Bụi phổi là gì, có nguy hiểm không? Cách khắc phục và phòng ngừa bụi phổi

Nội dung chính

 

   Có vô số loại bụi nguy hiểm đang tồn tại ngay bên cạnh con người. Nhưng chúng ta không nhận biết hết được sự hiện diện của chúng. Những loại bụi này sẽ đi vào trong phổi và có thể gây ra những tổn thương rất nghiêm trọng.     

   Bụi phổi là một tình trạng nguy hiểm, là nguyên nhân dẫn đến nhiều bệnh đường hô hấp mãn tính. Tình trạng này cần được phát hiện, khắc phục sớm và phòng ngừa thật hiệu quả. Trong bài viết dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu về điều đó nhé!

 

Bụi phổi là gì, có nguy hiểm không? Cách khắc phục và phòng ngừa bụi phổi

 

Bụi phổi là gì?

    Bụi phổi là khái niệm được dùng để chỉ những loại bụi tồn tại và tích tụ ở trong phổi. Thông thường, phổi sẽ lọc và làm sạch bụi bẩn trước khi không khí đi sâu vào bên trong. Tuy nhiên, nếu thường xuyên hít phải không khí có nhiều bụi, thì phổi sẽ không loại bỏ được hết.

   Khi đó, một phần bụi nằm lại phổi và gây ra bụi phổi. Càng nhiều bụi tích tụ thì chức năng của phổi sẽ càng bị ảnh hưởng. Các loại bụi phổi có thể được phân loại theo những cách sau đây:

Phân loại theo nguồn gốc

   Bụi phổi sinh ra từ nguồn nào, sẽ được đặt tên theo nguồn đó. Một số ví dụ cụ thể như:

  • Bụi Amiăng sinh ra từ việc khai thác, chế biến quặng chứa amiăng. Sản xuất hoặc phá dỡ vật liệu chứa amiăng, như tấm lợp fibro xi măng,… cũng tạo ra bụi này.
  • Bụi phổi Silic sinh ra từ các hoạt động khai thác, chế biến quặng silic. Sản xuất nhựa đường, bê tông, thủy tinh, phá dỡ các công trình xây dựng,… cũng tạo ra bụi silic.
  • Bụi than sinh ra từ quá trình khai thác và chế biến than, đốt than,…
  • Bụi gỗ sinh ra từ quá trình khai thác, chế biến gỗ, cưa, đục, mài giũa, chế tác đồ gỗ,…
  • Bụi vải, bụi bông sinh ra từ quá trình sản xuất vải, dệt vải, may và làm sạch quần áo,…
  • Bụi sơn sinh ra trong quá trình sản xuất, phun sơn, bay hơi,…
  • Bụi từ khói thuốc lá, khí thải phương tiện giao thông, đốt rác, đốt rơm rạ,…

 

Bụi phổi amiăng đến từ các tấm lợp fibro xi măng

 

Phân loại theo kích thước

    Bụi cũng được phân loại dựa theo kích thước. Theo đó, bụi có kích thước càng nhỏ, thì càng gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng với cơ thể. Cách phân loại như sau:

  • Bụi PM 10 có kích thước từ 2.5 tới 10 µm.
  • Bụi PM 2.5 có kích thước từ 1 – 2.5 µm.
  • Bụi PM 1.0 có kích thước từ 0.1 – 1 µm
  • Bụi PM 0.1 có kích thước nhỏ hơn 0.1 µm, còn được gọi là bụi nanomet, bụi nano.

 

Bụi phổi có nguy hiểm không?

   Bụi phổi rất nguy hiểm, có thể gây nhiễm độc phổi, giảm chức năng hô hấp. Ở mức độ nhẹ, người bệnh thường không gặp phải triệu chứng gì đặc biệt. Hoặc, người bệnh có thể ho khan, ho có đờm, khó thở, dễ mắc bệnh lây qua đường hô hấp,…

    Ở mức độ nặng, bụi phổi sẽ gây ra những tổn thương vĩnh viễn ở phổi. Điều này dẫn đến nhiều bệnh đường hô hấp mãn tính như:

