Nội dung chính
Để cải thiện chức năng hô hấp, người bệnh COPD luôn được khuyên tập các bài tập thở cơ hoành, thở chúm môi… Thế nhưng, tập như thế nào để hiệu quả thu được là tối ưu? Bài viết này sẽ hướng dẫn chi tiết cách tập thở cho người bệnh COPD và những giải pháp giúp bệnh được cải thiện tốt nhất. Mời quý bạn đọc cùng tìm hiểu.
Cách tập thở cho người bệnh COPD là gì?
Khó thở là biểu hiện thường gặp của bệnh nhân COPD
COPD là viết tắt của bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính. Bệnh có triệu chứng điển hình là khó thở khi gắng sức, mức độ khó thở nặng dần theo tiến triển của bệnh.
Triệu chứng khó thở của bệnh nhân COPD có đặc điểm: Thời gian đầu, triệu chứng khó thở không rõ ràng, người bệnh chỉ cảm nhận rõ rệt khi hoạt động gắng sức. Nhưng mức độ khó thở sẽ tăng dần theo thời gian như: Quãng đường có thể đi bộ liên tục sẽ ngắn đi, số bậc cầu thang có thể leo liên tục sẽ giảm dần,… Ở giai đoạn nặng, người bệnh thậm chí sẽ khó thở ngay cả khi nghỉ ngơi, không thể nói chuyện, cần sự hỗ trợ của các liệu pháp oxy.
Những bài tập thở sẽ giúp tăng cường hiệu quả của các động tác hô hấp và tiết kiệm năng lượng cho người bệnh. Vì sự tiến triển ngày một nặng lên như vậy, việc thực hiện các bài tập thở cho người bệnh COPD ngay từ đầu là rất quan trọng.
Vận động của cơ hoành và luồng khí trong trong phổi
Hướng dẫn tập thở cho người bệnh COPD
Có hai bài tập thở cho người bệnh COPD được hướng dẫn tập nhiều nhất là bài tập thở cơ hoành và thở chúm môi.
Bài tập thở cơ hoành cho người bệnh COPD
Cơ hoành là một cơ hô hấp chính của cơ thể. Khi hít vào, cơ hoành sẽ hạ xuống giúp không khí dễ dàng được hút vào phía trong. Khi thở, cơ hoành lại nâng lên, giúp không khí được đẩy ra dễ dàng. Khi tập thở cơ hoành đúng cách, vai trò của nó sẽ được tăng cường, từ đó giúp giảm bớt gánh nặng cho phổi. Các bước thực hiện bài tập này như sau:
– Bước 1: Nằm thật thoải mái, chân và tay được thả lỏng, chân gác cao hơn so với mặt sàn khoảng 15cm hoặc gập thành một góc 45o. Về sau, khi đã thành thạo, bạn có thể thực hiện ở tư thế ngồi, thậm chí có thể thực hiện bài tập này ngay cả khi đang làm việc, hoạt động.
– Bước 2: Đặt một tay lên ngực, đồng thời tay còn lại đặt lên bụng (ngay dưới mạn sườn.
Tư thế nằm tập thở cơ hoành cho bệnh nhân COPD trong thời gian đầu
– Bước 3: Hít vào từ từ bằng mũi sao cho tay đặt trên ngực được giữ nguyên, gần như không di chuyển, còn tay đặt trên bụng được nâng lên.
– Bước 4: Thở ra từ từ bằng miệng sao cho tay trên ngực vẫn giữ nguyên, gần như không di chuyển, còn tay đặt trên bụng được hạ xuống. Khi thở ra, môi nên chúm lại để hiệu quả thu được cao hơn.
Chuyển động của bụng trong bài tập thở cơ hoành
Khi thở hết ra là kết thúc một chu kỳ thở cơ hoành. Khi mới tập, bạn nên tập liên tục khoảng 10 chu kỳ thở. Sau đó, bạn nghỉ khoảng 2-3 phút (thở như bình thường) rồi tập tiếp, cứ lặp đi lặp lại khoảng 5-10 lần như vậy (mỗi lần 10 chu kỳ thở). Bạn nên tập đều đặn sáng – chiều hàng ngày, hoặc tập mỗi khi có thời gian. Về sau, khi quen, bạn có thể tập bất kỳ khi nào.
