Viêm phổi có lây không? Cách phòng ngừa bệnh viêm phổi

Nội dung chính

 

   Viêm phổi là một trong những bệnh nhiễm trùng hô hấp thường gặp, đặc biệt ở đối tượng người già và trẻ nhỏ. Đây cũng là một trong những bệnh lý có tỷ lệ tử vong cao tại Việt Nam. Điều này khiến không ít người lo lắng “Viêm phổi có lây không?”. Và làm cách nào để phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm này? Bài viết dưới đây sẽ trả lời cho bạn câu hỏi đó.

 

Viêm phổi có lây không?

 

Tìm hiểu chung về bệnh viêm phổi

   Viêm phổi là bệnh viêm nhiễm tại nhu mô phổi, bao gồm viêm phế nang, ống phế nang, túi phế nang,… Viêm phổi gây ra tình trạng tăng tiết dịch trong phế nang, khiến cho các túi khí này chứa đầy dịch và mủ.

   Bệnh nhân viêm phổi thường bị các triệu chứng sau:

  • Sốt cao đột ngột lên tới 39 – 40oC kèm theo ho khan trong những ngày đầu.
  • Ho khạc đờm: Vào những ngày đầu, bệnh nhân thường ho khan. Nhưng thời gian sau đó, họ sẽ ho có nhiều đờm mủ xanh hoặc vàng.
  • Đau tức ngực khu trú tại một vùng nhất định, đặc biệt khi thở sâu hoặc khi ho.
  • Khó thở: Người bệnh viêm phổi bị khó thở ở mức độ nhẹ và vừa, có xu hướng tăng dần theo từng ngày.

   Các nguyên nhân chính gây ra viêm phổi là:

  • Viêm phổi do vi khuẩn.
  • Viêm phổi do virus.
  • Viêm phổi do nấm.
  • Viêm phổi do hóa chất như thuốc lá.

   Vậy viêm phổi có lây không? Câu trả lời sẽ phụ thuộc vào loại viêm phổi bệnh nhân mắc phải.

 

Các loại viêm phổi có khả năng lây nhiễm

Viêm phổi do vi khuẩn

   Đây là loại viêm phổi phổ biến nhất, thường do phế cầu Streptococcus pneumoniae gây ra. Thông thường, phế cầu sau khi xâm nhập vào cơ thể sẽ cư trú ở vùng hầu họng của con người. Khi sức đề kháng của con người yếu đi, phế cầu khuẩn xâm nhập vào cuống phổi, gây viêm phổi. Nghiêm trọng hơn, phế cầu theo dịch viêm lan đến màng phổi hoặc màng tim gây đe dọa tính mạng con người.

 

Phế cầu là nguyên nhân thường gặp gây viêm phổi.

 

   Ngoài ra, một số vi khuẩn khác gây viêm phổi là: Listeria, Coli, Haemophilus Influenzae,…

   Viêm phổi do vi khuẩn thường có những triệu chứng bệnh rất nhanh và rầm rộ, kéo dài trong vài ngày như:

  • Sốt cao.
  • Ho nhiều có đờm, thậm chí đờm có thể lẫn máu.
  • Ớn lạnh, rét run.
  • Đau ngực, khó thở, thở nhanh.
  • Đổ mồ hôi.
  • Nặng hơn, bệnh nhân có thể bị lơ mơ, tím môi, tím đầu chi.

   Để chẩn đoán bệnh viêm phổi do vi khuẩn, bác sĩ sẽ thực hiện khám lâm sàng, khai thác bệnh sử, đo độ bão hòa oxy trong máu, chụp X – quang phổi, xét nghiệm,..

Viêm phổi do virus

   Viêm phổi do virus là loại viêm phổi phổ biến thứ hai chỉ sau viêm phổi do vi khuẩn.

   Một số chủng virus gây viêm phổi là:

  • Virus cúm: Influenza type A và influenza type B. Đây là loại virus gây viêm phổi phổ biến nhất ở người trưởng thành.
  • Virus hợp bào đường hô hấp RSV là nguyên nhân gây bệnh viêm phổi thường gặp ở trẻ em.
  • Coronavirus, Rhinovirus, Parainfluenza virus và Adenovirus.

   Triệu chứng viêm phổi do virus không có quá nhiều khác biệt so với viêm phổi do vi khuẩn. Tuy nhiên, việc điều trị bằng kháng sinh không có hiệu quả với loại viêm phổi này.

   Bác sĩ thường dựa vào thăm khám lâm sàng, xét nghiệm máu và chụp X – quang phổi để chẩn đoán.

