Khám những gì để phát hiện bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính COPD?

Nội dung chính

 

    Thống kê cho thấy, trên toàn cầu, ước tính có 251 triệu ca mắc COPD, chiếm đến 12% dân số từ 40 tuổi trở lên. Tỷ lệ mắc cao như vậy nhưng có một thực tế là nhiều người chỉ phát hiện ra bệnh sau khi đi khám nhiều lần, thậm chí là khi bệnh đã chuyển sang giai đoạn nặng. Nguyên nhân là bởi để được chẩn đoán bị COPD, người bệnh phải cần phải thực hiện nhiều xét nghiệm khác nhau. Và bài viết sau đây sẽ giúp bạn nắm được những xét nghiệm giúp phát hiện bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, cùng tìm hiểu ngay nhé!

 

Khám những gì để phát hiện bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính COPD?

 

Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính là gì?

   Phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) là bệnh được đặc trưng bởi sự giới hạn thông khí (không khí bị cản trở, gia tăng lượng khí cặn trong phổi khiến việc hít thở trở nên khó khăn). Sự cản trở không khí này thường tiến triển từ từ và không có khả năng phục hồi hoàn toàn.

    Bệnh có tỷ lệ mắc cao, liên quan nhiều đến khói thuốc lá và chất lượng không khí trong môi trường sống và làm việc. Các triệu chứng của bệnh làm chất lượng cuộc sống của người bệnh giảm sút.

    COPD là bệnh mãn tính, tiến triển nặng dần theo thời gian, hiện nay chưa có phương pháp điều trị khỏi bệnh hoàn toàn và đây là một trong những bệnh hô hấp gây tử vong hàng đầu thế giới. Thống kê cho thấy, COPD gây ra 3,2 triệu ca tử vong mỗi năm (tức là khoảng 5% tổng số ca tử vong trên toàn cầu mỗi năm).

 

Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính là gì?

 

Những triệu chứng lâm sàng giúp chẩn đoán bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính

    Những triệu chứng được dùng trong chẩn đoán bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính bao gồm:

Ho nhiều, ho có đờm

   Tình trạng ho của người bệnh COPD có đặc điểm là ho dai dẳng, ho tái đi tái lại nhiều lần. Người bệnh có thể ho khan hoặc ho có đờm, nhưng thường là ho nhiều đờm, thời gian đầu họ chỉ ho nhiều và khạc đờm vào buổi sáng. Nhưng khi bệnh nặng hơn, họ ho vào nhiều thời điểm khác nhau trong ngày, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống.

 

Ho là biểu hiện điển hình của bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính COPD

 

Khó thở

   Người bệnh khó thở liên tục, mức độ tiến triển nặng dần theo thời gian. Người bệnh phải thở gắng sức, luôn có cảm giác thiếu không khí nên phải thở dồn dập, thở nhanh. Tình trạng khó thở này tăng lên khi hoạt động mạnh hay bị nhiễm trùng hô hấp (các bệnh như viêm phế quản, viêm phổi, cảm lạnh, viêm đường hô hấp trên). Khó thở có thể được phân thành các cấp độ tăng dần như sau:

  • Chỉ khó thở khi gắng sức mạnh, triệu chứng chưa rõ ràng, người bệnh ít khi nhận ra.
  • Khó thở khi đi vội trên đường hoặc lên dốc nhẹ.
  • Người bệnh đi bộ chậm hơn những người cùng độ tuổi hoặc khi đi bộ cùng tốc độ với người cùng độ tuổi thì phải dừng lại để thở.
  • Người bệnh phải dừng lại để thở khi đi khoảng 100m hoặc đi vài phút trên đường bằng phẳng.
  • Khó thở nhiều, ngay cả khi nghỉ ngơi hoặc làm việc rất nhẹ nhàng.

   Một số biểu hiện khác của bệnh là thở khò khè, lồng ngực hình thùng (lồng ngực luôn căng phồng như đang hít sâu), sử dụng cơ bụng nhiều khi thở ra, tim đập nhanh hơn…

 

Người bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính dễ bị khó thở

 

Những xét nghiệm thường làm khi chẩn đoán bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính

    Khi đi khám, bệnh nhân sẽ được làm những xét nghiệm máu cơ bản như:

  • Xét nghiệm công thức máu.
  • Kiểm tra mỡ máu.
  • Xét nghiệm tiểu đường.
  • Kiểm tra chức năng gan, thận (men gan, chỉ số creatinin).

    Các xét nghiệm trên được thực hiện nhằm biết được tình trạng sức khỏe hiện tại và đánh giá các bệnh đồng mắc. Những bệnh đồng mắc như cao huyết áp, tiểu đường, các bệnh lý liên quan đến tim mạch khác sẽ khiến bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính tiến triển phức tạp, khó kiểm soát, người bệnh dễ gặp biến chứng và nguy cơ tử vong cao hơn so với những người không có bệnh đồng mắc.

 

Những xét nghiệm thường làm khi chẩn đoán bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính

 

Những thăm dò giúp phát hiện bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính

    Sau đây là những kiểm tra rất quan trọng để bác sĩ chẩn đoán, phát hiện bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính ở bệnh nhân:

Đo chức năng hô hấp

    Đo chức năng hô hấp hay còn gọi là thăm dò chức năng hô hấp là kỹ thuật thường quy trong chẩn đoán và theo dõi đánh giá mức độ của các bệnh lý đường hô hấp.

