Biểu hiện của bệnh lao phổi là gì? Chẩn đoán xác định như thế nào?

Nội dung chính

 

    Thống kê tại Việt Nam, chỉ trong năm 2017 có tới 12 nghìn người chết do bệnh lao phổi, cao hơn rất nhiều so với số người tử vong do tai nạn giao thông. Để giảm bớt con số khổng lồ ấy, việc nhận biết biểu hiện của bệnh lao phổi và điều trị sớm có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Vậy những biểu hiện đó là gì? Chẩn đoán phân biệt như thế nào? Mời các bạn tìm hiểu đáp án chính xác ở bài viết dưới đây!

 

Biểu hiện của bệnh lao phổi là gì?

 

Biểu hiện của bệnh lao phổi là gì?

   Lao phổi là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do trực khuẩn lao mycobacterium tuberculosis gây ra. Khi ở thể hoạt động, trực khuẩn lao sẽ gây tổn thương phổi và hệ hô hấp, khiến người bệnh có các triệu chứng như:

– Ho và khạc đờm: Ho là triệu chứng phổ biến của các bệnh lý cấp và mạn tính ở phổi. Khi bạn ho và khạc đờm trên 3 tuần nhưng không phải do bệnh viêm phổi, viêm phế quản, giãn phế quản, ung thư phổi… đã dùng nhiều loại thuốc vẫn không đỡ thì cần nghĩ ngay đến lao phổi. Đặc biệt, nếu bạn khạc đờm xanh trên 3 tuần, khả năng mắc bệnh lao phổi càng tăng cao.

– Ho ra máu: Đây là biểu hiện điển hình của bệnh lao phổi, có đến 60% những người mắc lao phổi xuất hiện triệu chứng này.

– Đau ngực, khó thở: Ho quá nhiều sẽ gây ức chế lên phế quản, khiến người bệnh khó thở, đau ngực. Tổn thương phổi càng nhiều, người bệnh càng khó thở.

– Gầy, sụt cân: Trường hợp gầy, sụt cân không rõ nguyên nhân, dù đã bồi dưỡng cơ thể nhưng trọng lượng vẫn không cải thiện thì bạn hãy nghĩ ngay đến lao phổi.

– Sốt về chiều: Người bệnh có thể sốt cao, sốt thất thường nhưng hay gặp nhất là sốt nhẹ, gai lạnh về chiều. Khi có dấu hiệu này cùng với các triệu chứng về hô hấp như ho, khạc đờm, ho ra máu… thì khả năng cao bạn đã bị lao phổi.

 

Người bệnh lao phổi thường hay sốt về chiều

 

– Đổ mồ hôi đêm: Các biểu hiện của bệnh lao phổi dễ gây mất ngủ do ho, sốt kèm đổ mồ hôi đêm.

– Mệt mỏi, chán ăn: Người bệnh lao luôn cảm thấy mệt mỏi, thiếu ngủ, không muốn ăn uống, thiếu năng lượng, chỉ muốn nằm cả ngày.

   Lưu ý, không phải ai bị lao phổi cũng có tất cả các biểu hiện trên. Hơn nữa, các triệu chứng như ho, đờm, khó thở lại rất dễ nhầm lẫn với các bệnh lý đường hô hấp khác. Do đó, để biết mình có nhiễm vi khuẩn lao hay không, bạn nên đi thăm khám để được chẩn đoán chính xác!

 

Chẩn đoán xác định bệnh lao phổi như thế nào?

   Phương pháp chẩn đoán xác định bệnh lao phổi bao gồm chụp Xquang và xét nghiệm cận lâm sàng. Với xét nghiệm, mẫu bệnh phẩm thường là đờm hoặc chất hút từ dạ dày nếu người  đó không biết khạc đờm (như trẻ em). Người bệnh sẽ được lấy mẫu 3 lần:

– Mẫu 1 lấy lúc khám bệnh.

– Mẫu 2 lấy lúc sáng sớm hôm sau khi người bệnh ngủ dậy.

– Mẫu 3 lấy tại chỗ khám khi mang mẫu đờm 2 đến khám.

   Người bệnh sẽ được thực hiện một số xét nghiệm như:

+ Nhuộm soi trên kính hiển vi quang học bằng phương pháp Ziehl- Neelsen, trực khuẩn bắt màu đỏ.

 

Nhuộm soi trên kính hiển vi là phương pháp xét nghiệm bệnh lao phổi

 

+ Phương pháp sinh học phân tử giúp xác định trực khuẩn lao trong trường hợp số lượng trực khuẩn rất ít.

+ Phương pháp miễn dịch có tác dụng bổ sung chẩn đoán.

