Bệnh viêm phế quản mãn tính có lây không?

Nội dung chính

Với triệu chứng như ho, đờm đặc thường xuyên và kéo dài liên tục khiến người bệnh lo lắng rằng không biết bệnh viêm phế quản mãn tính có lây không khi họ thường xuyên phải tiếp xúc với nhiều người và có biện pháp gì giúp khắc phục tình trạng bệnh lây lan hay khôn?. Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn giải đáp cụ thể vấn đề này.

 

                                       Bệnh viêm phế quản mãn tính là gì

Bệnh viêm phế quản mãn tính là gì?

Viêm phế quản mãn tính là tình trạng viêm lớp lót niêm mạc phế quản khiến cho các tế bào nhầy tăng tiết, gây ho khạc đờm kéo dài liên tục.

Là một bệnh rối loạn tái phát, thường lặp đi lặp lại nhiều lần. Các triệu chứng của giai đoạn này đó là ho có đờm trong ít nhất 3 tháng thậm chí nhiều năm liên tiếp. Khi bệnh kéo dài và tái phát trong một thời gian dài có thể dẫn tới bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (chronic obstructive pulmonary disease– COPD).

 

Dấu hiệu viêm phế quản mãn tính?

Bệnh viêm phế quản mãn tính thường có một số dấu hiệu tiêu biểu để nhận biết như sau:

  • Ho kéo dài: thường ho thúng thắng, hoặc thành cơn, biểu hiện bệnh thường nặng lên sau những đợt nhiễm trùng đường hô hấp, hoặc khi có thay đổi thời tiết, khi trời lạnh, tiếp xúc khói, bụi ..
  • Khạc đờm kéo dài, đờm thường có thể có màu vàng, xanh lá cây hoặc màu trắng. Tình trạng bệnh càng lâu dài, lượng đờm ngày một tăng lên do sự gia tăng sản xuất đờm trong phổi. Cuối cùng đờm sẽ tích tụ trong ống phế quản và hạn chế luồng không khí được tiếp nhận.
  • Khó thở: Khó thở còn kèm theo cả thở khò khè, khó thở tăng lên nếu bệnh nhân có tham gia hoạt động thể chất.
  • Mệt mỏi: người bệnh thường than phiền mệt mỏi, tuy nhiên, ít khi gặp biểu hiện gầy sút cân.
  • Sốt nhẹ và ớn lạnh
  • Khó chịu ở ngực

Nếu như không chắc chắn liệu những triệu chứng gặp phải có phải trên là triệu chứng của viêm phế quản mạn tính hay không. Những xét nghiệm sẽ giúp bác sĩ đưa ra chẩn đoán xác định đúng đắn nhất.

  • Chụp x quang ngực giúp loại trừ các tình trạng phổi khác, ví dụ như viêm phổi có thể gây ho.
  • Đờm là chất nhầy mà bạn ho ra từ phổi. Thử nghiệm và phân tích đờm giúp xác nhận sự xuất hiện của vi khuẩn giúp cho bác sĩ xác định nguyên nhân cơ bản của các triệu chứng.
  • Xét nghiệm chức năng phổi giúp cho bác sĩ đánh giá hiệu quả hoạt động phổi. Nó có thể kiểm tra các dấu hiệu của bệnh hen phế quản hoặc khí thũng bằng cách đo mức độ thở của bạn và phổi có thể gửi oxy đến phần còn lại cơ thể như thế nào.
  • Trong khi chụp CT, bác sĩ sẽ chỉ định chụp X quang ở độ phân giải cao trên cơ thể từ nhiều độ khác nhau. Nhờ đó giúp bác sĩ nhìn thấy phổi và những cơ quan khác chi tiết hơn.

Dấu hiệu viêm phế quản mãn tính

Bệnh viêm phế quản mãn tính có lây không?

Bệnh viêm phế quản chia thành 2 dạng: Viêm phế quản cấp tính và viêm phế quản mãn tính.

– Viêm phế quản cấp tính thì có sự lây lan bởi trong các chất dịch nhầy và đờm của người viêm phế quản cấp tính thường mang theo rất nhiều virus xâm nhập vào đường hô hấp. Nó có thể lây lan một cách dễ dàng từ người qua người, đặc biệt là những đối tượng có hệ miễn dịch yếu như trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và người cao tuổi, già yếu, hoặc người bị hen suyễn. Nếu không có bất kỳ một biện pháp phòng tránh nào, nguy cơ lây nhiễm bệnh viêm phế quản sẽ rất cao.                             

– Còn bệnh viêm phế quản mãn tính lại không lây lan bởi nguyên nhân gây bệnh lại là sự xâm nhập của các tác nhân gây bệnh không phải virus mà là khói thuốc lá, bụi, khí thải do ô nhiễm môi trường… Chúng sẽ làm phổi bị nhiễm độc khi cơ chế tự bảo vệ của cơ thể không đủ để chống đỡ với các tác nhân gây bệnh từ đó dẫn tới bệnh viêm phế quản mãn tính. Vì thế hoàn toàn có thể khẳng định viêm phế quản mãn tính không lây nhiễm.

