Suy hô hấp do bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Nội dung chính

 

   Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) là bệnh lý đường hô hấp có tỷ lệ tử vong cao do dễ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị hiệu quả. Suy hô hấp là một biến chứng thường gặp trong số đó. Vậy nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa tình trạng này là gì? Mời bạn theo dõi bài viết sau để có câu trả lời!

 

Suy hô hấp là một biến chứng của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

 

Suy hô hấp là gì?

   Suy hô hấp là tình trạng phổi không nhận đủ lượng oxy hoặc bị tích tụ quá nhiều carbon dioxide, làm hỏng các cơ quan trong cơ thể. Suy hô hấp làm suy giảm oxy máu động mạch, từ đó làm chậm quá trình phân phối oxy đến các mô.

   Người bệnh COPD bị suy hô hấp thì không thể điều trị tại nhà mà bắt buộc phải tới bệnh viện. Bởi tình trạng này rất nguy hiểm, có nguy cơ cao đe dọa tính mạng.

 

Nguyên nhân gây ra suy hô hấp ở người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

   Dưới đây là một số nguyên nhân khiến người bệnh COPD gặp phải tình trạng suy hô hấp:

  • Phương pháp điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính không phù hợp khiến bệnh không những không thuyên giảm mà còn gây ra biến chứng suy hô hấp.
  • Người bệnh bị nhiễm trùng đường hô hấp do các loại vi khuẩn và virus.
  • Người bệnh COPD kết hợp sử dụng thuốc an thần hoặc thuốc ngủ.
  • Người bệnh hít phải khí độc hại khi môi trường sống bị ô nhiễm.
  • Người bệnh đang điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nhưng vẫn hút thuốc lá.
  • Người bệnh bị mắc kèm các bệnh lý khác như tắc mạch phổi, nhiễm trùng não, ổ bụng, suy tim, các bệnh rối loạn chuyển hóa…
  • Người bệnh sử dụng các chất kích thích, uống rượu bia quá nhiều gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh – vốn có vai trò kiểm soát hơi thở. Lúc này, người bệnh có thể thở chậm, hơi thở nông, dễ gặp các cơn suy hô hấp đợt cấp COPD.
  • Người bệnh bị suy giảm hệ miễn dịch thì nguy cơ gặp phải tình trạng suy hô hấp nặng sẽ cao hơn nhiều, bởi khả năng chống chọi lại các loại vi khuẩn hay virus gây bệnh là không thể.

   Bệnh nhân COPD cần chú ý hơn tới các dấu hiệu suy hô hấp để xử lý kịp thời, tránh rủi ro.

 

Triệu chứng suy hô hấp do bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

   Các triệu chứng người bệnh COPD bị suy hô hấp do thiếu oxy:

  • Người bệnh cảm thấy mệt mỏi, gặp khó khăn trong các hoạt động sinh hoạt hàng ngày như đi lại, mặc quần áo, lên xuống cầu thang…
  • Luôn cảm thấy khó thở, đặc biệt khi đang hoạt động.
  • Luôn cảm thấy buồn ngủ.
  • Ngón tay, ngón chân và môi xanh xao, nhợt nhạt.

   Các triệu chứng khi người bệnh COPD bị suy hô hấp do nồng độ carbon dioxide trong máu tăng cao:

  • Nhìn mờ, suy giảm thị lực;
  • Người bệnh thấy đau đầu, lú lẫn;
  • Thở nhanh, thở gấp, nhịp tim nhanh.

   Một số người bệnh có thể gặp triệu chứng của thiếu oxy và dư thừa carbon dioxide tăng cao cùng lúc.

 

Bệnh nhân luôn cảm thấy khó thở

 

Biến chứng của suy hô hấp do COPD

   Bệnh nhân bị suy hô hấp do bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có nguy cơ bị các biến chứng sau:

  • Tràn khí màng phổi: Đây là biến chứng rất phổ biến và nguy hiểm. Nguyên nhân do bệnh nhân bị tắc nghẽn đường thở kéo dài, lượng khí hít vào trong phế nang không được đẩy ra hết. Lượng khí tích tụ ngày càng nhiều khiến phế nang căng giãn, mỏng dần và dễ vỡ gây tràn khí màng phổi.
  • Bệnh nhân có thể bị thuyên tắc động mạch phổi.
  • Trong quá trình xử lý tình trạng suy hô hấp, bệnh nhân có thể mắc thêm các bệnh lý khác về phổi như viêm phổi liên quan đến thở máy, viêm phổi bệnh viện.
  • Bệnh nhân dễ gặp phải tình trạng phụ thuộc vào máy thở khi sử dụng máy thở trong thời gian dài. Vì vậy, các bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng bệnh thường xuyên để xác định thời điểm thích hợp cho bệnh nhân ngưng dùng máy thở.

 

Chẩn đoán suy hô hấp do bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

   Để chẩn đoán tình trạng suy hô hấp do COPD, các bác sĩ sẽ tiến hành chẩn đoán qua 3 nhóm:

Chẩn đoán xác định bệnh

  • Khám lâm sàng: Tiền sử bệnh (đã được chẩn đoán mắc bệnh COPD hay chưa) và các triệu chứng lâm sàng của bệnh nhân.
  • Đo tỉ lệ PaO2, SpO2, pH và PaCO2 (Bệnh nhân suy hô hấp có chỉ số PaO2, SpO2 và pH giảm mạnh, PaCO2 lại tăng cao).
  • Chụp X – quang phổi.

