Nội dung chính
“Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có truyền nhiễm không?” là câu hỏi được rất nhiều người thắc mắc. Ngay chính những người đang bị căn bệnh này, khi không hiểu rõ về nó cũng lo ngại mình sẽ lây cho người khác khi tiếp xúc gần. Vậy sự thật là gì? Bệnh này có lây được không? Làm thế nào để phòng ngừa và điều trị hiệu quả? Mời bạn theo dõi bài viết này để có đáp án chính xác nhất!
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có truyền nhiễm không?
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là gì?
Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính được đặc trưng bởi việc khí bị ứ lại trong phổi, giảm lưu thông khí do hẹp đường thở và/hoặc phế nang bị mất đàn hồi.
Người bệnh COPD hay bị ho, khạc đàm và khó thở. Các biểu hiện này nặng dần theo thời gian, đặc biệt là tình trạng khó thở. Thời gian đầu, người bệnh chỉ khó thở khi gắng sức, về sau người bệnh khó thở thường xuyên, thậm chí là bị khó thở ngay cả khi nghỉ ngơi và cần đến sự hỗ trợ của các liệu pháp oxy.
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính gây ho đờm, khó thở
Bệnh nhân COPD chiếm tỷ lệ rất cao trong các bệnh nhân mắc bệnh lý đường hô hấp. Vì có triệu chứng ho, đờm tương tự những bệnh do virus, vi khuẩn như covid-19, lao phổi, cúm A bội nhiễm…, đồng thời đôi khi những người ở cùng nhà hoặc làm việc cùng nơi với người bệnh cũng có tỷ lệ cao mắc bệnh nên không ít người nghĩ COPD có thể lây từ người này sang người khác. Vậy sự thực bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có truyền nhiễm không?
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có truyền nhiễm không?
Có 4 con đường lây nhiễm bệnh từ người này sang người khác, đó là qua đường không khí, đường máu, truyền từ mẹ sang con và đường tình dục do trong máu, dịch cơ thể của họ có chứa virus, vi khuẩn hoặc vi nấm.
Với phổi tắc nghẽn mạn tính, nguyên nhân bệnh là do phổi bị nhiễm độc bởi các chất độc hại trong thời gian dài. Các chất độc hại gây bệnh COPD là:
– Khói thuốc lá, thuốc lào: Đây là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh COPD. Trong khói thuốc có đến 7000 chất độc hại. Chúng tấn công vào phổi gây suy giảm chức năng, phá hủy tổ chức trong phổi, gây xơ hóa, tăng tiết đờm nhầy… Các chất độc hại trong thuốc lá có một phần bám lại trong phổi và tiếp tục gây hại.
– Các chất độc hại khác: Nhiều chất khi con người hít phải thường xuyên trong thời gian dài cũng là tác nhân gây bệnh COPD, đó là:
- Các loại bụi nghề nghiệp: Bụi nhôm, bụi silic, bụi than, bụi bông, bụi amiang…
- Bụi mịn trong không khí ô nhiễm.
- Khói và các chất độc trong khói từ nhà máy công nghiệp, từ phương tiện giao thông hoặc từ các loại bếp than trong đun nấu hàng ngày.
- Các chất khí độc hại và các chất hữu cơ dễ bay hơi.
Một số ít trường hợp mắc COPD do từng mắc các bệnh nhiễm trùng phổi thường xuyên khi còn nhỏ hoặc do thiếu hụt alpha 1 antitrypsin bẩm sinh.
Hút thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
Với các nguyên nhân của bệnh như trên, có thể dễ dàng nhận thấy bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính không phải do vi khuẩn, virus hay vi nấm gây ra. Vì vậy, bệnh này không lây truyền.
Phòng ngừa bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính như thế nào?
Dựa vào các nguyên nhân kể trên, chúng ta có các phương pháp phòng ngừa bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính như sau:
– Không hút thuốc lá, thuốc lào, nếu đang hút thì bỏ càng sớm càng tốt.
– Không để phổi bị nhiễm độc bởi các chất độc hại khác bằng cách:
- Tránh xa các loại khói bụi, đeo khẩu trang khi ra ngoài.