                                                                                          

Cách điều trị bệnh viêm phế quản mãn tính

Thông thường cách điều trị viêm phế quản mãn tính là sử dụng thuốc như:

  • Sử dụng thuốc giãn phế quản là một loại thuốc mở đường hô hấp bên trong phổi, giúp cho phổi dễ thở hơn. Chất này được thực hiện thông qua hít vào bằng ống hít, là thiết bị bơm thuốc vào trong phổi của bạn. Bác sĩ sẽ chỉ bạn cách sử dụng ống hít để tận dụng tối đa thuốc giãn phế quản.
  • Sử dụng Theophylline dạng uống giúp thư giãn các cơ trong đường hô hấp của bạn để chúng mở ra nhiều hơn nếu bạn bị khó thở nặng.
  • Những triệu chứng của bạn không được cải thiện với thuốc giãn phế quản hoặc theophylline, bác sĩ sẽ kê toa thuốc steroid. Những loại thuốc này có thể uống ở dạng hít hoặc dạng viên
  • Phục hồi khả năng hô hấp để cải thiện hơi thở của bạn. Những biện pháp này bao gồm tập thể dục, tư vấn dinh dưỡng và chiến lược thở.

Tuy nhiên các loại thuốc trên chỉ giúp làm giảm triệu chứng bệnh, không tác động tới nguyên nhân gây bệnh là nhiễm độc phổi vì thế chỉ cần ngưng sử dụng hoặc gặp các tác nhân gây bệnh là bệnh lại tái phát thậm chí ngày càng nặng và sẽ có nguy cơ gặp biến chứng.

 BoniDetox – Giải pháp cho bệnh viêm phế quản mãn tính từ căn nguyên bệnh

Để khắc phục tình trạng trên, các nhà khoa học của tập đoàn dược phẩm Viva Nutraceutical đã nghiên cứu và phát hiện ra thảo dược Hoàng cầm có tác dụng rất tốt trong việc giải độc phổi khi phổi bị nhiễm độc do các tác nhân gây bệnh gây ra – giúp giải quyết căn nguyên của bệnh viêm phế quản mạn tính.

Tính vị, quy kinh của dược liệu hoàng cầm và một số lưu ý khi sử dụng

Cụ thể hoàng cầm có những công dụng sau:

  • Hoàng Cầm với hoạt chất chính là Baicalin có tác dụng tốt trong giải độc phổi. Nghiên cứu của học viện Y học cổ truyền Hắc Long Giang, Cáp Nhĩ Tân , Trung Quốc được đăng trên Tạp chí khoa học phân tử quốc tế, năm 2013 cho biết: Baicalin  rất hiệu quả trong việc phục hồi chức năng phổi bị tổn thương (do bệnh lý viêm nhiễm , do khói thuốc lá hoặc ô nhiễm, hóa chất độc hại) và thông thoáng đường thở ở bệnh nhân hen suyễn, COPD.
  • Baicalein và Baicalin trong hoàng cầm có tác dụng chống dị ứng và giãn phế quản, ngăn ngừa hen suyễn do dị ứng.
  • Theo nghiên cứu được đăng trên tạp chí Miễn dịch học quốc tế (International Immunopharmacology năm 2012), hoàng cầm có tác dụng kháng khuẩn mạnh với nhiều phổ vi khuẩn khác nhau, đặc biệt là tụ cầu vàng, trực khuẩn bạch hầu, phế cầu khuẩn, trực khuẩn lao.

Về sau, các nhà khoa học đã phát hiện ra thêm nhiều thảo dược khác cũng cho tác dụng giải độc phổi rất tốt như xuyên tâm liên, cam thảo ý, lá ô liu. Vì thế họ đã phối hợp chúng lại và bào chế thành sản phẩm dạng viên mang tên BoniDetox có tác dụng chính là giải độc phổi khi bị nhiễm độc – giải quyết căn nguyên gây bệnh viêm phế quản mạn tính.

Ngoài ra BoniDetox còn bổ sung thêm các thảo dược như:

  • Cúc tây và xuyên bối mẫu: có tác dụng bảo vệ phế quản phổi khỏi sự tấn công của các tác nhân gây bệnh viêm phế quản mạn tính như bụi mịn, khói thuốc lá, xăng xe, hóa chất độc hại, vi khuẩn và virus từ môi trường.
  • Tỳ bà diệp, lá bạch đàn: Giúp giảm nhanh triệu chứng của bệnh viêm phế quản mạn tính như ho, đờm nhiều, do đó giúp giảm tắc nghẽn, khó thở.
  • Đặc biệt trong BoniDetox còn có một thành phần giúp ngăn ngừa được biến chứng của sự nhiễm độc phổi đó là đột biến tế bào gây ung thư phổi đó là Fucoidan chiết xuất từ tảo biển.

Hoàng cầm có tác dụng rất tốt trong việc giải độc phổi khi phổi

Với thành phần 100% thảo dược thiên nhiên  nên BoniDetox rất an toàn với người bệnh, không có tác dụng phụ, giúp người bệnh có thể an tâm trong suốt quá trình sử dụng.

Mong rằng với những thông tin trên đã trả lời được cho bạn đọc về câu hỏi “ Viêm phế quản mãn tính có lây không?”. Để nâng cao hiệu quả hỗ trợ điều trị và phòng ngừa viêm phế quản an toàn, hiệu quả hãy kết hợp sử dụng sản phẩm BoniDetox mỗi ngày. Và nếu vẫn còn những thắc mắc, hãy liên hệ với dược sỹ của chúng tôi qua số điện thoại 1800 1044 – 1800.1044 – 0984 464 844.

 

Xem thêm:

360.000

    Đặt hàng online





    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

    Báo chí nói về chúng tôi

    ĐĂNG KÝ TƯ VẤN
    Hotline: 1800 1044