Các xét nghiệm chẩn đoán COPD là gì?

Nội dung chính

 

    COPD hay phổi tắc nghẽn mãn tính đang trở thành mối lo ngại của nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Đây là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu thế giới trong nhiều năm liên tiếp. Hiện nay, các xét nghiệm chẩn đoán COPD có vai trò vô cùng quan trọng trong việc phát hiện và điều trị bệnh lý này, giúp giảm thiểu những tác động mà nó gây ra. Vậy, các xét nghiệm chẩn đoán COPD là gì? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu điều này trong bài viết dưới đây nhé!

 

Các xét nghiệm chẩn đoán COPD là gì?

 

Xét nghiệm chẩn đoán COPD có vai trò gì?

   Phổi tắc nghẽn mãn tính COPD là một bệnh lý đường hô hấp vô cùng nguy hiểm hiện nay. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, COPD đứng thứ 3 trong các nguyên nhân gây tử vong và đứng thứ 5 về gánh nặng bệnh tật toàn cầu.

  Trên thế giới, tỷ lệ mắc COPD rơi vào khoảng 11,7% ở dân số từ  40 tuổi trở lên, tương đương với 384 triệu người. Mỗi năm, căn bệnh này gây ra đến 3 triệu ca tử vong. Theo dự đoán, số ca tử vong do COPD sẽ lên tới khoảng 5,4 triệu người vào năm 2060.

   Điều đáng nói ở đây là COPD không gây tử vong ngay lập tức, mà nó bào mòn sức khỏe của người bệnh trong nhiều năm liền. Do đó, nó không chỉ làm cho người bệnh ngày càng suy kiệt, mà còn khiến kinh tế của gia đình họ trở nên khó khăn hơn.

   Hơn nữa, COPD thường diễn biến một cách âm thầm, các triệu chứng thường dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý đường hô hấp khác. Do đó, đa số người bệnh khi phát hiện ra thì COPD đã ở giai đoạn nặng.

    Chính vì những điều này, các xét nghiệm chẩn đoán COPD từ sớm nắm giữ nhiều vai trò quan trọng như:

– Đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất với người bệnh và đánh giá hiệu quả của phác đồ.

– Hạn chế được việc phải dùng quá nhiều loại thuốc.

– Theo dõi sự tiến triển của bệnh và hạn chế các đợt cấp, biến chứng.

– Nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh.

– Giảm gánh nặng về chi phí cho gia đình và hệ thống y tế.

 

COPD là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ 3

 

   Vậy, có những xét nghiệm chẩn đoán COPD nào? Khi nào người bệnh nên đi thực hiện những xét nghiệm này?

 

Các xét nghiệm chẩn đoán COPD là gì?

   Như đã nhắc đến, COPD sẽ diễn biến âm thầm theo thời gian và dễ bị nhầm lẫn với các bệnh đường hô hấp khác. Những triệu chứng thường thấy nhất của COPD là: Ho nhiều, ho dai dẳng, ho có đờm, đờm đặc và đổi màu, khó thở, nhanh mệt khi vận động gắng sức,…

   Nếu bạn bắt đầu có những triệu chứng kể trên, kèm theo có tiền sử hút thuốc lá, làm việc trong môi trường ô nhiễm (nhiều khói bụi, hóa chất,…),… thì hãy đi khám càng sớm càng tốt.

   Để chẩn đoán chính xác xem bạn có mắc bệnh hay không, các bác sĩ sẽ thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán COPD như:

Đo chức năng thông khí

   Đây là phương pháp phổ biến và hiệu quả nhất để chẩn đoán COPD. Các bác sĩ sẽ sử dụng đến một thiết bị là phế dung kế, giúp đo chức năng và dung tích phổi.  

   Đầu tiên, người bệnh sẽ cần thở ra hết sức vào một ống nối với máy đo phế dung. Chỉ số đo được gọi là tổng thể tích khí thở ra gắng sức trong một lần (FVC). Tỷ lệ phần trăm của FVC được đẩy ra trong 1 giây đầu tiên được gọi là FEV1.

  FEV biểu hiện cho thể tích khí thở ra gắng sức. Tốc độ tối đa mà bạn đẩy hết toàn bộ không khí trong phổi ra gọi là lưu lượng thở ra đỉnh (PEFR).

  Tất cả những chỉ số này sẽ giúp bác sĩ xác định được bạn có mắc bệnh hay không. Nếu mắc bệnh, thì nó đang tiến triển ở giai đoạn nào. Theo đó:

– FEV1 ≥ 80% tương đương với giai đoạn nhẹ nhất của COPD.

