Cách phòng ngừa bệnh hô hấp mùa đông xuân

Nội dung chính

 

   Vào mùa đông xuân, nhiệt độ dần ấm lên, các cơn mưa phùn cũng nhiều hơn. Đây là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn, virus, nấm phát triển. Nếu bạn không có biện pháp bảo vệ cơ thể, nguy cơ cao sẽ phải đối mặt với các bệnh hô hấp. Đặc biệt nếu đang có sẵn bệnh nền, mức độ bệnh đó sẽ trở nên tồi tệ hơn.

 

Cách phòng ngừa bệnh hô hấp mùa đông xuân là gì?

 

Các bệnh hô hấp thường gặp ở mùa đông xuân

   PGS.TS Phan Thu Phương, Giám đốc Trung tâm Hô hấp, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) cho biết, thời tiết thay đổi từ mùa đông chuyển sang mùa xuân có đặc trưng độ ẩm cao, nhiệt độ thấp cộng thêm chức năng đề kháng của cơ thể bị suy giảm. Điều này khiến cho các loại vi trùng, virus, nấm mốc… phát triển mạnh mẽ gây các căn bệnh về đường hô hấp. Những bệnh này bao gồm:

Viêm phế quản cấp tính

   Virus cúm influenza A và B, các virus parainfluenza, virus hợp bào hô hấp, virus hạch, virus đường mũi… thường sinh sôi nhanh vào mùa đông xuân. Chúng gây viêm phế quản cấp tính.

   Các triệu chứng của viêm phế quản thường dễ nhầm với các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp khác. Chúng bao gồm: ho khan hoặc có đờm kèm theo chảy nước mũi, sốt hoặc không, sổ mũi, nghẹt mũi, thở khò khè, đau họng, người mệt mỏi…

Hen suyễn

   Mùa đông xuân thường có nhiều phấn hoa, bụi, vi sinh vật phát tán trong không khí. Đây là nguyên nhân hàng đầu góp phần hình thành và khởi phát cơn hen cấp ở người bệnh hen.

   Lúc này, người bệnh bị khó thở, ho khạc đờm dữ dội. Họ cảm thấy nói khó, lo âu, mặt nhợt nhạt, vã mồ hôi, tím môi… Nếu không được xử trí kịp thời, cơn hen cấp sẽ làm bệnh nhân bị giảm oxy máu, dẫn đến thiếu máu não, mất ý thức… thậm chí là tử vong.

 

Người bệnh hen suyễn dễ tái phát đợt cấp vào mùa đông xuân

 

Giãn phế quản

   Giãn phế quản là tình trạng giãn thường xuyên và không hồi phục của một hay nhiều phế quản kèm theo phá hủy cấu trúc thành phế quản. Bệnh có hai thể là thể “khô” (ít gặp) và thể “ướt” (thường gặp).

   Giãn phế quản ướt là tình trạng giãn phế quản xuất tiết nhiều dịch. Người bệnh có biểu hiện chủ yếu là ho khạc nhiều đờm, nguyên nhân thường do vi khuẩn gây ra.

   Thời tiết lạnh là yếu tố kích thích phế quản tiết dịch, ứ đọng lại trong đó. Nó tạo thành môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Vì vậy mà mùa đông xuân, ca bệnh giãn phế quản thể ướt tăng rõ rệt.

Tâm phế mạn

   Tâm phế mạn là tình trạng suy tim phải thứ phát do tăng áp lực động mạch phổi. Đây là biến chứng thường gặp ở người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.

   Các triệu chứng của tâm phế mạn bao gồm: Khó thở, tim đập nhanh, người mệt mỏi, ho nhiều, phù chân… Mức độ bệnh thường đột ngột trở nặng trong mùa lạnh, khiến bệnh nhân khó thở nhiều. Sau vài đợt như vậy, sức khỏe của họ càng sụt giảm, nguy cơ tử vong cao.