   Bệnh lao phổi được chẩn đoán xác định khi có các kết quả xét nghiệm như sau:

– Có trực khuẩn kháng cồn, kháng toan trong đờm khi nhuộm Ziehl-Neelsen, thường gọi là AFB (+)

– Phản ứng dương tính với kháng nguyên đặc hiệu của trực khuẩn lao (Phản ứng Mantoux +)

+ Có hình ảnh tổn thương nhu mô phổi (thâm  nhiễm hoặc phá hủy thành hang) trên X quang.

+ Cấy đờm tìm thấy trực khuẩn lao (Mycobacterium tuberculosis) ở các môi trường đặc hiệu.

 

Bệnh lao phổi được điều trị ra sao?

    Sau khi đã chẩn đoán xác định bệnh lao phổi, tùy thể trạng và mức độ bệnh, các bác sĩ sẽ chỉ định hướng điều trị phù hợp. Trong đó, phương pháp điều trị phổ biến nhất là sử dụng các thuốc kháng lao với 2 nhóm chính như sau:

– Thuốc chống lao thiết yếu: Isoniazid, rifampicin, pyrazinamid, streptomycin, ethambutol.

 

Bệnh lao phổi chủ yếu được điều trị bằng thuốc kháng lao

 

– Thuốc chống lao hàng 2: Kanamycin, amikacin, capreomycin; nhóm fluoroquinolones.

   Khi người bệnh tuân thủ đúng theo phác đồ điều trị của bác sĩ, vi khuẩn lao sẽ được kìm hãm. Thế nhưng, hàng loạt tác dụng phụ của các loại thuốc chữa lao sẽ làm giảm nghiêm trọng sức khỏe của người bệnh.

   Một khi sức đề kháng giảm xuống, vi khuẩn lao đang trong trạng thái “ngủ” sẽ thuận lợi hoạt động trở lại. Từ đó, người bệnh sẽ phải đối mặt với sự nguy hiểm khôn lường của bệnh lao tái phát. Thêm nữa, những tổn thương cũ của phổi khiến chức năng bộ phận này suy giảm, làm người bệnh thường xuyên bị ho, đờm, khó thở, ảnh hưởng xấu đến chất lượng cuộc sống.

    Do đó, sau khi điều trị khỏi bệnh lao, người bệnh cần tìm thêm giải pháp tăng cường khả năng sức đề kháng cho lá phổi, phục hồi chức năng phổi bị tổn thương, giảm nguy cơ bệnh lao tái phát trở lại. Và giải pháp đó chính là sản phẩm BoniDetox của Mỹ!

 

BoniDetox – Bí quyết từ thiên nhiên giúp tăng cường sức đề kháng phổi hiệu quả!

   BoniDetox là sản phẩm được nhập khẩu từ Mỹ, giúp bảo vệ, tăng cường chức năng phổi, phục hồi các tế bào phổi bị tổn thương, giảm nguy cơ bệnh lao phổi tái phát. Tác dụng trên có được là nhờ sự kết hợp tinh tế của các thảo dược tự nhiên:

– Thảo dược giúp tăng sức đề kháng phổi: Fucoidan trong tảo nâu Nhật Bản được chứng minh có tác dụng giúp tăng cường sức đề kháng, nâng cao khả năng miễn dịch, giúp cơ thể đủ sức chống chọi với bệnh tật và các tác nhân gây hại, đặc biệt là vi khuẩn lao đang ở trạng thái “ngủ”, nhờ đó giúp giảm nguy cơ lao tái phát. Ngoài ra, trong BoniDetox còn bổ sung cúc tây, xuyên bối mẫu góp phần hiệp đồng làm tăng thêm sức đề kháng của phổi, ngăn ngừa bệnh tái phát một cách tối ưu.

 Thảo dược giúp phục hồi tế bào phổi bị tổn thương: Baicalin (trong hoàng cầm), cam thảo Italia, xuyên tâm liên, lá oliu. Nhóm thảo dược này có tác dụng giúp giải độc phổi, loại bỏ các độc tố tích tụ trong phổi, đồng thời giúp phục hồi các tế bào phổi bị tổn thương. 

 Thảo dược giúp giảm ho, đờm, khó thở: Tỳ bà diệp, bạch đàn, bồ công anh. Những thảo dược này giúp chống viêm, kháng khuẩn, giảm ho, long đờm, giúp đường thở thông thoáng hơn.

 

Sản phẩm BoniDetox của Mỹ

 

   Nhờ vậy, BoniDetox chính là lựa chọn hàng đầu giúp người bệnh bảo vệ và tăng cường sức đề kháng cho phổi, giảm thiểu nguy cơ bệnh lao tái phát trở lại, đồng thời giúp giảm các triệu chứng ho, đờm, khó thở thường gặp ở bệnh nhân có tiền sử bị lao phổi. 

