Bệnh phổi kẽ: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Nội dung chính

 

   Bệnh phổi kẽ là thủ phạm dẫn đến xơ hóa phổi, làm giảm chức năng hô hấp nếu không được điều trị kịp thời. Điều đáng ngại là căn bệnh này lại có triệu chứng tương đối giống các bệnh hô hấp khác nên thường bị bỏ qua. Chính vì vậy, bài viết dưới đây sẽ mang đến thông tin chi tiết nhất của bệnh phổi kẽ, mời các bạn cùng tìm hiểu!

 

Thế nào là bệnh phổi kẽ?

 

Thế nào là bệnh phổi kẽ?

   Bệnh phổi kẽ (interstitial lung disease – ILD) hay bệnh nhu mô phổi lan tỏa (diffuse parenchymal lung disease -DPLD) là tên gọi chung của nhóm bệnh gây tổn thương tổ chức kẽ của phổi.

   Tổ chức này bao gồm biểu mô phế nang, biểu mô mao mạch phổi, màng nền, tổ chức quanh mạch máu và quanh hệ lympho.

   Ở người bình thường, khi phổi bị tổn thương do nguyên nhân nào đó, các tổ chức có nhiệm vụ sửa chữa sẽ được kích hoạt, tiến hành làm lành lại. Thế nhưng với bệnh phổi kẽ, quá trình sửa chữa đó gặp vấn đề, gây sẹo và tăng độ dày bất thường ở tổ chức quanh phế nang. Hậu quả là màng phế nang mao mạch dày lên, xơ hóa, khiến hoạt động hô hấp gặp khó khăn.    

   Bệnh phổi kẽ thường gặp ở nữ giới và có nhiều nguyên nhân khác nhau.

 

Nguyên nhân gây bệnh phổi kẽ

   Nguyên nhân gây bệnh phổi kẽ rất đa dạng, được chia thành các nhóm như sau:

  • Nhóm bệnh phổi kẽ có nguyên nhân cụ thể:
  • Do phơi nhiễm các chất độc hại: Bệnh bụi phổi silic, bụi phổi Amiang, bụi than…
  • Nhiễm khuẩn: Viêm phổi không điển hình, lao phổi, viêm phổi do pneumocystis…
  • Do thuốc tây y: Thuốc kháng sinh, thuốc điều trị bệnh khớp, thuốc chữa ung thư, nhóm thuốc statin…
  • Bệnh tổ chức liên kết: Viêm đa rễ thần kinh, viêm cơ bì, xơ cứng bì hệ thống, xơ hệ thống, lupus ban đỏ hệ thống, bệnh thấp khớp…

 

Bệnh lupus ban đỏ hệ thống có thể dẫn đến bệnh phổi kẽ

 

  • Nhóm bệnh phổi kẽ không rõ nguyên nhân:
  • Viêm phổi kẽ vô căn.
  • Xơ phổi kẽ vô căn.
  • Hội chứng Hamman-Rich.

 

Các triệu chứng bệnh phổi kẽ

   Triệu chứng lâm sàng của bệnh phổi kẽ chủ yếu là khó thở tăng dần khi gắng sức, nặng ngực, ho khan… Các triệu chứng này không điển hình, dễ nhầm lẫn với các bệnh phổi mãn tính khác.

   Ngoài ra, bệnh nhân còn có thể xuất hiện các biểu hiện khác như ho ra máu, đau khớp và ngón tay dùi trống.

 

Các dạng bệnh phổi kẽ thường gặp

   Cho đến nay, các chuyên gia thống kê có khoảng 180 loại bệnh phổi kẽ khác nhau nhưng thường gặp nhất là:

Viêm phổi tăng cảm

   Bệnh xuất hiện do hít phải bụi hữu cơ trong thời gian dài, khiến phản ứng miễn dịch gặp vấn đề và gây tổn thương khoảng kẽ.

   Tùy mức độ và thời gian khởi phát mà bệnh viêm phổi tăng cảm được chia thành các thể như sau:

  • Thể cấp tính: Đây là thể phổ biến nhất với các biểu hiện như sốt, ớn lạnh, buồn nôn, mệt mỏi và khó thở, dễ nhầm lẫn với bệnh lý nhiễm trùng. Việc điều trị bệnh chủ yếu là điều trị triệu chứng, đồng thời ngừng tiếp xúc với tác nhân gây bệnh. Thông thường, bệnh sẽ tự hết sau khoảng 12 giờ hoặc vài ngày. Thế nhưng, nếu bệnh nhân tiếp xúc lại với các bụi hữu cơ, bệnh sẽ có nguy cơ cao tái phát.

 

Thể cấp tính của viêm phổi tăng cảm có biểu hiện sốt, ớn lạnh

 

  • Thể bán cấp: Là thể có tốc độ tiến triển bệnh từ từ với các biểu hiện như ho có đờm, mệt mỏi, khó thở, sụt cân. Biện pháp điều trị thường là sử dụng thuốc tây y. Trong khi chữa trị, nếu bạn ngừng tiếp xúc với tác nhân gây bệnh thì có thể khỏi hoàn toàn sau vài tuần tới vài tháng.
  • Thể mãn tính: Viêm phổi tăng cảm thể mãn tính thường có triệu chứng ho đờm, khó thở, mệt mỏi, sụt cân và ngón tay dùi trống. Việc điều trị chủ yếu sử dụng corticoid.

