Một số thông tin chung về các loại thuốc điều trị hen phế quản

Nội dung chính

 

   Hen phế quản còn được gọi với cái tên khác là hen suyễn. Đây là một bệnh đường hô hấp mãn tính với các triệu chứng ho đờm, khó thở, thở khò khè,… Các triệu chứng này sẽ trở nên nghiêm trọng hơn khi cơn hen cấp bùng phát.

   Do đó, người bệnh hen luôn cần phải dùng thuốc để kiểm soát triệu chứng và ngăn ngừa tái phát. Trong bài viết dưới đây, chúng ta hãy cùng tìm hiểu một số thông tin chung về các loại thuốc điều trị hen phế quản nhé!

 

Một số thông tin chung về các loại thuốc điều trị hen phế quản

 

Thuốc điều trị hen phế quản có những loại nào?

   Hen phế quản là tình trạng viêm đường hô hấp mãn tính, kết hợp tăng đáp ứng của phế quản. Khi tiếp xúc với các tác nhân kích thích, phế quản của người bệnh sẽ bị co thắt dữ dội. Lúc này, người bệnh bị ho nhiều, tăng tiết đờm, khó thở, thở khò khè, nặng ngực,…

   Sau khi hết cơn hen, người bệnh có thể hít thở gần như bình thường, ít bị ho đờm. Tuy nhiên, một số người mắc bệnh lâu năm có thể bị ho, khó thở ngay cả lúc bình thường. Do đó, người bệnh sẽ cần dùng thuốc để kiểm soát các triệu chứng này.

   Các nhóm thuốc điều trị hen phế quản có thể kể đến như:

Nhóm thuốc giãn phế quản

   Nhóm thuốc này có tác dụng làm giãn cơ trơn bao bọc xung quanh các phế quản. Nhờ đó, chúng giúp mở rộng đường hô hấp, không khí sẽ lưu thông được dễ dàng hơn. Người bệnh sẽ cảm thấy hít thở nhẹ nhàng, thoải mái hơn sau khi dùng thuốc.

    Đây là một nhóm thuốc chính trong điều trị hen phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính COPD,… Các thuốc trong nhóm này gồm có:

  • Thuốc cường beta 2 adrenergic kích thích các thụ thể beta 2 ở phế quản làm giãn cơ trơn. Đồng thời, thuốc cũng ức chế giải phóng histamin và leucotrien, tăng chức năng của hệ thống lông mao, giảm tính thấm của mao mạch phổi và tăng khả năng của thuốc chống viêm.

Tác dụng phụ của thuốc là: đánh trống ngực, tăng nhịp tim, run nhẹ, nhức đầu, mất ngủ, giãn mạch ngoại biên, hạ kali máu, tăng đường huyết và acid béo tự do,…

 

Salbutamol là một nhóm thuốc cường beta 2 adrenergic

 

  • Thuốc kháng cholinergic giúp ngăn chặn hoạt động của acetylcholine. Đây là một chất dẫn truyền thần kinh kích thích co thắt cơ trơn đường hô hấp. Một số tác dụng phụ của thuốc bao gồm: khô miệng, bí tiểu, nhịp tim nhanh, táo bón và khó chịu ở dạ dày,…
  • Thuốc giãn phế quản nhóm xanthin giúp ức chế adenosin ngoại bào (là chất gây co thắt phế quản), kích thích catecholamin nội sinh, đối kháng với các prostaglandins PGE2 và PGF2, tác dụng lên canxi nội bào.

Tác dụng phụ của thuốc là: nhịp tim nhanh, bồn chồn, buồn nôn, kích động, mất ngủ, dị ứng, nổ ban, kích ứng dạ dày,…

Thuốc corticoid

   Corticoid là một trong những loại thuốc được dùng phổ biến trong điều trị và kiểm soát hen phế quản. Thuốc có tác dụng làm giảm kích thích ở phế quản và tiểu phế quản, từ đó giảm co thắt, giảm tiết dịch, giảm viêm và làm thông thoáng đường hô hấp.

