Nội dung chính
Các triệu chứng như ho, khó thở, thở khò khè, tức ngực ở người mắc phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) khiến họ không thể có những đêm ngon giấc, thậm chí là bị mất ngủ. Và bài viết sau đây được biên soạn hướng tới mục tiêu giúp bệnh nhân COPD có phương pháp để ngủ ngon hơn mỗi tối. Cùng tìm hiểu ngay nhé!
Cách để ngủ ngon hơn khi mắc bệnh COPD là gì?
Vì sao người bệnh COPD dễ bị rối loạn giấc ngủ?
Nhiều nghiên cứu đã được thực hiện để chứng minh bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ảnh hưởng đến thời lượng và chất lượng giấc ngủ của người bệnh. Nghiên cứu được thực hiện năm 2011 do Hệ thống Chăm sóc Sức khỏe Cựu chiến binh Nam Arizona, Hoa Kỳ cho thấy: có đến 32,9% những người mắc COPD bị rối loạn giấc ngủ, trong khi tỷ lệ này ở những người không mắc COPD chỉ là 20,3%.
Ở bệnh nhân mắc phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), việc họ bị rối loạn giấc ngủ là hậu quả của nhiều yếu tố khác nhau như:
- Tình trạng thiếu oxy, tăng CO2 máu, khó thở, giảm thông khí phổi. Người bệnh thường bị khó thở nặng hơn khi nằm ngửa và cố gắng ngủ khi nằm trên giường.
- Tình trạng viêm nhiễm đường thở.
- Sử dụng thuốc điều trị COPD, ví dụ như thuốc theophylin, corticoid dạng uống và dạng xịt.
- Tình trạng tiểu đêm.
- Các cơn ho, đặc biệt là ho gắng sức để khạc đờm do đờm đặc quánh, khó khạc.
- Việc bỏ thuốc lá đột ngột ở bệnh nhân COPD cũng gây triệu chứng khó ngủ, mất ngủ (triệu chứng của hội chứng cai thuốc).
- Hội chứng chân không yên (RLS) có thể gặp thường xuyên hơn ở bệnh nhân tắc nghẽn phổi so với người không mắc bệnh. Và đây cũng là nguyên nhân khiến bệnh nhân COPD bị mất ngủ.
- Mắc các rối loạn tâm thần khi mắc COPD: Việc mắc bệnh lý mạn tính và nguy hiểm như COPD khiến bệnh nhân lo nghĩ nhiều, thậm chí là mắc rối loạn lo âu, trầm cảm dẫn đến mất ngủ. Trong một nghiên cứu, hơn 20% bệnh nhân mắc COPD cho biết đã phải sử dụng thuốc chống trầm cảm.
- Gặp hội chứng chồng chéo giữa COPD và ngưng thở khi ngủ: Người mắc COPD có triệu chứng của chứng ngưng thở khi ngủ. Và chứng ngưng thở khi ngủ có thể khiến triệu chứng của COPD trở nên nghiêm trọng hơn.
Tình trạng khó thở khiến bệnh nhân bị rối loạn giấc ngủ
Làm thế nào để ngủ ngon hơn khi mắc bệnh COPD?
Để ngủ ngon hơn khi mắc COPD, bạn áp dụng các phương pháp sau đây:
Kiểm soát, cải thiện tốt bệnh COPD
Khi bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính COPD được kiểm soát tốt thì những tác động tiêu cực mà nó gây ra trên giấc ngủ cũng được giảm thiểu.
Để cải thiện hiệu quả bệnh này, bạn cần kết hợp đồng thời:
- Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
- Giải độc phổi (loại bỏ độc tố tích tụ trong phổi, chống oxy hóa, phục hồi chức năng phổi bị tổn thương), tăng cường sức đề kháng cho phổi, giảm triệu chứng ho, đờm khó thở bằng cách sử dụng BoniDetox.
- Tránh xa tác nhân gây nhiễm độc phổi như không khí ô nhiễm, hóa chất độc hại, khói thuốc lá. Bỏ thuốc lá nếu đang hút.
- Sử dụng máy lọc không khí trong nhà, trồng nhiều cây xanh quanh nhà, tập hít thở sâu, tập thở cơ hoành và thở chúm môi hàng ngày.
- Tăng cường vận động, tập thể dục và giữ tinh thần thoải mái, lạc quan, tránh lo âu, căng thẳng.
Áp dụng thở áp lực dương liên tục (CPAP) vào ban đêm khi cần thiết
Thở áp lực dương liên tục (CPAP) sẽ hỗ trợ thở khi bệnh nhân COPD bị suy hô hấp nhưng vẫn còn khả năng thở bằng cách duy trì một áp lực dương liên tục trong suốt chu kỳ thở.
Thiết bị này sẽ giúp giữ cho đường thở luôn thông thoáng, cải thiện tình trạng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn ở bệnh nhân COPD, cải thiện triệu chứng tức ngực khi ngủ, từ đó giúp cải thiện tình trạng mất ngủ.
Áp dụng thở áp lực dương liên tục (CPAP) vào ban đêm khi cần thiết
Áp dụng một số biện pháp khác
- Điều chỉnh tư thế nằm khi ngủ: Ngủ nghiêng được coi là tư thế tốt nhất để giữ cho đường thở luôn thông thoáng, tốt cho giấc ngủ của người bệnh COPD. Người bệnh cũng cần gối đầu bằng chiếc gối có độ cao phù hợp (không quá cao, không quá thấp).
- Bỏ thuốc lá từ từ, tránh bỏ thuốc lá đột ngột.
- Nói chuyện với bác sĩ của bạn nếu bạn bị mất ngủ và đang dùng các thuốc như theophylin dạng xịt, corticoid đường uống và dạng hít.
- Áp dụng các biện pháp vệ sinh giấc ngủ, giới hạn thời gian nằm trên giường, kiểm soát kích thích và kỹ thuật thư giãn theo liệu pháp thay đổi nhận thức hành vi CBI-I để cải thiện giấc ngủ tốt hơn. Để tìm hiểu rõ hơn về liệu pháp này, bạn có thể liên hệ tổng đài miễn cước 18001044 trong giờ hành chính.
Áp dụng các biện pháp thích hợp để ngủ ngon hơn
Khi áp dụng đồng thời các phương pháp trên, tình trạng rối loạn giấc ngủ ở bệnh nhân COPD sẽ được cải thiện tốt. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết, chúc bạn sức khỏe!
XEM THÊM:
- 6 nguồn sinh lực giúp nâng cao sức khỏe nền tảng cho người mắc bệnh mạn tính tại phổi
- Tức ngực khó thở là bệnh gì?