Viêm phổi tăng bạch cầu ái toan

   Đây là tình trạng tăng bạch cầu ái toan xảy ra trong nhu mô phổi do một số nguyên nhân sau:

  • Cơ thể nhiễm độc từ vết đốt bọ cạp, muối nhôm, nhiễm kim loại, sử dụng ma túy, hít phải chất hữu cơ trong quá trình sản xuất cao su.
  • Thuốc tây y: Chủ yếu là nhóm NSAID và kháng sinh.
  • Hội chứng Loeffler do nhiễm ấu trùng giun đũa: Nó di chuyển vào máu đến phế nang trước khi xuống ruột non. Ấu trùng thường khu trú ở đỉnh phổi gây tổn thương các mô với triệu chứng: Ho khan, cảm giác nóng sau xương ức, bồn chồn khó chịu, có thể bị sốt, ho ra máu lẫn đờm, khó thở, thở khò khè,… Việc điều trị bệnh do nguyên nhân này thường là giảm triệu chứng và dùng thuốc tẩy giun.
  • Hội chứng Churg-Strauss: Đặc trưng bởi tình trạng viêm xoang, hen phế quản và tăng bạch cầu ái toan máu ngoại vi.

Xơ hóa phổi vô căn

   Xơ hóa phổi vô căn là bệnh phổi kẽ không rõ nguyên nhân với đặc điểm viêm khoảng kẽ lan tỏa và xơ hóa phổi.

 

Hình ảnh xơ hóa phổi

 

   Bệnh này thường gặp ở người 50-70 tuổi. Các triệu chứng bao gồm khó thở tăng dần, da tím tái do thiếu oxy. Về lâu dài, xơ hóa phổi vô căn tiến triển thành tâm phế mạn, tăng áp động mạch phổi, suy tim nếu không được điều trị kịp thời.

   Thời gian sống của người bệnh thường dưới 5 năm.

Viêm phổi kẽ

   Viêm phổi kẽ hoặc các biến chứng tổn thương phổi khác như xơ phổi, phù phổi, co thắt phế quản, tràn dịch màng phổi,… đều có nguyên nhân chung là do thuốc tây gây ra.

   Một số loại thuốc gây viêm phổi kẽ bao gồm: Kháng sinh, hóa chất điều trị ung thư, thuốc ức chế miễn dịch, thuốc chữa viêm khớp…

   Dấu hiệu bệnh viêm phổi kẽ thường là khó thở, ho (ban đầu ho khan, sau có thể ho ra máu), thở rít, đau ngực. Ngoài ra, người bệnh còn xuất hiện tình trạng đau cơ, xương, mệt mỏi, đau khớp, sốt, phù, khô mắt, khô miệng, da nhạy cảm với ánh sáng,…

 

Cách điều trị bệnh phổi kẽ

   Cách điều trị bệnh phổi kẽ bao gồm:

  • Dùng thuốc: Bệnh nhân có thể được chỉ định sử dụng thuốc chống viêm hoặc chống xơ tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh.
  • Liệu pháp oxy: Giúp bệnh nhân hô hấp dễ dàng hơn, ngăn chặn hoặc giảm thiểu các biến chứng do nồng độ oxy trong máu thấp, cải thiện giấc ngủ.
  • Phẫu thuật: Áp dụng khi các phương pháp điều trị khác không hiệu quả.

   Tùy vào thể bệnh và mức độ nặng nhẹ mà bác sĩ sẽ chỉ định giải pháp điều trị phù hợp.

 

Biện pháp phòng ngừa bệnh phổi kẽ

   Thói quen sinh hoạt lành mạnh sẽ giúp bạn giảm nguy cơ mắc bệnh viêm phổi kẽ, cụ thể:

  • Bỏ thuốc lá và tránh xa khói thuốc.
  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, đủ dinh dưỡng, đủ lượng calo cần thiết cho nhu cầu của cơ thể.
  • Tiêm phòng cúm, viêm phổi.
  • Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao, phơi nắng mỗi ngày.
  • Đảm bảo chất lượng giấc ngủ, ngủ đủ giấc.

   Trên đây là những thông tin về bệnh phổi kẽ. Nhóm bệnh này có nhiều loại với nguyên nhân khác nhau. Muốn điều trị hiệu quả, bạn cần đi thăm khám sớm để được chẩn đoán chính xác ngay khi xuất hiện triệu chứng bất thường, từ đó có hướng khắc phục phù hợp.

 

XEM THÊM:

 

360.000

    Đặt hàng online





    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

    Báo chí nói về chúng tôi

    ĐĂNG KÝ TƯ VẤN
    Hotline: 1800 1044