Bài tập này sẽ giúp giảm gánh nặng cho phổi, cải thiện chức năng thông khí, giúp bạn thở dễ dàng hơn.
Bài tập thở chúm môi cho người bệnh COPD
Cách tập thở cho bệnh nhân COPD bằng cách thở chúm môi sẽ giúp nhịp thở chậm lại, đường thở được mở lâu hơn, từ đó giúp cải thiện hoạt động thông khí của phổi, cải thiện khả năng trao đổi oxy và khí CO2. Bài tập này rất đơn giản, bạn chỉ cần:
– Bước 1: Người bệnh ngồi, hoặc nằm ở tư thế thoải mái nhất.
– Bước 2: Hít vào từ từ qua đường mũi.
– Bước 3: Sau khi kết thúc thì hít vào, bạn chúm môi lại như đang chuẩn bị thổi một thứ gì đó.
– Bước 4: Thở ra với tốc độ chậm tối đa, môi chúm lại, thời gian thở ra nên kéo dài gấp đôi so với thời gian khi hít vào.
Bài tập thở chúm môi
Hai bài tập thở cho bệnh nhân COPD là thở cơ hoành và thở chúm môi thường được kết hợp để tăng cường hiệu quả cho nhau. Về sau, khi đã thành thạo, bạn có thể thực hiện bài tập thở chúm môi ở mọi hoàn cảnh như đứng, nằm, ngồi, hay đang hoạt động, làm việc.
Thực hiện các bài tập thở cho bệnh nhân COPD chỉ là một trong những phương pháp tập luyện trong quá trình điều trị COPD. Để bệnh cải thiện tốt, người bệnh cần kết hợp các phương pháp điều trị một cách khoa học, hiệu quả, tác động trực tiếp đến nguyên nhân gây bệnh.
Nguyên nhân gây bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính COPD
Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính COPD có nguyên nhân là do phổi bị nhiễm độc trong thời gian dài bởi các yếu tố:
– Khói thuốc lá, thuốc lào.
– Không khí ô nhiễm (chứa nhiều bụi mịn, khói, hóa chất độc hại).
– Môi trường làm việc độc hại (chứa nhiều bụi nghề nghiệp, hóa chất độc hại, vi khuẩn, virus…).
Hút thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh COPD
Các chất độc hại trên khi vào phổi, một phần sẽ bám lại trong phổi và tích tụ dần dần thành số lượng lớn. Chúng gây độc cho phổi bằng cách phá hủy tế bào, kích thích làm tăng tiết đờm nhầy, gây xơ hóa phổi, làm giảm chức năng tự bảo vệ của phổi (phá hủy lông mao và đại thực bào phế nang)…. dần dần dẫn đến nhiều bệnh lý tại phổi, trong đó có bệnh COPD.
Khi đã mắc bệnh, nếu vẫn không có phương pháp giải độc cho phổi thì các tác nhân có hại kể trên còn trong phổi sẽ tiếp tục gây độc, khiến phổi ngày càng tổn thương và suy giảm chức năng. Từ đó, bệnh ngày càng nặng và trở nên nguy hiểm hơn. Vậy, các thuốc điều trị COPD hiện nay có tác động được đến nguyên nhân là phổi bị nhiễm độc không?
Các thuốc điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính COPD
Hiện nay, có nhiều loại thuốc được dùng để điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính. Tùy vào từng giai đoạn bệnh, đợt cấp hay giai đoạn ổn định, các bệnh mắc kèm COPD… mà đơn thuốc của mỗi người bệnh không giống nhau. Các thuốc thường được các bác sĩ kê cho bệnh nhân COPD là:
– Các thuốc giãn phế quản: Gồm các nhóm cường giao cảm kích thích Beta 2 (Salbutamol, Terbutalin, Serevent…), thuốc kháng Cholinergic (Ipratropium bromure) và thuốc nhóm methylxanthine (theophylin). Các thuốc này giúp giãn cơ trơn phế quản, từ đó giúp đường thở thông thoáng hơn, người bệnh dễ thở hơn.