Các bệnh về phổi

  • Áp xe phổi: Khi bị viêm phổi hay giãn phế quản bội nhiễm, nếu không điều trị tốt sẽ biến chứng thành áp xe phổi.
  • Lao phổi: Triệu chứng lao phổi thường nặng hơn vào mùa lạnh.

 

Triệu chứng lao phổi trở nặng hơn vào mùa lạnh

 

  • Viêm phế quản mãn tính và phổi tắc nghẽn mạn tính: Đợt cấp của hai bệnh này dễ tái phát vào mùa lạnh.
  • Suy hô hấp: Do dễ bị nhiễm khuẩn, những người mắc bệnh phổi mạn tính rất dễ lên cơn khó thở và bị suy hô hấp nếu không được cấp cứu kịp thời.

   Có thể thấy, các bệnh hô hấp thường gặp ở mùa đông xuân rất đa dạng. Vậy chúng ta cần làm gì để phòng ngừa những bệnh đó?

 

Cách phòng ngừa bệnh hô hấp mùa đông xuân

   Để phòng ngừa bệnh đường hô hấp mùa đông xuân, bạn nên:

  • Tiêm phòng vacxin đầy đủ như vacxin cúm, vacxin phế cầu, vacxin Covid -19.
  • Giữ khoảng cách với những người có biểu hiện bị bệnh đường hô hấp: Nguy cơ nhiễm khuẩn hô hấp cao hơn trong không gian đông đúc và kín gió. Vì thế, để đảm bảo an toàn, bạn nên hạn chế đến không gian kín, đông người, hạn chế tiếp xúc gần với người đang mắc bệnh.
  • Đeo khẩu trang phù hợp và đúng cách mỗi khi đi ra ngoài: Đảm bảo khẩu trang che mũi, miệng và cằm. Bạn nên rửa tay sạch sẽ trước khi đeo, trước và sau khi tháo ra.

 

Bạn nên đeo khẩu trang đúng cách mỗi khi đi ra ngoài

 

  • Thường xuyên rửa tay sạch: Rửa tay sau khi trở về từ nơi công cộng; trước và sau khi ăn uống; trước khi chuẩn bị thức ăn; sau khi xì mũi, ho; chạm vào động vật; sau khi xử lý rác thải; sau khi đi vệ sinh… Đây là việc rất cần thiết để kịp thời loại bỏ virus, vi khuẩn. Bạn cần lưu ý, rửa tay với dung dịch sát khuẩn có cồn, xà phòng với nước.
  • Che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi: Vứt bỏ khăn giấy đã sử dụng ngay lập tức và rửa tay sạch sẽ.
  • Vệ sinh mũi họng thường xuyên bằng nước muối sinh lý.
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp: Bạn cần bổ sung đầy đủ và cân đối các nhóm dưỡng chất như bột, đường, đạm, chất béo, vi chất.
  • Giữ ấm cơ thể, nhất là vùng ngực và cổ, nên uống nước ấm.
  • Hạn chế tiếp xúc với bụi bặm, ký sinh vật, nấm mốc, phấn hoa…
  • Tránh thức khuya, ngủ đủ giấc.
  • Duy trì tập thể dục nhẹ nhàng trong nhà hoặc ở ngoài trời khi thời tiết ấm lên.
  • Với người mắc bệnh hen suyễn, viêm phế quản mạn tính, phổi tắc nghẽn mạn tính nên sử dụng thêm sản phẩm BoniDetox của Mỹ để giải độc phổi. Khi lá phổi khỏe mạnh, nguy cơ tái phát đợt cấp và nguy cơ nhập viện sẽ được giảm thấp.

   Hy vọng qua bài viết các bạn đã biết cách phòng ngừa bệnh hô hấp thường gặp ở mùa đông xuân. Nếu đã có sẵn bệnh lý mạn tính ở phổi, BoniDetox sẽ là vũ khí giúp bạn chống lại những căn bệnh đó, cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết!

 

XEM THÊM:

 

 

360.000

    Đặt hàng online





    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

    Báo chí nói về chúng tôi

    ĐĂNG KÝ TƯ VẤN
    Hotline: 1800 1044
    tích điểm nhân quà