50% ≤ FEV1 ≤ 79% tương đương với COPD giai đoạn 2.

– 30% ≤ FEV1 ≤ 49%  tương đương với COPD giai đoạn 3.

– FEV1 < 30% tương đương với COPD giai đoạn nặng nhất.

 

Phương pháp đo chức năng thông khí

 

Thử nghiệm hồi phục phế quản

   Phương pháp này kết hợp đo chức năng hô hấp cùng với việc sử dụng thuốc giãn phế quản, một loại thuốc giúp đường hô hấp thông thoáng hơn.

   Đầu tiên, người bệnh sẽ được thăm dò chức năng hô hấp để có những chỉ số cơ bản kể trên. Sau khoảng 15 phút, người bệnh được uống một liều thuốc giãn phế quản và lặp lại phép đo chức năng hô hấp.

   Kết quả sẽ giúp bác sĩ xác định xem liệu pháp để điều trị giãn phế quản hiện tại có hiệu quả với người bệnh hay không, từ đó có sự điều chỉnh cho phù hợp.

Xét nghiệm máu

   Xét nghiệm máu giúp xác định các triệu chứng của COPD là do nhiễm trùng hay do nguyên nhân nào khác gây ra.

   Xét nghiệm khí máu động mạch sẽ đo nồng độ oxy và CO2 trong máu. Phương pháp này cho biết mức độ nghiêm trọng của người bệnh COPD và liệu người bệnh có cần được điều trị bằng liệu pháp oxy hay không.

   Bên cạnh những phương pháp kể trên, người bệnh còn có thể được chỉ định thêm các xét nghiệm chẩn đoán COPD khác như: Xét nghiệm gen di truyền, chụp X-quang lồng ngực, kiểm tra đờm nhầy, điện tâm đồ.

     Với những xét nghiệm này, các bác sĩ sẽ chẩn đoán COPD một cách chính xác nhất, đồng thời có phương hướng điều trị và dùng thuốc hiệu quả nhất với người bệnh. Cùng với đó, người bệnh cũng cần thực hiện những biện pháp khác giúp kiểm soát bệnh một cách toàn diện hơn. Vậy, những biện pháp này là gì?

 

Phương phép xét nghiệm máu

 

Các biện pháp giúp kiểm soát COPD

   Nhìn chung, các biện pháp giúp kiểm soát COPD đều nhằm một mục đích là giảm triệu chứng, ngăn ngừa các đợt cấp và biến chứng cho người bệnh. Các biện pháp này có thể kể đến như:

Bỏ thuốc lá

  Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), khoảng 80 – 90% số bệnh nhân mắc COPD có liên quan đến thuốc lá. Hút thuốc chủ động hay thụ động đều làm gia tăng nguy cơ mắc COPD và khiến các đợt cấp xuất hiện thường xuyên hơn. Do đó, bỏ thuốc lá là điều kiện bắt buộc với người bệnh COPD.

 

Người bệnh COPD cần bỏ thuốc lá

 

Tiêm phòng định kỳ

   Khoảng 80% các đợt cấp COPD có nguyên nhân đến từ bội nhiễm vi khuẩn hoặc virus. Trong đó, phần lớn là do virus cúm. Do đó, người bệnh COPD cần tiêm phòng cúm định kỳ mỗi năm 1 lần. Ngoài ra, người bệnh cũng nên tiêm phòng phế cầu 5 năm 1 lần.

Cải thiện môi trường sống

– Trồng nhiều cây xanh ở xung quanh và trong nhà để ngăn bụi bẩn.

– Thường xuyên dọn dẹp nhà cửa, nhưng tránh dùng các loại nước lau sàn có hóa chất tẩy rửa.

– Giữ không gian phòng gọn gàng, thông thoáng, không chứa quá nhiều đồ đạc.

– Lắp đặt hệ thống điều hòa và máy lọc khí để loại bỏ bụi bẩn, các chất độc hại.

 

Người bệnh không nên dùng chất tẩy rửa

 

Sử dụng sản phẩm từ thảo dược

   Trong những năm gần đây, sử dụng các sản phẩm từ thảo dược là xu hướng được nhiều người lựa chọn bởi sự hiệu quả mà lại an toàn, thích hợp để sử dụng lâu dài. Hiện nay, BoniDetox của Mỹ chính là sản phẩm đang nhận được nhiều sự quan tâm của người bệnh COPD để bảo vệ sức khỏe và nâng cao chất lượng cuộc sống.