– Các thuốc corticoid: Dùng trong các đợt cấp nhằm giảm viêm niêm mạc phế quản.
– Các thuốc kháng sinh: Thuốc được dùng trong các đợt nhiễm trùng, đợt cấp của COPD.
Ngoài ra, người bệnh còn được sử dụng một số thuốc như thuốc làm thay đổi độ nhày của đờm (ambroxol, các chất antioxidants (N – Acetylcystein), tiêm phòng cúm hàng năm và dùng liệu pháp oxy, dẫn lưu phế quản trong trường hợp cần thiết.
Các thuốc điều trị COPD kể trên chỉ điều trị triệu chứng, không tác động được đến nguyên nhân gây bệnh là nhiễm độc phổi. Đồng thời, thuốc tây có nhiều tác dụng không mong muốn. Đặc biệt, khi bệnh ngày càng nặng, số lượng thuốc và số lần phải dùng thuốc sẽ ngày càng tăng, nguy cơ gặp tác dụng không mong muốn do thuốc tây cũng vì thế mà nhiều hơn.
Các thuốc tây y điều trị COPD không tác động được đến nguyên nhân gây bệnh là nhiễm độc phổi
Vì vậy, ngoài việc điều trị triệu chứng theo đơn của bác sĩ, người bệnh cần có thêm các biện pháp giúp ngăn không để phổi bị nhiễm độc thêm, đồng thời giải độc cho phổi hiệu quả.
Giải pháp giúp ngăn không để phổi bị nhiễm độc thêm
Con người vẫn luôn luôn hít thở, vì vậy, các yếu tố độc hại từ bên ngoài vẫn luôn tấn công phổi của chúng ta và khiến bệnh nặng hơn. Vì vậy, ngăn không để phổi bị nhiễm độc thêm là một nhiệm vụ quan trọng. Để làm được điều đó, người bệnh cần có các biện pháp tác động đồng thời từ bên ngoài và bên trong.
Ngăn không để phổi bị nhiễm độc thêm từ bên ngoài
Để ngăn không để phổi bị nhiễm độc từ bên ngoài, người bệnh cần:
– Bỏ thuốc lá, thuốc lào, tránh xa khói thuốc.
– Hạn chế ra ngoài khi không khí bị ô nhiễm, đeo khẩu trang mỗi khi ra ngoài.
– Cân nhắc nghỉ việc, chuyển việc nếu môi trường làm việc nhiều chất độc hại cho phổi.
– Sử dụng các biện pháp lọc sạch không khí trong nhà: Dùng máy lọc không khí, dọn dẹp nhà thường xuyên.
Bỏ thuốc lá là điều cần làm ngay từ bây giờ để bảo vệ phổi
Ngăn không để phổi bị nhiễm độc thêm từ bên trong
Phổi luôn có cơ chế tự bảo vệ bằng cách sử dụng hệ thống lông chuyển, dịch nhầy, đại thực bào phế nang, phản xạ ho… Thế nhưng, khi phổi đã bị nhiễm độc, các chức năng của lông chuyển và đại thực bào phế nang bị suy giảm, từ đó khả năng tự bảo vệ của phổi cũng bị yếu đi. Khi phục hồi được các tế bào lông chuyển, tăng cường chức năng đại thực bào phế nang, khả năng tự bảo vệ của phổi sẽ dần được hồi phục.
Khoa học hiện đại đã tìm ra nhiều loại thảo dược có hiệu quả trong việc giúp phục hồi khả năng tự bảo vệ của phổi. Trong đó, có hiệu quả cao nhất là cúc tây và xuyên bối mẫu.
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Đại học Alberta, Edmonton, Canada, chiết xuất cúc tây làm tăng cường mạnh mẽ chức năng đại thực bào phế nang, từ đó giúp điều hòa miễn dịch, làm sạch phổi, bảo vệ phổi khỏi bụi mịn, ô nhiễm không khí, hóa chất độc hại, vi khuẩn và virus từ môi trường.