  • Bệnh bụi phổi (Pneumoconiosis) xảy ra do phơi nhiễm với bụi trong quá trình lao động. Bệnh sẽ được đặt tên theo các loại bụi phổi tương ứng.
  • Bệnh viêm phế quản mãn tính do phế quản bị viêm nhiễm trong thời gian dài.
  • Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính do tổn thương phế quản, phế nang, phù nề, tắc nghẽn đường hô hấp. Nguyên nhân chính gây bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính là do khói thuốc lá.
  • Bệnh hen phế quản do tăng đáp ứng của đường thở khi tiếp xúc với các loại bụi, dẫn đến sự co thắt bất thường của phế quản.
  • Xơ phổi là tình trạng mô phổi tổn thương, trở nên dày và cứng hơn. Điều này làm mất tính đàn hồi, gây ra sẹo ở phổi.
  • Ung thư phổi là tình trạng tế bào phổi bị đột biến, trở thành ác tính. Bệnh có 2 dạng ung thư phổi tế bào nhỏ và không tế bào nhỏ. Trong đó, ung thư phổi tế bào nhỏ tiến triển rất nhanh và khả năng chữa trị rất thấp. Nguyên nhân hàng đầu gây ung thư phổi là do khói thuốc lá và bụi mịn.

 

Bụi phổi có khả năng gây ra ung thư phổi

 

Cách khắc phục và phòng ngừa bụi phổi là gì?

   Nhìn chung, cách khắc phục và phòng ngừa bụi phổi đều khá tương đồng nhau. Nguyên tắc là giảm phơi nhiễm với các loại bụi, giải độc phổi và phục hồi chức năng hô hấp. Cụ thể:

Giảm phơi nhiễm với bụi phổi

  • Mặc đồ bảo hộ khi làm việc trong những môi trường độc hại, nhiều khói bụi, ô nhiễm. Tắm rửa và thay quần áo ngay sau khi làm việc. Không ăn, uống ở trong hoặc gần khu vực làm việc.
  • Đeo khẩu trang mỗi khi rời khỏi nhà, đến những nơi ô nhiễm. Bạn nên sử dụng các loại khẩu trang lọc bụi mịn và chú ý thay thường xuyên.
  • Trồng nhiều cây xanh xung quanh nhà hơn để chắn bụi, làm sạch không khí.
  • Sử dụng các loại máy lọc khí để loại bỏ bụi bẩn trong nhà.
  • Thường xuyên lau, chùi đồ đạc, quét dọn nhà cửa.
  • Bỏ thuốc lá, không hút thuốc và không đến những nơi có nhiều khói thuốc.

 

Hãy sử dụng các loại khẩu trang có khả năng lọc bụi mịn

 

Giải độc phổi và phục hồi chức năng phổi

  • Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ, sử dụng các thực phẩm sạch, hữu cơ.
  • Thải độc cơ thể bằng cách sử dụng các loại rau xanh, trái cây, thực phẩm lên men (kim chi, dưa bắp cải, sữa chua kefir,…), tỏi, giá đỗ, thảo mộc (kinh giới, ngò, húng quế, bạc hà, mùi tây), nghệ, rong biển, giấm táo.
  • Tắm nắng thường xuyên để bổ sung vitamin D.
  • Tập thể dục, chơi thể thao thường xuyên.
  • Tập hít thở sâu, hít thở có kiểm soát bằng các bài tập thở cơ hoành, thở chúm môi,…
  • Sử dụng sản phẩm BoniDetox để giúp giải độc phổi, làm sạch bụi bẩn, độc tố tích tụ trong phổi. Đồng thời, sản phẩm này cũng giúp thúc đẩy phục hồi chức năng phổi và tăng sức đề kháng của phổi.

 

Thành phần và công dụng của BoniDetox

 

   Hy vọng bài viết trên đã cung cấp thêm những thông tin hữu ích nhất cho quý độc giả về những nguy hiểm đến từ bụi phổi, cũng như cách khắc phục và phòng ngừa. Nếu có băn khoăn về các vấn đề sức khỏe, xin quý độc giả vui lòng gọi điện đến số hotline miễn cước 1800.1044 để được giải đáp nhanh nhất. Cảm ơn quý độc giả đã theo dõi bài viết!

 

XEM THÊM:

360.000

    Đặt hàng online





    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

    Báo chí nói về chúng tôi

    ĐĂNG KÝ TƯ VẤN
    Hotline: 1800 1044