 

BoniDetox – Sản phẩm được phân phối bởi công ty uy tín hàng đầu Việt Nam

   BoniDetox được nhập khẩu và phân phối độc quyền bởi công ty Botania – đối tác duy nhất của tập đoàn Viva Nutraceuticals tại Việt Nam.

   Được thành lập từ năm 2008, với hàng loạt các sản phẩm chất lượng như BoniVein, BoniDiabet, BoniSleep… công ty Botania đã có 5 năm liên tiếp vinh dự được nhận cúp và bằng khen “Huy chương vàng vì sức khỏe cộng đồng”.    

   Với uy tín cùng những sản phẩm chất lượng, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, ngày 30/9/2018 tại nhà hát Quân Đội, Thành phố Hồ Chí Minh, Công ty TNHH TM Botania đã được vinh danh trong TOP 10 Thương hiệu nhãn hiệu tin dùng năm 2018.

   Ngày 13/11/2021, tại nhà hát  Âu Cơ (Hà Nội) đã diễn ra chương trình Lễ biểu dương doanh nghiệp, doanh nhân, trí thức tiêu biểu 2021. Công ty Botania đã vinh dự nhận giải thưởng Top 10 Thương hiệu được tin dùng nhất Việt Nam.

 

Đại diện nhãn hàng BoniDetox của công ty Botania nhận giải thưởng

 

   Đây là giải thưởng danh giá nhằm tôn vinh các công ty uy tín có các sản phẩm chất lượng, góp phần to lớn giúp nâng cao sức khỏe cộng đồng.

 

Nhờ BoniDetox, hàng vạn người bệnh lao phổi đã trút bỏ thành công nỗi lo lao tái phát!

  Có những người bệnh sau nhiều lần bị lao tái phát, nhờ có sản phẩm BoniDetox, họ đã trở lại cuộc sống vui khỏe, không còn lo lắng về bệnh nữa. Như trường hợp của chú Nguyễn Tiến Mỹ, 64 tuổi ở số 30, đường Nguyễn Văn Nguyên, phường Long Tâm, TP Bà Rịa

 

Chú Nguyễn Tiến Mỹ, 64 tuổi

 

   Chú Mỹ chia sẻ: “Bệnh lao phổi khổ lắm, chú cứ chữa rồi nó lại tái phát. Mà thời gian chữa trị có ngắn đâu, lần đầu chú mất tận 6 tháng. Cứ nghĩ bệnh đã khỏi, vậy mà nó lại tái lại, rồi bác sĩ còn bảo cả 2 bên phổi của chú có lỗ lủng, phim phổi rất xấu. Sau đó, chú tiếp tục liệu trình điều trị 8 tháng. Hết liệu trình, chú đi khám lại thì bác sĩ bảo lao đã kháng thuốc, phải điều trị thêm một đợt 12 tháng nữa!”

   “Chú uống thuốc đúng theo phác đồ điều trị thì bệnh lao đã ổn hơn nhưng các triệu chứng ho, khạc đờm, khó thở luôn tái diễn. Vì dùng thuốc nhiều mà chú bị suy kiệt, chú sụt mất 20kg, người ốm yếu, mệt mỏi, không ăn uống được gì, đi chụp phim thì phổi lúc nào cũng xấu”.

   “Thế mà từ ngày dùng thêm BoniDetox, chú thấy các triệu chứng đã giảm dần và hết hẳn. Chú không còn đờm, ho, khó thở gì nữa. Cũng lâu rồi, chú chưa thấy bệnh tái phát lại, phim phổi đẹp lắm. Nhờ vậy mà chú tăng được mười mấy cân, người khỏe khoắn, chơi được thể thao, tập thể dục bình thường. BoniDetox tốt thật đấy!”

   Đến đây, hy vọng các bạn đã nắm được biểu hiện của bệnh lao phổi cũng như phương pháp chẩn đoán xác định. Sau khi đã hoàn thành liệu trình điều trị theo chỉ định của bác sĩ, sử dụng BoniDetox để giúp tăng cường sức đề kháng cho phổi, phòng ngừa lao tái phát là việc quan trọng cần làm của người bệnh. Nếu có băn khoăn gì, mời bạn gọi tới hotline 1800.1044 (giờ hành chính) để được giải đáp!

 

XEM THÊM:

360.000

    Đặt hàng online





    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

    Báo chí nói về chúng tôi

    ĐĂNG KÝ TƯ VẤN
    Hotline: 1800 1044
    tích điểm nhân quà