Chẩn đoán nguyên nhân gây suy hô hấp

  • Nguyên nhân thường gặp nhất là do một số loại vi khuẩn, virus như Haemophilus influenzae, Streptococcus pneumoniae và Moraxella catarrhalis.
  • Nguyên nhân phổ biến khác là hút thuốc lá, nhiễm lạnh, hít phải khói khí độc hay bụi ô nhiễm.
  • Tuy nhiên, có tới ⅓ trường hợp bác sĩ không thể tìm ra nguyên nhân chính xác.

Chẩn đoán phân biệt

   Để phân biệt tình trạng suy hô hấp với các bệnh có triệu chứng tương tự như nhồi máu phổi, hen phế quản, tràn khí màng phổi hoặc lao phổi, các bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện các xét nghiệm khác nhau.

 

Điều trị suy hô hấp do bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

   Mục đích điều trị suy hô hấp là đưa oxy đến phổi và các cơ quan khác, đồng thời loại bỏ carbon dioxide ra khỏi cơ thể người bệnh.

   Các phương pháp điều trị gồm:

Liệu pháp oxy

   Tùy theo mức độ bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định liệu pháp oxy phù hợp cho bệnh nhân, ví dụ:

  • Ống thông mũi.
  • Mặt nạ thông khí.
  • Máy thở cơ học.
  • Mở khí quản.
  • Oxy hóa màng ngoài cơ thể.

 

Bác sĩ sẽ chỉ định liệu pháp oxy phù hợp với mức độ bệnh

 

Điều trị bằng thuốc

   Phương pháp điều trị bằng thuốc nhằm điều trị nguyên nhân và cải thiện các triệu chứng cho bệnh nhân. Các thuốc thường được chỉ định gồm:

  • Thuốc kháng sinh: Dùng để điều trị tình trạng suy hô hấp do nhiễm trùng.
  • Thuốc giãn phế quản: Giúp mở đường thở, hoặc điều trị các cơn hen suyễn. Thường là thuốc cường beta-2 kết hợp với thuốc kháng cholinergic khí dung qua mặt nạ.
  • Corticoid: Nhằm điều trị các triệu chứng viêm đường thở. Corticoid được chỉ định tiêm trực tiếp vào tĩnh mạch người bệnh với liều lượng 2mg/kg/24 giờ, phải chia thành 2 đợt tiêm.

Các phương pháp khác

   Đây là các phương pháp bổ sung để thúc đẩy nhanh quá trình phục hồi, ngăn ngừa biến chứng cho người bệnh:

  • Truyền dinh dưỡng.
  • Vật lý trị liệu.
  • Phục hồi chức năng phổi.

 

Bệnh nhân COPD nên làm gì để phòng tránh suy hô hấp?

   Để giảm thiểu tối đa nguy cơ suy hô hấp do bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, bệnh nhân nên:

  • Tuân thủ đúng theo phác đồ điều trị của bác sĩ.
  • Giữ cho phổi khỏe mạnh bằng cách không hút thuốc lá, hạn chế rượu bia, đeo khẩu trang khi ra ngoài, sử dụng máy lọc không khí,…
  • Hỏi ý kiến của bác sĩ khi muốn sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, đặc biệt là thuốc ngủ hoặc thuốc an thần.
  • Không nên đến những nơi đông người khi có dịch bệnh đường hô hấp, và tiêm phòng cúm định kỳ hàng năm.
  • Thay đổi lối sống, sinh hoạt lành mạnh bằng cách ăn uống khoa học, đủ chất, tập luyện thể dục thể thao, kiểm soát cân nặng, hạn chế căng thẳng…
  • Sử dụng BoniDetox của Mỹ để kiểm soát bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.

 

BoniDetox – Bí quyết giúp kiểm soát bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính từ Mỹ

   BoniDetox là sản phẩm được nhập khẩu từ Mỹ. BoniDetox là giải pháp hoàn hảo dành cho người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nhờ công thức toàn diện như sau:

  • Nhóm thảo dược giúp giải độc phổi: Baicalin, cam thảo Italia, xuyên tâm liên, lá ô liu.
  • Nhóm thảo dược giúp bảo vệ phổi trước các tác nhân gây độc mới: Cúc tây, xuyên bối mẫu.
  • Nhóm thảo dược giúp giãn phế quản, tiêu đờm: Tỳ bà diệp, lá bạch đàn, bồ công anh.
  • Fucoidan từ tảo nâu Nhật Bản: Đây là thành phần đã được chứng minh có tác dụng giúp tăng cường sức đề kháng phổi, ngăn ngừa ung thư.

 

Công thức toàn diện của BoniDetox

 

   Nhờ công thức toàn diện như vậy, BoniDetox có tác dụng giúp:

  • Giải độc phổi, loại bỏ các độc tố tích tụ trong phổi, phục hồi các tế bào phổi bị tổn thương, bảo vệ phổi trước các tác nhân gây độc mới như khói thuốc lá, ô nhiễm không khí,…
  • Cải thiện các bệnh lý liên quan đến phổi, trong đó có bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD)…, đồng thời giúp long đờm, giảm ho, giảm khó thở ở các bệnh nhân này.

   Mong rằng bài viết trên đây đã giúp bạn đọc hiểu thêm về tình trạng suy hô hấp do bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Đây là một trong các biến chứng nguy hiểm của COPD. Do đó, nếu thấy các dấu hiệu suy hô hấp trong bài, bạn nên đến ngay các trung tâm y tế gần nhất để được xử lý kịp thời. Ngoài ra, bạn nên sử dụng thêm BoniDetox từ Mỹ để kiểm soát tốt bệnh COPD, ngăn ngừa biến chứng nhé. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!

 

XEM THÊM:

 

360.000

    Đặt hàng online





    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

    Báo chí nói về chúng tôi

    ĐĂNG KÝ TƯ VẤN
    Hotline: 1800 1044
    tích điểm nhân quà