Cúc tây giúp phục hồi chức năng tự bảo vệ của phổi
Xuyên bối mẫu đã được chứng minh có hiệu quả rất tốt giúp phục hồi chức năng của các lông chuyển trong phế quản. Lông chuyển được phục hồi sẽ giúp bắt giữ và đẩy các chất độc hại ra khỏi phổi khi chúng chưa kịp tiến vào sâu bên trong, giúp bảo vệ phổi.
Làm thế nào để giải độc phổi hiệu quả?
Để giải độc phổi hiệu quả, chúng ta cần có phương pháp toàn diện vừa giúp chống oxy hóa, vừa giúp làm sạch, loại bỏ độc tố trong phổi, vừa phục hồi chức năng phổi bị tổn thương. Để làm được điều đó, khoa học hiện đại cũng đã tìm ra rất nhiều loại thảo dược cho hiệu quả rất tốt, trong đó tiêu biểu là xuyên tâm liên, lá oliu, cam thảo Italy và baicalin trong hoàng cầm.
– Xuyên tâm liên và lá oliu: Hai thảo dược này có tác dụng chống oxy hóa mạnh mẽ, giúp bảo vệ các tế bào phổi hiệu quả trước các gốc tự do có hại.
– Cam thảo Italy: Theo nghiên cứu được đăng trên tạp chí y học Oxidative Medicine and Cellular Longevity (Oxy hóa và tuổi thọ tế bào) thì cam thảo có tác dụng tăng cường nồng độ enzym CYP450- enzym giải độc của cơ thể, từ đó giúp giải độc phổi, loại bỏ chất độc trong phổi, làm sạch phổi và nhiều công dụng tuyệt vời khác.
– Baicalin trong hoàng cầm: Nghiên cứu của Giáo sư, tiến sĩ Seong-Soo Roh, Đại học Y khoa Hàn Quốc, Đại học Daegu Haany, Hàn Quốc chứng minh: Hoàng Cầm với hoạt chất chính là Baicalin rất hiệu quả trong việc giúp phục hồi chức năng phổi bị tổn thương, từ đó chức năng phổi cũng dần được phục hồi.
Giáo sư, tiến sĩ Seong-Soo Roh
Khi kết hợp được tất cả các biện pháp: Vừa bảo vệ phổi từ bên ngoài, vừa giải độc cho phổi từ bên trong, bệnh COPD sẽ được cải thiện tối ưu. Hiểu được điều đó, các nhà khoa học thuộc tập đoàn Viva Nutraceuticals đã nghiên cứu, kết hợp các loại thảo dược trên và nhiều thành phần quý khác, tạo nên sản phẩm BoniDetox – Giải pháp toàn diện cho người bệnh COPD.
Sản phẩm BoniDetox giúp giải độc phổi hiệu quả
BoniDetox – Sản phẩm vàng dành cho người bệnh COPD đến từ Mỹ
Cùng với việc tuân thủ điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ, kết hợp với các bài tập thở cho bệnh nhân COPD thì dùng BoniDetox chính là giải pháp tối ưu giúp bệnh được cải thiện tốt nhất. Hiệu quả vượt trội của BoniDetox đến từ các thành phần:
– Rễ cúc tây, xuyên bối mẫu: Giúp bảo vệ phổi khỏi các tác nhân gây hại hiệu quả.
– Hoàng cầm (chứa baicalin), xuyên tâm liên, lá ô liu, cam thảo Italia: Giúp làm sạch phổi, loại bỏ độc tố tích tụ trong phổi, phục hồi chức năng phổi, giải độc cho phổi đã bị nhiễm độc từ trước.
– Tỳ bà diệp, lá bạch đàn, bồ công anh giúp giảm triệu chứng ho, đờm, khó thở… của bệnh nhân COPD.
– Fucoidan trong tảo nâu giúp phòng ngừa ung thư hiệu quả. Theo nghiên cứu của tiến sĩ, bác sĩ Katsuyuki Nakajima, đại học Gunma, Nhật Bản, sử dụng Fucoidan mỗi ngày giúp làm tăng cường hoạt động của tế bào tiêu diệt tự nhiên NK – tế bào có khả năng nhận diện và tiêu diệt tế bào đột biến gen (tế bào ung thư), từ đó phòng ngừa nguy cơ ung thư hiệu quả. Phòng ngừa ung thư là yếu tố rất quan trọng bởi người có phổi bị nhiễm độc có nguy cơ mắc ung thư phổi cao hơn nhiều lần so với người bình thường.
