, giúp phổi luôn khỏe mạnh, từ đó giúp giảm tần suất và mức độ nặng của cơn hen. Đó là:

Chiết xuất Cúc tây: Giúp bảo vệ phổi trước sự tấn công của các yếu tố gây bệnh nhờ tăng cường hoạt động của các đại thực bào phế nang. Các đại thực bào có vai trò phát hiện, bắt giữ và phá hủy các bụi bẩn, vi khuẩn, độc tố từ môi trường.

Xuyên tâm liên, Cam thảo Ý, Lá oliu: Giúp giải độc cho phổi, phục hồi chức năng phổi bị tổn thương, tăng cường chống oxy hóa…

Baicalin từ Hoàng cầm: Baicalin có công dụng rất hiệu quả trong việc giúp phục hồi chức năng phổi bị tổn thương (do khói thuốc lá hoặc ô nhiễm, hóa chất độc hại, vi khuẩn, virus…)

Lá bạch đàn, Bồ công anh, Tỳ bà diệp: Giúp giãn phế quản, giảm ho, long đờm, chống viêm kháng khuẩn, làm thông thoáng đường thở. Từ đó giúp giảm nhanh các triệu chứng và tổn thương, góp phần ngăn chặn cơn hen phế quản.

Fucoidan từ tảo nâu: Giúp tăng cường hoạt động của tế bào tiêu diệt tự nhiên NK – tế bào có khả năng nhận diện và tiêu diệt tế bào đột biến gen (tế bào ung thư), từ đó giúp phòng ngừa nguy cơ ung thư phổi.  

 

 

Cơ chế tác dụng đột phá của BoniDetox

 

   Nhờ các thành phần trên, BoniDetox không những giúp giảm tần suất và mức độ các cơn hen suyễn, ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm mà còn giúp lá phổi khỏe mạnh vì được bảo vệ, phục hồi, nâng cao chức năng một cách toàn diện.

 

BoniDetox được chuyên gia đánh giá cao

   Ths.Bs Hoàng Khánh Toàn, trưởng khoa Đông y, bệnh viện Quân đội Trung Ương 108  cho biết: “Thảo dược mang đến cho con người những tác dụng mà đến nay công nghệ hóa dược cũng chưa thể làm được. Và để giải độc phổi an toàn, hiệu quả nhất thì dùng thảo dược là lựa chọn đúng đắn. Tổng hợp các kết quả nghiên cứu trên toàn thế giới, Hoàng cầm (chứa hàm lượng cao Baicalin), xuyên tâm liên, xuyên bối mẫu, cúc tây, lá oliu hay loài cam thảo Italia là những thảo dược có tác dụng rất tốt cho lá phổi. Hiện nay, các loại thảo dược này đã được nghiên cứu và kết hợp trong sản phẩm BoniDetox của Mỹ”.

     “Tôi đánh giá rất cao sản phẩm này, không chỉ bởi thành phần và tác dụng rất toàn diện mà còn ở công nghệ bào chế Microfluidizer. Công nghệ này sẽ giúp các thảo dược đó phát huy hiệu quả tốt hơn rất nhiều so với việc sắc uống hay dùng các các phương pháp bào chế thông thường. Thực tế cho thấy, các bệnh nhân mắc các bệnh lý đường hô hấp, trong đó có bệnh hen suyễn khi dùng BoniDetox đều cho hiệu quả rất tốt”.

 

BoniDetox được đông đảo người bệnh hen suyễn tin dùng

   Viên uống thảo dược BoniDetox đã trở thành “vị cứu tinh” cho rất nhiều bệnh nhân mắc các bệnh lý liên quan đến hô hấp, đặc biệt là bệnh hen suyễn. Dưới đây là phản hồi của khách hàng đã sử dụng sản phẩm:

Cô giáo Đặng Thị Bích Dư (58 tuổi), đội 8, Nghĩa Tân, Nghĩa Hưng, Nam Định

 

Cô giáo Đặng Thị Bích Dư (58 tuổi)

 

  “Thời gian đầu, khi đun bếp than tổ ong cô thường bị khó thở, cảm giác bó nghẹt lồng ngực, nhưng cô chủ quan không đi chữa trị gì. Rồi dần dần, tần suất cơn khó thở tăng lên 6-7 lần trong ngày. Mỗi lần lên cơn là tự nhiên thấy ngứa cổ rồi ho sặc sụa, tức ngực, cố gắng rít thật sâu mà vẫn không thở nổi, da dẻ tím tái hẳn. Bác sĩ kết luận bị hen suyễn và kê thuốc cho cô, nói lúc nào cũng mang thuốc bên người, đeo khẩu trang khi ra đường, không dùng bếp than tổ ong nữa. Nhiều lần cô còn phải nhập viện vì ngất lịm đi khi gắng sức làm việc. Cô mệt mỏi vô cùng.”

   “Rồi BoniDetox xuất hiện, cuộc đời cô như bước sang một trang mới. Sau độ 1 tháng thì hiệu quả rõ rệt hơn nhiều, nếu ở nhà thì cô không bị cơn hen nào nữa, thở bình thường, chỉ khi đi ngoài đường hít bụi hay ngửi mùi bếp than thì cô mới thấy khó thở nhẹ, không còn cảm giác không thở nổi, bó nghẹt lồng ngực như trước nữa. Thấy cải thiện tốt, cô kiên trì dùng 3 tháng thì dù có đi đâu hay thay đổi thời tiết đi chăng nữa cô cũng không hề bị tái phát. Cô vẫn cẩn thận mang theo thuốc xịt bên người cho yên tâm, nhưng lâu lắm chẳng phải dùng tới nó. Cô dùng BoniDetox đến nay cũng được 1 năm rồi, chưa gặp bất kỳ tác dụng phụ nào, đã thế da dẻ còn hồng hào hơn trước. Cô mừng lắm!”

   Mong rằng bài viết trên đã giúp bạn đọc có được lời giải đáp cho câu hỏi “Bệnh hen suyễn nguy hiểm như thế nào?”, đồng thời biết được giải pháp BoniDetox giúp giải độc phổi, giảm tần suất và mức độ  các cơn hen, ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm của bệnh lý này. Nếu có bất kỳ băn khoăn gì, mời bạn vui lòng gọi điện lên tổng đài miễn cước 1800.1044 (trong giờ hành chính) để được các dược sĩ đại học tư vấn miễn phí. Cảm ơn các bạn!

   

XEM THÊM:

 

 

360.000

    Đặt hàng online





    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

    Báo chí nói về chúng tôi

    ĐĂNG KÝ TƯ VẤN
    Hotline: 1800 1044
    tích điểm nhân quà