Cảnh báo: Phổi trắng do cúm A chồng Covid -19

Nội dung chính

 

   Dịch Covid – 19 cơ bản đã được kiểm soát nhưng trong cộng đồng hiện nay, số ca bệnh vẫn xuất hiện, thậm chí có xu hướng gia tăng. Điều đáng ngại là cúm A cũng rộ lên theo diễn biến thời tiết. Khi mắc đồng thời cả hai bệnh này, người bệnh dễ bị phổi trắng, nguy cơ gặp biến chứng cao, nhất là với đối tượng trẻ em và người cao tuổi.

 

Phổi trắng do cúm A chồng Covid -19

 

Tổng quan về cúm A

   Cúm A là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do các virus cúm mùa gây nên. Các chủng virus cúm A phổ biến là A(H1N1), A(H3N2)… Chúng lây nhiễm trực tiếp từ người bệnh sang người lành thông qua các giọt bắn khi nói chuyện, ho, hắt hơi…

   Triệu chứng của cúm A thường xuất hiện đột ngột bao gồm: Ho, chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi, hắt xì, đau họng, sốt, đau đầu, mệt mỏi, ớn lạnh, nhức mỏi cơ thể.

   Đôi khi, các triệu chứng bệnh có thể tự khỏi mà không cần các can thiệp điều trị. Tuy nhiên, nhiều trường hợp cúm A tiến triển thành biến chứng nghiêm trọng như nhiễm trùng tai, hen suyễn, viêm phổi, viêm phế quản…

 

Tổng quan về Covid -19

   Covid-19 là bệnh do virus Corona gây ra. Chúng gây viêm đường hô hấp cấp ở người và dễ lây lan thành đại dịch. Người bệnh thường bắt đầu từ triệu chứng giống cảm lạnh thông thường như mệt mỏi, ho, sốt, viêm họng… Nếu không kiểm soát tốt, Covid -19 sẽ tiến triển nặng gây viêm phổi, suy hô hấp, nguy cơ tử vong cao.

   Tuy hiện nay, Covid -19 đã có vaccine giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh. Thế nhưng, các biến chủng virus vẫn tiếp tục đột biến, len lỏi trong cộng đồng và gây bệnh.

   Với người khỏe mạnh đã tiêm vacxin đầy đủ, Covid -19 không còn đáng lo ngại. Tuy nhiên, người có sức đề kháng yếu như trẻ nhỏ, người cao tuổi hay những người mắc các bệnh nền, virus Corona vẫn là mối nguy hại lớn, đe dọa tính mạng họ., nhất là trong bối cảnh cúm A đang ngày càng gia tăng hiện nay.

 

Cúm A chồng Covid-19 khiến tình trạng bệnh tiến triển xấu rất nhanh

 

Cúm A chồng Covid -19 có thể gây trắng phổi

   Mắc cúm A chồng Covid-19 là tình trạng nguy hiểm, đang dần xuất hiện trong thời gian gần đây. ThS.BS Phạm Văn Phúc, Phó trưởng khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết: Số ca Covid-19 có sự gia tăng trở lại. Bên cạnh đó, cúm A cũng rộ lên theo diễn biến thời tiết nên tình trạng mắc đồng thời hai bệnh xuất hiện ngày càng nhiều.

   Cúm A chồng Covid- 19 đặt ra nhiều thách thức cho lực lượng điều trị. Bởi lúc này, tình trạng bệnh nhân diễn biến xấu rất nhanh, đặc biệt là tổn thương phổi.

   Chẳng hạn như trường hợp của nam bệnh nhân 66 tuổi vào viện cấp cứu trong tình trạng suy hô hấp nặng. Ngay lập tức, người bệnh được đặt ống thở máy và chuyển đến Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương.

   Bác sĩ Phúc thăm khám và kết luận, người bệnh mắc đồng thời cả cúm A và Covid-19. Ngoài ra, người này còn có bệnh nền tiểu đường. Được biết, chỉ sau 3 ngày xuất hiện triệu chứng đầu tiên của cúm A, người bệnh đã có tổn thương phổi lan tỏa hai bên, gây hiện tượng phổi trắng.

   Tại thời điểm được chuyển đến Khoa Hồi sức tích cực, bệnh nhân đã tổn thương phổi đến 70%.

