Cách tống đờm ra khỏi cổ hiệu quả, đơn giản

Nội dung chính

 

    Nếu bạn đang gặp tình trạng đờm quá đặc và dính, không thể khạc ra được thì hãy theo dõi nội dung được chia sẻ ngay sau đây. Ở phần 1 của bài viết, chúng tôi sẽ giúp bạn biết được những nguyên nhân khiến đờm khó khạc ra được. Ở phần thứ 2, chúng tôi sẽ đưa ra 5 cách tống đờm ra khỏi cổ hiệu quả và đơn giản. Đừng bỏ lỡ nhé!

 

Cách tống đờm ra khỏi cổ nào là hiệu quả?

 

Tại sao đờm bị vướng ở cổ và rất khó tống ra ngoài?

    Đờm là chất nhầy được tạo ra từ niêm mạc đường hô hấp. Có một thông tin sẽ khiến nhiều người ngạc nhiên, đó là đường hô hấp của con người luôn có các chất nhầy và nó rất quan trọng với sức khỏe. Đây là lớp lót ở miệng, mũi, họng, xoang, phổi, có tác dụng làm ẩm, bắt giữ bụi bẩn, vi khuẩn, virus, sau đó được tống ra ngoài khi con người nuốt hoặc khạc đờm. 

    Khi bạn khỏe mạnh, lượng chất nhầy sẽ ít và loãng nên hầu hết chúng ta không để ý đến nó. Tuy nhiên, khi gặp yếu tố nào đó khiến đờm được tiết ra nhiều hơn, đặc lại sẽ gây khó chịu, đặc biệt là nếu nó đặc và dính đến mức không thể khạc ra ngoài.

Có nhiều nguyên nhân khiến đờm tiết nhiều, trở nên đặc quánh và dính, đó là:

  • Mắc các bệnh lý nhiễm trùng tại đường hô hấp: Khi có tình trạng nhiễm trùng đường hô hấp, đờm tiết ra nhiều hơn, các tế bào bạch cầu hoạt động mạnh tại vị trí viêm nhiễm để chống lại các vi sinh vật gây bệnh khiến đờm có màu. Một số bệnh lý nguyên nhân gây tình trạng có thể kể đến như:
  • Viêm xoang, nhiễm trùng xoang.
  • Viêm họng do vi khuẩn.
  • Viêm phổi, viêm phế quản, viêm tiểu phế quản.
  • Các bệnh mạn tính như hen phế quản, viêm phế quản mạn tính, phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), khí phế thũng, giãn phế quản…
  • Thói quen hút thuốc lá hoặc tiếp xúc với không khí ô nhiễm trong thời gian dài khiến phổi bị nhiễm độc. Điều này khiến màng nhầy bị viêm, tế bào tiết nhầy tăng hoạt động khiến đờm nhầy được tiết nhiều hơn.
  • Độ ẩm không khí thấp, uống ít nước, uống cà phê khiến cổ họng trở nên khô hơn. Điều này khiến chất nhầy được tăng tiết nhiều hơn nhưng không đủ ẩm mà trở nên dính và đặc.

 

Tại sao đờm bị vướng ở cổ và rất khó tống ra ngoài?

 

Cách tống đờm ra khỏi cổ hiệu quả và đơn giản

Vỗ rung lồng ngực

    Vỗ rung lồng ngực sẽ giúp đờm long ra và dễ được tống ra ngoài, làm cho đường thở thông thoáng, không khí ra vào phổi nhiều hơn. Phương pháp này có thể thực hiện rộng rãi ở bệnh viện cũng như tại gia đình bệnh nhân. Người thực hiện có thể là bác sĩ, y tá, người nhà hoặc chính người bệnh.