- Hạn chế tối đa việc ra ngoài vào các thời điểm không khí ô nhiễm, ngay cả khi mức độ ô nhiễm chỉ là trung bình (chỉ số chất lượng không khí AQI>50).
- Sử dụng khẩu trang đạt tiêu chuẩn mỗi khi ra ngoài.
– Có biện pháp giải độc phổi (làm sạch, loại bỏ độc tố tích tụ trong phổi, bảo vệ phổi trước các tác nhân gây độc mới đồng thời tăng cường sức đề kháng cho phổi hiệu quả).
Với các biện pháp kể trên, lá phổi của bạn sẽ khỏe mạnh, được bảo vệ, nhờ đó phòng ngừa được bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính COPD cũng như các bệnh lý mạn tính khác tại phổi.
Điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính như thế nào?
Khi đã bị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, bạn cần biết được rằng, vấn đề mình đang gặp phải là rất nghiêm trọng. Thứ nhất, đây là bệnh lý mạn tính, không thể điều trị khỏi. Nếu không có biện pháp cải thiện hiệu quả, người bệnh sẽ dễ gặp phải các biến chứng như tràn dịch màng phổi, tràn khí màng phổi, tâm phế mạn, tăng áp lực động mạch phổi… Ngoài ra, những đợt cấp tính với tình trạng ho đờm, khó thở rầm rộ sẽ khiến bệnh ngày càng nặng hơn, có thể cướp đi tính mạng của người bệnh bất kỳ lúc nào.
Người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính dễ nhập viện vì đợt cấp bùng phát
Để COPD được cải thiện tốt, người bệnh cần kết hợp các phương pháp sau:
Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ
Các loại thuốc được dùng cho bệnh nhân COPD bao gồm:
– Thuốc giãn phế quản: giúp làm giãn rộng đường thở, từ đó việc lưu thông khí dễ dàng hơn, tình trạng khó thở được cải thiện.
– Thuốc chống viêm corticosteroid giúp làm giảm sưng, viêm và chất nhầy. Các thuốc thuộc nhóm này chỉ dùng khi bệnh ở giai đoạn nặng (độ 3) và rất nặng (độ 4).
– Kháng sinh và tiêm vaccin phòng cúm hàng năm: Giúp kiểm soát tình trạng nhiễm khuẩn dẫn đến đợt cấp của COPD.
– Liệu pháp oxy: Bổ sung oxy có thể có lợi trong một số trường hợp. Các bác sĩ kê đơn thở oxy cho những người bị khó thở nghiêm trọng.
Người bệnh COPD có thể phải sử dụng liệu pháp oxy
Các bài tập thở hỗ trợ
Các bài tập như tập thở cơ hoành, tập thở chúm môi sẽ làm giảm gánh nặng cho phổi, giúp bạn hít thở dễ dàng hơn. Đôi khi, các bài tập đó có thể góp phần phục hồi một phần chức năng phổi.
Thay đổi lối sống
Người bệnh COPD cần hạn chế tiếp xúc tối đa với tất cả các yếu tố gây bệnh như khói thuốc, bụi, hóa chất độc hại…
Cần phải lưu ý rằng, khi phổi đã bị nhiễm độc, việc ngừng tiếp xúc với các chất độc hại thôi là chưa đủ. Trong phổi vẫn có các chất độc đã từ trước đã bám lại trong đó và tiếp tục gây bệnh, khiến bệnh ngày một nặng hơn cho dù người bệnh đã dùng thuốc và ngưng tiếp xúc với các nguồn độc hại. Lúc này, người bệnh cần có biện pháp giải độc phổi (làm sạch, loại bỏ độc tố tích tụ trong phổi, bảo vệ phổi trước các tác nhân gây độc mới đồng thời tăng cường sức đề kháng cho phổi hiệu quả).
Như vậy, giải độc phổi đóng vai trò rất quan trọng trong việc phòng ngừa và cải thiện bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Để làm được điều đó, chúng tôi khuyên bạn nên sử dụng BoniDetox của Mỹ với liều 4-6 viên mỗi ngày.