   BS Phúc phân tích: “Cúm A và Covid-19 đều là bệnh do virus gây ra và chủ yếu tấn công vào đường hô hấp. Với bệnh nhân cùng mắc 2 căn nguyên ở một vị trí, việc điều trị sẽ khó khăn hơn rất nhiều. Bởi lẽ, bác sĩ sẽ phải điều trị đồng thời cả 2 bệnh, trong khi đó mức độ tổn thương lại tiến triển rất nhanh.”

 

Cúm A và Covid-19 khiến việc điều trị khó khăn hơn rất nhiều

 

   Sau 10 ngày điều trị tích cực, bệnh nhân trên vẫn đang trong tình trạng rất nặng. Dù tổn thương phổi đã cải thiện nhưng khả năng hô hấp vẫn phụ thuộc hoàn toàn vào máy thở.

   Bác sĩ cũng cảnh báo người có bệnh nền liên quan đến tim mạch, phổi hay tiết niệu cũng là yếu tố làm tăng nguy cơ gặp biến chứng nặng khi mắc cúm A. Không ít bệnh nhân đang điều trị có bệnh nền như: Tiểu đường, cao huyết áp, suy thận đã diễn biến suy hô hấp chỉ sau 4-5 ngày mắc căn bệnh này. Do đó, tốt nhất chúng ta nên áp dụng biện pháp phòng ngừa mắc cúm ngay từ bây giờ.

 

Cách phòng ngừa cúm A và Covid-19

   Để phòng ngừa cúm A và Covid-19, bạn nên thực hiện tốt các biện pháp sau:

  • Vệ sinh cá nhân thường xuyên: Rửa tay sạch, đeo khẩu trang khi ra đường, trong mùa dịch cần tránh nơi đông người.
  • Nhóm đối tượng nguy cơ như người mắc bệnh mạn tính, phụ nữ mang thai, người già, trẻ em… cần tránh tiếp xúc với người mắc bệnh cúm hoặc nghi ngờ mắc bệnh, giữ khoảng cách tối thiểu 2m.
  • Khi có các triệu chứng cúm như: Sốt, ho, sổ mũi, đau đầu… nên đến các cơ sở y tế khám để xác định bệnh và có biện pháp phòng ngừa lây nhiễm cho những người xung quanh.

 

Người cao tuổi nên đi thăm khám sớm nếu có triệu chứng cúm

 

  • Vệ sinh nơi ở, lớp học, nơi làm việc, lau chùi vật dụng, đồ chơi bằng hóa chất sát khuẩn.
  • Không tự ý sử dụng thuốc nếu không có chỉ dẫn của bác sĩ, đặc biệt là thuốc kháng virus Tamiflu chỉ có tác dụng khi được sử dụng trong vòng 48h kể từ khi có triệu chứng cúm.
  • Tăng cường sức đề kháng bằng cách nghỉ ngơi, ăn uống, sinh hoạt hợp lý, tập thể dục hàng ngày.
  • Tiêm phòng vắc xin cúm hàng năm cho trẻ em từ 6 tháng tuổi trở lên và người lớn. Nhóm đối tượng nguy cơ cao cần được tiêm phòng trước mùa dịch, đặc biệt là trẻ em, người cao tuổi, người mắc bệnh mạn tính, người suy giảm miễn dịch, phụ nữ có thai….
  • Tiêm phòng vắc xin Covid- 19 theo đúng khuyến cáo của Bộ Y tế.
  • Tăng cường sức khỏe cho hai lá phổi bằng cách sử dụng sản phẩm BoniDetox của Mỹ.

      Đến đây, hy vọng các bạn đã biết tình trạng phổi trắng do cúm A chồng Covid-19. Một khi mắc cả hai bệnh, mức độ tiến triển nặng rất nhanh, nguy cơ đe dọa tính mạng người bệnh. Vì vậy ngay từ bây giờ, chúng ta cần chung tay phòng ngừa các bệnh đó lây lan diện rộng.

 

XEM THÊM:

 

 

360.000

    Đặt hàng online





    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

    Báo chí nói về chúng tôi

    ĐĂNG KÝ TƯ VẤN
    Hotline: 1800 1044
    tích điểm nhân quà