  

BoniDetox – Giải pháp tối ưu cho những người có bệnh lý đường hô hấp

   BoniDetox là sản phẩm giúp thực hiện tất cả những mục tiêu như: Giảm triệu chứng, khôi phục chức năng hô hấp và phòng ngừa các biến chứng của COPD.   BoniDetox thực hiện điều này bằng cách:

– Giúp giải độc phổi, loại bỏ các chất độc hại, loại bỏ tác nhân gây bệnh và làm khởi phát đợt cấp COPD, chống oxy hóa nhờ có Cam thảo Italia, xuyên tâm liên và lá Ô liu.

– Giúp phục hồi chức năng phổi bị tổn thương do bệnh lý, ô nhiễm, khói thuốc lá, hóa chất độc hại, vi khuẩn, virus,… nhờ có Baicalin (chiết xuất từ Hoàng Cầm).

– Giúp giảm viêm, giảm ho đờm, khó thở, nâng cao chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân COPD với lá bạch đàn, bồ công anh, tỳ bà diệp.

– Giúp bảo vệ phổi khỏi các tác nhân gây độc mới nhờ thúc đẩy hoạt động của hệ thống lông chuyển và đại thực bào phế nang với Xuyên bối mẫu và cúc tây.

– Giúp tăng cường hoạt động của các tế bào tiêu diệt tự nhiên NK – yếu tố quan trọng trong hệ miễn dịch của phổi nhờ có Fucoidan (chiết xuất tảo nâu).

 

Thành phần và công dụng của BoniDetox

 

   BoniDetox còn được sản xuất bằng công nghệ Microfluidizer, giúp đưa các thành phần về kích thước dưới 70nm. Từ đó, sản phẩm có độ tinh khiết cao và khả năng hấp thu tăng lên tới 100%.

 

Chia sẻ của khách hàng sau khi sử dụng BoniDetox

    Sau nhiều năm có mặt tại Việt Nam, BoniDetox vẫn luôn là sự lựa chọn hàng đầu của những người mắc phải các bệnh hô hấp mãn tính như: COPD, hen suyễn, viêm phế quản mãn tính. Điển hình là trường hợp của:

  Bác Võ Hoành, 83 tuổi, ở thôn Gia Cát, xã Quế Phong, huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam.

   Bác Hoành chia sẻ: “Hút thuốc lá với thuốc lào nhiều năm khiến bác bị COPD. Đến khi bỏ được cả hai rồi, bệnh của bác vẫn không đỡ dù vẫn dùng thuốc tây y đều đặn. Bác ho ngày càng nhiều, đờm xanh, vàng đặc quánh lại. Ngoài ra, bác còn bị khó thở nữa, đến cầm cái cuốc lên thôi mà bác cũng thấy mệt hết hơi. Việc ăn uống của bác từ đó cũng bị ảnh hưởng nhiều, người lúc nào cũng mệt mỏi nên chả thiết gì, nhìn gầy đi trông thấy.”

   “Một lần bác đọc được sản phẩm BoniDetox của Mỹ có nhiều tác dụng hay lắm, bác cũng đi mua về dùng thử xem sao. Sau khoảng nửa tháng sử dụng, bác thấy những triệu chứng ho, khó thở, thở khò khè đã giảm rõ rệt rồi. Đờm vẫn còn, nhưng bác cũng thấy loãng và trong hơn. Đến tháng thứ 3, bác hết hẳn ho, đờm, hít thở vô cùng dễ dàng, cũng không gặp đợt cấp COPD nào tái phát. Sức khỏe và cân nặng của bác cũng đã hồi phục đáng kể.”

 

Bác Võ Hoành, 83 tuổi

 

   Hy vọng, bài viết trên đây đã cung cấp thêm những thông tin hữu ích cho quý độc giả về các xét nghiệm chẩn đoán COPD. BoniDetox chính là giải pháp tốt nhất để người bệnh không còn phải lo lắng về COPD hay các bệnh hô hấp mãn tính khác. Nếu có bất kỳ băn khoăn gì, bạn vui lòng gọi đến hotline miễn cước 1800.1044 để được giải đáp. Cảm ơn quý độc giả!

 

XEM THÊM:

360.000

    Đặt hàng online





    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

    Báo chí nói về chúng tôi

    ĐĂNG KÝ TƯ VẤN
    Hotline: 1800 1044
    tích điểm nhân quà