    Đo chức năng hô hấp sử dụng các phương pháp để đánh giá hoạt động chức năng bộ máy hô hấp như chức năng thông khí của phổi, chức năng vận chuyển khí của máu và vai trò điều hòa của các trung tâm hô hấp, mức độ tắc nghẽn phế quản, lưu lượng khí ra vào phổi, đo các thể tích khác của phổi.

   Các chỉ số này rất quan trọng, chúng sẽ cho bác sĩ biết bạn có mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính hay không, nếu có thì mức độ bệnh nặng hay nhẹ.

 

Đo chức năng hô hấp để chẩn đoán bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính

 

Chụp X quang phổi

    Chụp X-Quang phổi có nhược điểm là không phát hiện được bệnh khi ở giai đoạn nhẹ. Nhưng nếu bệnh đã chuyển sang giai đoạn nặng, hình ảnh X-Quang có giá trị gợi ý chẩn đoán bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, giúp phân biệt triệu chứng ho đờm, khó thở là do bệnh này hay các bệnh khác như lao phổi, u phổi, xơ phổi

Đo khí máu động mạch

   Hồng cầu trong máu của bạn vận chuyển oxy (O2) và carbon dioxide (CO2) – là những “khí trong máu” – đi khắp cơ thể. Sự mất cân bằng nồng độ oxy, carbon dioxide và nồng độ pH trong máu của bạn có thể cảnh báo sự hiện diện các bệnh lý, chẳng hạn bệnh tim, phổi hay thận.

   Khi người bệnh bị khó thở thường xuyên với tần suất ngày càng dày đặc thì họ sẽ được bác sĩ chỉ định làm xét nghiệm đo khí máu động mạch. Kết quả của xét nghiệm này cho biết mức độ nặng nhẹ của bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính. Nếu nồng độ oxi càng giảm, trong khi nồng độ khí CO2 càng tăng thì bệnh càng nặng.

Đo điện tâm đồ

   Điện tâm đồ, hay còn gọi là đo điện tim là một xét nghiệm ghi lại hoạt động điện học của tim dưới dạng đồ thị.

   Đo điện tim thường được thực hiện ở giai đoạn bệnh COPD phát triển nặng nhằm kiểm tra những biến chứng tim mạch của người bệnh như: Rối loạn nhịp tim, suy tim… để có phương hướng điều trị kịp thời.

 

Đo điện tim

 

Chụp cắt lớp vi tính lồng ngực

    Chụp cắt lớp vi tính lồng ngực là phương pháp chẩn đoán hình ảnh hiện đại cho phép các bác sĩ quan sát hình ảnh cấu trúc bên trong lồng ngực, hỗ trợ trong việc chẩn đoán, phát hiện và theo dõi các bệnh lý tại lồng ngực, tim, phổi và trung thất.

    Với người mắc hoặc nghi ngờ mắc phổi tắc nghẽn mãn tính, chụp cắt lớp vi tính lồng ngực nhằm đánh giá mức độ giãn phế nang của phổi, tầm soát ung thư phổi để chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời.

    Dựa vào các thăm dò, triệu chứng lâm sàng và xét nghiệm bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính trên, các bác sĩ sẽ đưa ra kết luận một người có mắc bệnh hay không, nếu có thì mức độ bệnh như thế nào và đưa ra hướng điều trị thích hợp.

 

Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính có chữa được không?

   Hiện nay, y học hiện đại vẫn chưa tìm ra phương pháp có thể điều trị khỏi hoàn toàn bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính. Thậm chí, nếu không có phương pháp điều trị phù hợp, bệnh sẽ tiến triển ngày càng nặng theo thời gian, chức năng hô hấp giảm nhanh chóng và cuối cùng là người bệnh tử vong.

   Khi có phương pháp phù hợp, bệnh sẽ được phục hồi một phần do: Giảm tắc nghẽn khi loại bỏ được các tế bào, nhầy, dịch tiết, đờm trong phế quản, khi giãn cơ trơn, làm giảm co thắt đường dẫn khí. Để làm được điều đó, người bệnh cần sử dụng thuốc tây theo đúng hướng dẫn của bác sĩ, đồng thời nên kết hợp thêm sản phẩm BoniDetox của Mỹ.

 

Sản phẩm BoniDetox của Mỹ

 

   BoniDetox với thành phần kết hợp nhiều thảo dược tự nhiên chính là giải pháp tối ưu giúp người bệnh COPD có lá phổi khỏe mạnh hơn, giảm ho đờm, khó thở, phòng ngừa những đợt cấp tính hiệu quả, đồng thời giúp cải thiện bệnh tốt nhờ tác động được đến nguyên nhân gốc rễ gây bệnh.

    Nếu có bất kỳ băn khoăn gì về bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính hoặc sản phẩm BoniDetox, bạn vui lòng gọi điện lên tổng đài miễn cước 1800.1044 trong giờ hành chính để được giải đáp nhanh nhất.

 

XEM THÊM:

 

360.000

    Đặt hàng online





    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

    Báo chí nói về chúng tôi

    ĐĂNG KÝ TƯ VẤN
    Hotline: 1800 1044