 

Các loại viêm phổi không lây nhiễm

Viêm phổi do nấm

   Viêm phổi do nấm hiếm khi gặp ở người khỏe mạnh mà chỉ gặp ở bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch như suy dinh dưỡng, bệnh mãn tính HIV/AIDS. Lúc này,nếu bệnh nhân hít phải bào tử nấm thì rất dễ mắc bệnh.

   Một số nghề nghiệp có nguy cơ mắc viêm phổi do nấm cao là: nông dân, người làm vườn,..

   Viêm phổi do nấm có triệu chứng giống viêm phổi do các nguyên nhân khác.

Viêm phổi do hóa chất

   Bệnh nhân hít không khí từ ngoài môi trường có nhiễm hóa chất, hoặc hít phải các dịch tiết ra từ miệng hoặc dạ dày vào phổi. Ngoài những tổn thương ở phổi, các hóa chất còn có thể gây hại cho nhiều cơ quan khác.

  Tùy vào loại hóa chất đã hít phải, bệnh nhân sẽ có những triệu chứng rất khác nhau. Phương pháp điều trị cụ thể cũng phụ thuộc vào tình trạng của từng người bệnh.

 

Viêm phổi lây qua đường nào?

  Vậy là qua những phần trên, bạn đọc đã trả lời được câu hỏi “Viêm phổi có lây không?”. Viêm phổi do vi khuẩn và virus có tỷ lệ lây lan rất cao.

  Vậy viêm phổi thường lây qua đường nào?

  Có hai con đường lây nhiễm từ người sang người: Trực tiếp và gián tiếp.

Lây truyền trực tiếp qua đường hô hấp

   Vi khuẩn và virus tồn tại trong khoang miệng và tuyến nước bọt của bệnh nhân viêm phổi. Chúng có thể xâm nhập vào cơ thể người khỏe mạnh khi:

  • Giao tiếp, nói chuyện với người bệnh.
  • Tiếp xúc gần khi người bệnh ho hoặc hắt hơi.

 

Viêm phổi rất dễ bị lây truyền trực tiếp qua đường hô hấp

 

Lây truyền gián tiếp

   Viêm phổi có thể lây truyền gián tiếp khi dùng chung các vật dụng cá nhân với người bệnh. Giọt bắn chứa virus, vi khuẩn từ người bệnh bám vào đồ vật xung quanh. Nếu người khác vô tình chạm vào rồi đưa tay lên mắt, mũi, miệng cũng rất dễ lây bệnh bởi những vi khuẩn, virus này có khả năng tồn tại trên vật dụng lên đến vài giờ.

 

Cách phòng ngừa bệnh viêm phổi

   Để phòng ngừa bệnh viêm phổi, bạn nên:

  • Tiêm vacxin phế cầu Synflorix và vacxin cúm.
  • Giữ vệ sinh thân thể và răng miệng sạch sẽ.
  • Rửa tay bằng xà phòng sạch:
  • Trước khi ăn hoặc sau khi đi vệ sinh.
  • Sau khi chạm tay vào đồ dùng nơi công cộng.
  • Tiếp xúc với người bệnh.
  • Hạn chế tiếp xúc với người bị viêm phổi, cúm, cảm lạnh hoặc đang mắc một bệnh hô hấp nào đó. Trường hợp bắt buộc phải tiếp xúc bạn cần mang khẩu trang để tránh nguy cơ lây nhiễm.
  • Không dùng chung các đồ dùng cá nhân với người bệnh.
  • Có chế độ ăn uống hợp lý, cân bằng các chất dinh dưỡng giúp cơ thể khỏe mạnh, hệ miễn dịch và sức đề kháng tốt hơn, phòng ngừa được nhiều bệnh tật.
  • Hạn chế uống bia, rượu, hút thuốc lá, tránh xa những nơi có nhiều khói thuốc lá, khói xe cộ…
  • Vệ sinh môi trường sống sạch sẽ để loại bỏ mầm mống gây bệnh như nấm mốc, vi khuẩn, virus…
  • Tập luyện thể dục thể thao đều đặn phù hợp với sức khỏe để nâng cao thể lực.
  • Khám sức khỏe định kỳ để phát hiện bệnh sớm và điều trị đúng, kịp thời.

   Mong rằng qua bài viết này, bạn đã trả lời được câu hỏi: “Viêm phổi có lây không” cũng như có được các phương pháp phòng bệnh. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!

 

XEM THÊM:

 

360.000

    Đặt hàng online





    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

    Báo chí nói về chúng tôi

    ĐĂNG KÝ TƯ VẤN
    Hotline: 1800 1044
    tích điểm nhân quà