Các bước sơ cứu cơn hen phế quản hiệu quả

Nội dung chính

 

   Hen phế quản là bệnh lý viêm mạn tính đường thở, đặc trưng bởi các cơn hen phế quản cấp tính. Nếu không được xử lý kịp thời, các cơn hen này có thể gây nguy hiểm tính mạng cho người bệnh. Do đó, việc nhận biết cơn hen phế quản và xử trí ban đầu đúng là rất quan trọng đối với bệnh nhân, giúp cho bệnh nhân thoát khỏi cơn khó thở hoặc giảm bớt trước khi đưa vào bệnh viện.

 

Các bước sơ cứu cơn hen phế quản hiệu quả

 

Dấu hiệu nhận biết cơn hen phế quản cấp tính

Dưới đây là các dấu hiệu nhận biết một cơn hen phế quản cấp tính:

  • Các dấu hiệu báo trước một cơn hen sắp xuất hiện là ngứa họng, ngứa mũi, hắt hơi, ho, chảy nước mắt, nước mũi.
  • Các dấu hiệu đặc trưng: Khò khè nặng cả khi người bệnh hít vào lẫn thở ra, khó thở, đau hoặc cảm thấy nặng ngực hay ho. Các dấu hiệu này xuất hiện một cách đột ngột, thường xảy ra sau một yếu tố kích thích như thời tiết thay đổi, gắng sức hay lao động quá mức, tiếp xúc với các chất gây dị ứng (thức ăn, khói thuốc lá, hóa chất, khói bụi,…), nhiễm trùng đường hô hấp,…
  • Nếu xử lý cơn hen chậm, bệnh nhân gặp các triệu chứng nặng hơn như: Đau ngực, nặng ngực, nói khó, cảm giác lo âu, bất an, mặt nhợt nhạt, vã mồ hôi, tím môi và đầu ngón.
  • Nếu kéo dài, người bệnh sẽ bị giảm oxy máu, dẫn đến thiếu máu não và bị ngất, mất ý thức… và có thể tử vong.

 

Các bước sơ cứu cơn hen phế quản

Để hạn chế tối đa việc xuất hiện những cơn khó thở cấp tính bệnh nhân phải tuân thủ đúng theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ và tránh các yếu tố khiến mình phải vào đợt khó thở cấp tính. Đồng thời, bên cạnh mình luôn luôn có bình thuốc cắt cơn khó thở dù đang ở bất cứ nơi nào. Đặc biệt người nhà bệnh nhân hoặc những người bên cạnh cần nắm vững các bước xử trí như sau:

  • Bước 1: Tránh xa nguồn gây khởi phát cơn hen: Khi xuất hiện các biểu hiện đầu tiên của cơn hen phế quản cấp, trước hết người bệnh cần tránh xa những yếu tố nghi ngờ làm khởi phát cơn hen như phấn hoa, khói thuốc lá, mùi hoá chất… và ngồi ở nơi thoáng khí, không tập trung nhiều người quanh người bệnh.
  • Bước 2: Làm ấm cơ thể người bệnh, tránh điều hòa, quạt ẩm
  • Bước 3: Đỡ người bệnh ngồi dậy hoặc nếu nằm thì kê cao nửa người trên: Việc này sẽ giúp người bệnh dễ thở hơn rất nhiều, tuyệt đối không xoa hay vuốt ngực cho người bệnh.
  • Bước 4: Sử dụng thuốc giãn phế quản: Người bệnh cần sử dụng thuốc giãn phế quản dạng xịt để cắt cơn khó thở cấp càng sớm càng tốt. Thuốc thường được sử dụng là các thuốc đồng vận beta 2 tác dụng ngắn. Nếu là cơn hen phế quản nhẹ, bệnh nhân xịt 2 nhát/ lần là thuốc có tác dụng. Nếu sau 20 phút, nếu cơn hen vẫn không giảm thì tiếp tục xịt thêm 2 nhát, sau đó nếu triệu chứng vẫn không giảm thì xịt thêm 2 nhát và đưa bệnh nhân tới bệnh viện cấp cứu.

 

Hướng dẫn sử dụng thuốc xịt cắt cơn hen

 

  • Bước 5: Nếu là cơn hen phế quản nặng: Bệnh nhân có biểu hiện thở dốc, nói không thành câu, ngồi nghỉ cũng khó thở nhiều,… Lúc này, cần cho bệnh nhân xịt hít thuốc cắt cơn và đưa vào bệnh viện gần nhất.
  • Bước 6: Nếu bệnh nhân có biểu hiện của cơn hen phế quản đe dọa tính mạng: Như tím tái, lú lẫn, vã mồ hôi, không thể nói chuyện được,… thì cần gọi ngay cấp cứu 115, trong thời gian chờ đợi xe cần phải xịt ngay 2 nhát thuốc cắt cơn. Ngoài ra, nếu có thể thì nên tiêm thuốc giãn phế quản beta 2 dưới da cho người bệnh.

 

Các cách giúp hạn chế tình trạng hen

   Để giảm thiểu nguy cơ gặp phải cơn hen, bạn có thể tham khảo một số cách như:

  • Tránh tiếp xúc với các tác nhân dễ gây khởi phát cơn hen như: Phấn hoa, bụi nhà, lông động vật, khói thuốc lá,…
  • Tập luyện thể dục thể thao với cường độ vừa phải. Bạn cần chú ý tránh tập các bài tập nặng, quá sức dễ gây cơn hen phế quản bùng phát (còn gọi là hen suyễn do tập thể dục).
  • Điều chỉnh chế độ ăn uống: Bổ sung các thực phẩm cung cấp nhiều vitamin D, vitamin A, vitamin C, chất chống oxy hóa, thức ăn giàu omega-3, rau củ và trái cây tươi. Bệnh nhân không nên sử dụng các loại thực phẩm giàu calo, đồ uống có gas, đồ ăn chứa chất bảo quản, thực phẩm dễ gây dị ứng, đồ đông lạnh hoặc muối chua,…
  • Giữ tâm lý thoải mái, ổn định, tránh các rối loạn cảm xúc quá mức như lo lắng, áp lực, xúc động mạnh,…
  • Chú ý tuyệt đối không lạm dụng các thuốc cắt cơn.
  • Đi khám sức khỏe định kỳ.
  • Giữ ấm cơ thể khi giao mùa và mùa lạnh.
  • Sử dụng BoniDetox của Mỹ. BoniDetox là sản phẩm được sản xuất từ các loại thảo dược tự nhiên giúp phục hồi chức năng hô hấp và bảo vệ phổi khỏi những tác nhân gây hại. Sản phẩm sẽ giúp giảm tình trạng khó thở, thở khò khè và ngăn ngừa những cơn hen cấp tái phát một cách hiệu quả.

 

Sản phẩm BoniDetox của Mỹ.

 

   Mong rằng bài viết này đã giúp bạn cùng tìm hiểu về cách sơ cứu cơn hen phế quản cũng như một số cách dự phòng tránh khởi phát cơn hen cấp. Nếu còn bất kỳ thắc mắc gì, mời bạn gọi đến tổng đài 1800.1044 để được tư vấn. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!

 

XEM THÊM:

 

360.000

    Đặt hàng online





    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

    Báo chí nói về chúng tôi

    ĐĂNG KÝ TƯ VẤN
    Hotline: 1800 1044