Nội dung chính
Rời xa thành thị, về nông thôn sống là một xu hướng của những người đã chán ngán cảnh bon chen và bụi bẩn. Nghĩ đến các vùng quê, người ta thường nghĩ đến bầu không khí trong lành, không khói bụi. Tuy nhiên, sự thực không phải vậy. Tại các vùng sản xuất nông nghiệp, không khí nhiều khi vô cùng ô nhiễm. Đặc biệt vào mùa gặt, không khí bị bao trùm bởi khói từ việc đốt rơm rạ. Vậy đốt rơm rạ gây độc cho phổi như thế nào? Giải pháp tối ưu là gì? Đọc và tìm hiểu thêm trong bài viết dưới đây nhé!
Đốt rơm rạ gây độc cho phổi nghiêm trọng
Đốt rơm rạ là nguồn ô nhiễm lớn của vùng nông thôn
Chất lượng không khí nông thôn ở các vùng khác nhau thì cũng khác nhau. Có rất nhiều nguồn gây ô nhiễm cho khu vực nông thôn như các khu công nghiệp, nhà máy nhiệt điện, mỏ khai thác than quặng…
Nhiều người đổ lỗi hoàn toàn cho các nguyên nhân trên, rằng nền công nghiệp hiện đại đang phá hủy bầu không khí trong lành của họ. Thế nhưng, có một nguyên nhân lớn phát sinh ngay tại đó đã và đang khiến bầu không khí ngày càng ô nhiễm. Đó chính là hoạt động đốt rơm rạ sau mỗi vụ gặt.
Đốt rơm rạ gây độc cho phổi như thế nào?
Trong khói bụi hình thành khi đốt rơm rạ có rất nhiều thành phần khác nhau, chúng có kích thước từ siêu nhỏ không nhìn được bằng mắt thường đến các muội than có kích thước lớn hơn, bay lơ lửng trong không khí.
Trong khói rơm rạ có chứa các hạt bụi mịn, khí CO, CO2, SO2, NO2… Tất cả các khí này đều gây độc cho cơ thể con người, đặc biệt là khí CO có thể gây chết người. Khói gây cay và chảy nước mắt, kích thích cổ họng, gây tình trạng ho, hắt hơi, thậm chí là ngạt thở. Dần dần, người bệnh sẽ gặp các bệnh tại đường hô hấp trên như: viêm mũi họng, viêm thanh quản, viêm họng…
Không chỉ gây các phản ứng cấp tính như ho, hắt hơi và viêm đường hô hấp trên… mà khi tiếp xúc với khói này trong thời gian dài sẽ khiến con người đối mặt với nguy cơ gặp các bệnh về hô hấp như viêm phế quản, viêm phổi, ung thư phổi, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính COPD.
Như vậy, có thể thấy không khí tại các vùng nông thôn không thực sự an toàn như chúng ta vẫn nghĩ.
Hít khói bụi trong thời gian dài làm khiến bạn đối mặt với bệnh ung thư phổi
Giải pháp nào để bảo vệ môi trường khi mùa gặt đến
Rơm rạ được coi là chất thải nông nghiệp khi chúng ít có thể tận dụng được để sinh ra giá trị. Để tận dụng cũng như xử lý rơm rạ sau thu hoạch, người ta chọn cách đốt để lấy tro bón ruộng. Vậy, nên làm gì để vừa giảm thiểu tối đa việc đốt rơm rạ, vừa tận dụng tốt nhất nguồn chất thải hữu cơ này? Sau khi thu hoạch xong, người nông dân nên:
- Vùi rơm rạ xuống đất: Điều này giúp cung cấp nhiều nitơ cho đất hơn, đem lại lợi ích lâu dài về sau.
- Tận dụng làm nguồn thức ăn cho gia súc.
- Dùng rơm rạ để sản xuất ethanol: Hiện có nhiều công ty sử dụng rơm rạ để sản xuất ethanol, người nông dân có thể tích trữ và bán lại cho các công ty này.
- Tận dụng 1 phần rơm rạ để trồng nấm rơm.
Như vậy, không chỉ mang lại lợi ích về kinh tế mà còn giúp môi trường sạch hơn, giảm thiểu nguy hại đến sức khỏe do việc đốt rơm rạ gây ra.