Tiến sĩ, bác sĩ Katsuyuki Nakajima, đại học Gunma, Nhật Bản
Với thành phần toàn diện như trên, BoniDetox chính là lựa chọn tối ưu của người bệnh COPD, giúp mang lại những lợi ích lâu bền khi vừa làm giảm triệu chứng, vừa phục hồi phổi, vừa phòng ngừa ung thư hiệu quả.
Bonidetox có cơ chế tác động toàn diện
Phản hồi của bệnh nhân sau khi sử dụng BoniDetox
Nhờ tác động được trực tiếp đến nguyên nhân COPD là nhiễm độc phổi, BoniDetox đã trở thành bí quyết sống vui khỏe của rất nhiều bệnh nhân COPD.
Chú Nguyễn Đình Tư (50 tuổi, thôn Quảng Tái, xã Trung Tú, Ứng Hòa, Hà Nội, số điện thoại 0974.918.758).
Chú Nguyễn Đình Tư
Chú Tư chia sẻ: “Chú làm việc tại xưởng nhôm nhiều năm, về sau còn làm công nhân xây dựng nữa. Vì hít bụi liên tục nên phổi của chú bị nhiễm độc, dần dần chú bị mắc phổi tắc nghẽn mạn tính COPD. Bệnh khiến một ngày chú ho không biết bao nhiêu lần, lần nào cũng khạc ra đờm xanh vàng, sợ lắm. Đã thế, chú còn bị khó thở nữa, mỗi lần khó thở chú cứ tím tái hết cả mặt mày lại, khổ lắm”.
“Mọi chuyện giờ đã khác rồi, sau khi dùng BoniDetox được nửa tháng với liều 4 viên/ngày thì chú thấy các cơn ho khạc đờm đã giảm rõ rệt rồi, đờm cũng loãng và dễ khạc hơn. Sau 1 tháng thì chú đã hết hẳn ho đờm, chú cũng không thấy bị khó thở nữa, người cũng khỏe lên rất nhiều. Chú mừng lắm!”
Bác Phạm Hồng Chính, 75 tuổi, ở tổ 2, khu phố 11, phường Phú Thủy, thành phố Phan Thiết, Bình Thuận, điện thoại: 0252.381.0536.
Bác Phạm Hồng Chính
Bác Chính chia sẻ: “Hút thuốc lá nhiều năm khiến chú bị viêm phế quản mạn tính rồi dần dần chuyển thành COPD. Bệnh khiến bác thường xuyên bị ho khạc đờm. Khổ nhất là chú còn bị khó thở nặng, chỉ cần đi khoảng 50m thôi là chú không thể bước nổi, phải tìm chỗ bám mới đứng được. Dù cũng đã tập các bài tập thở cho bệnh nhân COPD theo hướng dẫn rồi nhưng mỗi ngày, bác lại thấy mình lại thở khó khăn hơn.”
“Giờ thì bác thấy người khỏe khoắn hơn rất nhiều, đó là nhờ việc dùng BoniDetox đó. Sau khi dùng 1 tháng thì bác thấy cổ họng dịu hẳn, các cơn ho cũng ít hẳn và không bị khó thở nhiều như trước nữa. Sau khi dùng BoniDetox được 3 tháng thì các triệu chứng đã giảm được khoảng 90% rồi. BoniDetox kỳ diệu thật đấy.”
Trên đây là những bài tập thở cho bệnh nhân COPD và giải giải pháp giúp bệnh được cải thiện tốt nhất. Với công thức toàn diện, BoniDetox mang lại những hiệu quả vượt trội, BoniDetox chính là lựa chọn tối ưu cho người bệnh COPD. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.
XEM THÊM:
- Đờm nhiều ở cổ là biểu hiện của bệnh gì?
- Khó thở là bệnh gì? Biện pháp nào giúp hạn chế tình trạng khó thở?