Sản phẩm BoniDetox
BoniDetox – Giải pháp tuyệt vời cho người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
BoniDetox được nhập khẩu nguyên lọ từ Mỹ, là giải pháp toàn diện cho người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nhờ công thức toàn diện từ thảo dược tự nhiên. Bao gồm:
– Baicalin (trong hoàng cầm) xuyên tâm liên, lá oliu, cam thảo Ý: Giúp làm sạch, loại bỏ độc tố, phục hồi chức năng phổi bị tổn thương, từ đó giúp giải độc phổi hiệu quả, khắc chế nguyên nhân của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.
– Cúc tây và xuyên bối mẫu: Giúp phục hồi hoạt động, chức năng của đại thực bào phế nang và hệ thống lông mao trong lòng phế quản, từ đó giúp bảo vệ phổi trước các tác nhân gây độc mới.
– Bồ công anh, tỳ bà diệp, lá bạch đàn: Giúp giảm ho, long đờm, chống viêm, kháng khuẩn, giãn phế quản, làm thông thoáng đường thở, giúp người bệnh hít thở dễ dàng hơn.
– Fucoidan chiết xuất từ tảo nâu Nhật Bản: Giúp tăng cường sức đề kháng cho phổi. Thành phần này rất quan trọng trong việc giúp phổi khỏe hơn, phòng ngừa đợt cấp tính tái phát, đặc biệt là khi thời tiết thay đổi hoặc người bệnh tiếp xúc với các chất độc hại.
BoniDetox có chứa fucoidan chiết xuất từ loài tảo nâu Nhật Bản
Với công thức toàn diện như trên, BoniDetox không chỉ giúp làm giảm triệu chứng mà còn giúp bảo vệ, giải độc phổi, cải thiện bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính hiệu quả.
Các thảo dược trong BoniDetox được nâng tầm bằng công nghệ bào chế hiện đại
Không chỉ có công thức toàn diện mà BoniDetox còn được tối ưu hóa tác dụng nhờ công thức bào chế hiện đại.
BoniDetox được sản xuất tại nhà máy đạt tiêu chuẩn cGMP là nhà máy J&E International (Mỹ) thuộc tập đoàn đa quốc gia Viva Nutraceuticals – Tập đoàn sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe uy tín hàng đầu thế giới.
Tại nhà máy này, BoniDetox được sản xuất với hệ thống máy móc sử dụng công nghệ bào chế microfluidizer. Công nghệ này giúp các thảo dược trong BoniDetox có kích thước siêu nhỏ (<70nm). Nhờ vậy mà các thành phần thảo dược trong BoniDetox phát huy tác dụng một cách tối đa, hiệu quả thu được là cao nhất.
Sau nhiều năm được phân phối rộng rãi tại Việt Nam, sản phẩm BoniDetox đã đến được với hàng ngàn người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, giúp tình trạng của họ được cải thiện tốt nhất.
Bác Nguyễn Anh Tài, 63 tuổi ở số 165 đường 49, phường Tân Tạo, quận Bình Tân, tp Hồ Chí Minh chia sẻ: “Vì bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính mà bác phải nhập viện không biết bao nhiêu lần rồi. Có lần, đang làm việc, tự dưng bác lên cơn khó thở cấp, thở không nổi rồi gục luôn trên bàn, may mà bác được đưa đi cấp cứu kịp thời không là xong đời rồi. Đấy là lúc cấp, còn bình thường bác mệt lắm, mỗi lần leo lên leo xuống cầu thang đúng là cực hình với bác, bác vịn vào thành cầu thang, đi từng bậc một. Thế mà từ ngày bác dùng BoniDetox mọi chuyện thay đổi hẳn. Bác uống BoniDetox 4 viên/ngày. Được chục ngày, bác thấy thở thông thoáng hơn rồi, không còn cảm giác bó nghẹt ở lồng ngực nữa, ho đờm cũng hết hẳn”.
Bác Nguyễn Anh Tài, 63 tuổi
Bài viết trên đây đã giúp bạn biết được bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có truyền nhiễm không, cần làm gì để phòng ngừa và điều trị hiệu quả. Nếu có bất kỳ băn khoăn gì, bạn vui lòng gọi điện lên tổng đài miễn cước 1800.1044 để được giải đáp chi tiết và cụ thể nhất.
XEM THÊM:
- Các xét nghiệm chẩn đoán COPD là gì?
- Vị trí lá phổi là ở đâu? Những thông tin quan trọng về hai lá phổi