Chủ động bảo vệ và giải độc phổi để luôn khỏe mạnh trong bầu không khí ô nhiễm
Chúng ta cần chấp nhận thực tế rằng, không khí đang ngày càng ô nhiễm. Dù ở bất kỳ đâu, dù bất kỳ thời điểm nào chúng ta cũng đã và đang hít thở không khí với vô số khói, bụi mịn và vi khuẩn.
Với bầu không khí có lượng khói và bụi mịn nhỏ, phổi của chúng ta hoàn toàn có khả năng tự làm sạch nhờ các cơ chế lọc và đẩy bụi mịn ra ngoài của các lông nhung; cơ chế phát hiện, bắt giữ, phá hủy và loại bỏ tác nhân gây bệnh của đại thực bào phế nang.
Ngay cả khi phổi đã bị nhiễm độc, cơ thể vẫn có các cơ chế để giải độc phổi như làm tăng nồng độ và thúc đẩy hoạt động của Glutathion nội bào và enzyme CYP450 trong phổi. Glutathion và enzyme CYP450 có tác dụng giải độc cho cơ thể, chống oxy hóa và giúp tế bào chống lại tác động từ các tác nhân vật lý, sự ô nhiễm, độc tố, hóa chất, đặc biệt là bụi mịn đã xâm nhập vào phổi.
Tuy nhiên, khi không khí ô nhiễm vượt ngưỡng cho phép, các hoạt động của đại thực bào, lông nhung hay các chất có chức năng giải độc đều không đủ để chống lại các tác nhân gây bệnh.
Vì vậy, để bảo vệ lá phổi trước sự tấn công của bụi mịn, giải pháp tối ưu đó là tăng cường khả năng tự bảo vệ và giải độc của phổi.
Bảo vệ và giải độc phổi từ thảo dược tự nhiên – Bước tiến mới của nền y học hiện đại
Nhiều nghiên cứu được thực hiện để tìm ra giải pháp bảo vệ và giải độc phổi hiệu quả. Sau nhiều nghiên cứu, các nhà khoa học nhận thấy dùng thảo dược tự nhiên là giải pháp tốt nhất vì tính an toàn và hiệu quả vượt trội. Các thảo dược tiêu biểu nhất đó là:
Cúc tây và xuyên bối mẫu: bảo vệ phổi hiệu quả từ bên trong
Cúc tây: Theo nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Đại học Alberta, Edmonton, Canada, chiết xuất cúc tây làm tăng cường mạnh mẽ chức năng đại thực bào phế nang, từ đó giúp điều hòa miễn dịch, làm sạch phổi, bảo vệ phổi khỏi bụi mịn, ô nhiễm không khí, hóa chất độc hại, vi khuẩn và virus từ môi trường.
Xuyên bối mẫu: Kích hoạt lại hệ thống lông mao đẩy các chất thải ra ngoài. Y học hiện đại chứng minh, việc làm sạch phổi và long đờm của xuyên bối mẫu trong điều trị hen suyễn, COPD không chỉ giúp dễ thở, cải thiện chức năng phổi mà còn làm giảm tần suất các đợt cấp tính, cải thiện chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân.
Xuyên tâm liên, cam thảo Ý, hoàng cầm: Giải độc phổi
Baicalin (Hoàng cầm): Nghiên cứu của học viện Y học cổ truyền Hắc Long Giang, Cáp Nhĩ Tân, Trung Quốc được đăng trên Tạp chí khoa học phân tử quốc tế, năm 2013 cho biết: Baicalin rất hiệu quả trong việc phục hồi chức năng phổi bị tổn thương (do bệnh lý viêm nhiễm, do khói thuốc lá hoặc ô nhiễm, hóa chất độc hại) và thông thoáng đường thở ở bệnh nhân hen suyễn, đặc biệt là COPD.
Xuyên tâm liên: Andrographolide trong xuyên tâm liên có tác dụng giải độc phổi, làm sạch phổi nhờ tăng nồng độ và thúc đẩy hoạt động của glutathion nội bào.