    Vỗ rung lồng ngực kết hợp giữa động tác vỗ và kỹ thuật rung lồng ngực. Động tác vỗ là dùng tay vỗ nhẹ vào ngực nhằm tạo nên các sóng xung lực tác động qua thành ngực truyền vào phổi, làm các cục đờm ứ đọng dính vào phế quản bị bong ra và dễ được tống ra ngoài. Động tác lắc và rung lồng ngực kết hợp với vỗ sẽ tạo lực thúc đẩy đờm dễ thoát ra hơn.

   Các thao tác được thực hiện như sau: Khép các ngón tay lại, vỗ nhịp nhàng, đều đặn, di chuyển ở vùng lưng trên từ cao xuống thấp, tốc độ vỗ đều đều tạo nên sự thư giãn, dễ chịu cho người bệnh liên tục trong 3-5 phút (không ngưng giữa chừng). Người bệnh lưu ý không nên vỗ quá mạnh, quá nhanh làm đau và khó chịu cho người bệnh. Nếu trong quá trình vỗ, người bệnh muốn ho thì có thể kết thúc động tác vỗ, chuyển sang rung với lực vừa phải, nhẹ nhàng.

 

Động tác vỗ rung lồng ngực giúp đờm được tống ra dễ dàng hơn

 

Cách tống đờm ra khỏi cổ bằng việc uống nhiều nước

     Việc uống đủ nước sẽ góp phần giúp đờm loãng hơn nên sẽ dễ được tống ra ngoài hơn. Khi gặp tình trạng đờm không khạc được, bạn nên ưu tiên uống nước ấm, không uống nước lạnh. Và bạn cũng nên uống nước lọc, không uống các loại nước ngọt, rượu, bia hay cà phê.

    Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng máy tạo độ ẩm hoặc xông hơi để làm loãng đờm hơn khi nguyên nhân là do môi trường quá khô.   

Cách tống đờm ra khỏi cổ – hãy tăng cường vận động

   Người bệnh cần vận động hàng ngày, không nên nằm nhiều nếu đi lại được, nếu không thì cũng phải ngồi dậy. Thời gian cần vận động mỗi ngày từ 30 phút trở lên (nếu đi bộ) tùy từng người, không nên gắng sức quá mức. Vận động sẽ giúp đờm dễ long và khạc ra ngoài hơn.

Sử dụng  các sản phẩm chứa thảo dược có tác dụng chống viêm, long đờm

    Các thảo dược có tác dụng giúp giảm ho, làm loãng và long đờm, kết hợp với chống viêm, kháng khuẩn mạnh như tỳ bà diệp, lá bạch đàn, bồ công anh giúp giảm lượng đờm trong đường hô hấp, làm loãng chúng, khiến đờm dễ được khạc ra ngoài.

Cải thiện tốt các bệnh lý gây đờm

     Với các bệnh cấp tính như viêm họng, viêm phổi, viêm phế quản cấp, bạn cần dùng các thuốc như kháng sinh, long đờm… theo chỉ định của bác sĩ.

    Với các bệnh lý như viêm phế phế quản mạn tính, phổi tắc nghẽn mạn tính COPD…, nhiệm vụ quan trọng nhất đó là bạn cần khắc phục nguyên nhân gốc của bệnh đó là tình trạng nhiễm độc phổi. Vì vậy, ngoài dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, bạn cần kết hợp với việc bỏ thuốc lá, tránh tiếp xúc với hóa chất độc hại, dùng máy lọc không khí kết hợp sử dụng thêm BoniDetox của Mỹ để giải độc phổi hiệu quả. 

    Mong rằng bài viết trên đã giúp các bạn biết cách tống đờm ra khỏi cổ hiệu quả. Nếu có bất kỳ băn khoăn gì, mời bạn vui lòng gọi điện lên tổng đài miễn cước 1800.1044 (trong giờ hành chính) để được các dược sĩ đại học tư vấn miễn phí. Cảm ơn các bạn!

 

XEM THÊM:

 

360.000

    Đặt hàng online





    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

    Báo chí nói về chúng tôi

    ĐĂNG KÝ TƯ VẤN
    Hotline: 1800 1044
    tích điểm nhân quà