Cam thảo Ý: Tăng cường nồng độ enzym CYP450 – enzym giải độc của cơ thể. Theo nghiên cứu được đăng trên tạp chí y học Oxidative Medicine and Cellular Longevity (Oxy hóa và tuổi thọ tế bào) của Anh thì cam thảo có tác dụng giải độc phổi, cải thiện chức năng phổi bị tổn thương, làm giảm phù phổi, giảm xơ hóa phổi và giảm tích lũy chất độc trong phổi.
Các thảo dược trên cùng nhiều thành phần khác có mặt trong sản phẩm BoniDetox
BoniDetox – ngăn chặn việc đốt rơm rạ gây độc cho phổi bằng thảo dược tự nhiên
BoniDetox được nhập khẩu từ Mỹ, là giải pháp tối ưu cho người sống trong môi trường ô nhiễm. Tác dụng của BoniDetox được tạo nên bởi các thảo dược như Cúc tây, Xuyên Bối Mẫu, Hoàng cầm, Cam thảo Ý, Xuyên tâm liên… tạo nên tác dụng giúp:
- Bảo vệ phổi trước tác động từ không khí ô nhiễm.
- Giải độc cho phổi đã bị nhiễm độc, phục hồi chức năng phổi.
- Giảm các triệu chứng của phổi bị nhiễm độc như ho lâu ngày, khó thở, tức ngực.
- Phòng ngừa các bệnh lý hô hấp do sống trong bầu không khí ô nhiễm như viêm phổi, viêm phế quản, đặc biệt là bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.
BoniDetox được sản xuất tại Mỹ bởi nhà máy đạt tiêu chuẩn GMP
BoniDetox là sản phẩm của tập đoàn đa quốc gia Viva Nutraceuticals – tập đoàn sản xuất Dược phẩm, thực phẩm chức năng hàng đầu thế giới với các nhà máy đạt tiêu chuẩn GMP như nhà máy J&E International (đặt tại Mỹ), nhà máy Viva Pharmaceutical (đặt tại Canada).
Tại nhà máy J&E International, BoniDetox được sản xuất bởi công nghệ bào chế microfluidizer. Đây là công nghệ hiện đại bậc nhất thế giới hiện nay, giúp các thành phần thảo dược của BoniDetox tồn tại dưới kích thước nano – từ đó sinh khả dụng có thể lên tới 100%, tác dụng được cơ thể hấp thu tối đa, hiệu quả đạt được là cao nhất.
BoniDetox được đánh giá cao bởi các chuyên gia đầu ngành
Theo Thạc sĩ, bác sĩ Hoàng Khánh Toàn, trưởng khoa Đông y bệnh viện Trung ương quân đội 108: “Không khí ở một số vùng nông thôn hiện nay không còn trong lành như xưa bởi nhiều tác động khác nhau. Vì vậy, những người sống ở khu vực đó tuyệt đối không nên chủ quan mà cần có biện pháp thích hợp ngay từ bây giờ.”
“BoniDetox là lựa chọn của tôi giúp bảo vệ phổi cũng như làm phục hồi chức năng phổi đã bị tổn thương, làm sạch phổi. Từ đó giúp ngăn ngừa các bệnh hô hấp như viêm phế quản, viêm phổi, đặc biệt là bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính”.
“Có rất nhiều lý do để tôi tin tưởng sản phẩm này. Từ thành phần là các thảo dược đều đã được nghiên cứu và chứng minh tác dụng đến công nghệ bào chế hiện đại, giúp hấp thu tối đa”.
“Với tình hình không khí ngày càng ô nhiễm như hiện nay, việc dùng BoniDetox liên tục mỗi ngày với liều 2-4 viên là rất quan trọng để lá phổi luôn khỏe mạnh”.
Bài viết trên đã giúp bạn hiểu hơn về việc đốt rơm rạ gây độc cho phổi như thế nào, những nguy cơ mà chúng ta phải đối mặt, đồng thời đưa ra giải pháp tối ưu. Và BoniDetox chính là giải pháp tốt nhất dành cho bạn.
Xem thêm
- Hậu quả của nhiễm độc phổi – Những điều khiến bạn không thể thờ ơ
- 5 dấu hiệu nhiễm độc phổi bạn cần biết và giải pháp tối ưu