    Tuy nhiên, corticoid cũng có rất nhiều tác dụng phụ. Corticoid dạng hít có ít tác dụng phụ hơn so với đường uống. Một số tác dụng phụ thường gặp bao gồm: tăng nguy cơ nhiễm nấm miệng, tưa miệng, khàn tiếng, ho, thở khò khè,… Ở người dùng thuốc kéo dài, khi ngưng đột ngột có thể khiến tình trạng co thắt nặng thêm.

Thuốc kháng leukotriene

    Leukotriene là chất trung gian hóa học góp phần gây ra cơn co thắt phế quản và phản ứng tiền viêm. Nồng độ Leukotriene ở người bệnh hen phế quản cao hơn nhiều so với người bình thường. Các thuốc kháng Leukotriene ức chế hoạt tính của chất này, từ đó giúp cải thiện trương lực đường thở và làm giảm quá trình viêm mãn tính. Tác dụng phụ chủ yếu của nhóm thuốc này là làm tăng men gan.

Thuốc sinh học

   Thuốc sinh học là các loại kháng thể đơn dòng, mới được đưa vào điều trị hen phế quản. Các thuốc này ngăn chặn các tế bào miễn dịch, kháng thể (IgE, IL-4, IL-5) thực hiện phản ứng gây dị ứng có thể dẫn đến cơn hen cấp tính.

    Một số tác dụng phụ của nhóm thuốc này là: gây sưng đỏ, nóng rát ở vị trí tiêm, đau nhức khớp xương, nhức tay chân, mệt mỏi, đau tai,…

 

Omalizumab là một trong các loại thuốc sinh học

 

Thuốc kháng sinh

   Đây không phải là nhóm thuốc thường dùng trong điều trị hen phế quản. Kháng sinh chỉ được chỉ định trong trường hợp hen phế quản bội nhiễm. Trong đó, tác nhân gây bội nhiễm là các loại vi khuẩn. Vì vậy, việc lựa chọn sử dụng kháng sinh nào sẽ phụ thuộc vào chủng vi khuẩn mà người bệnh nhiễm phải.

   Các loại kháng sinh cũng có một số tác dụng phụ nhất định, thường gặp nhất là gây loạn khuẩn đường ruột.

 

Lưu ý khi sử dụng thuốc điều trị hen phế quản

   Người bệnh cần lưu ý một số điều khi dùng thuốc điều trị hen phế quản như:

Sử dụng đúng loại thuốc

   Mỗi người bệnh hen phế quản sẽ phải dùng cả thuốc cắt cơn và thuốc dự phòng cơn hen tái phát. Trong đó, các thuốc cắt cơn có tác dụng nhanh và ngắn, giúp giảm triệu chứng nhanh chóng. Ví dụ như: fenoterol, salbutamol, terbutaline, ipratropium bromide, oxitropium bromide, theophylline,…

   Thuốc dự phòng cơn hen tái phát lại có tác dụng chậm và kéo dài. Ví dụ như: salmeterol, bambuterol, formoterol, indacaterol, tulobuterol, tiotropium bromide, aclidinium bromide, glycopyrronium bromide,… Người bệnh cần phân biệt rõ 2 dạng thuốc này để sử dụng đúng thời điểm và tránh nhầm lẫn.

Dùng thuốc đúng liều, đủ liều, không tự ý ngưng sử dụng

   Người bệnh cần dùng thuốc đúng và đủ liều theo chỉ định của bác sĩ. Người bệnh tuyệt đối không tự ý tăng liều để có tác dụng nhanh hơn hoặc giảm liều khi các triệu chứng hen phế quản đỡ. Đặc biệt, người bệnh không được ngừng dùng thuốc đột ngột vì có thể làm bệnh nặng hơn.

 

Người bệnh cần dùng thuốc đúng và đủ liều

 

Luôn mang thuốc theo bên mình

   Cơn hen cấp tính có thể tái phát vào bất cứ lúc nào khi người bệnh tiếp xúc với tác nhân kích thích. Chính vì vậy, người bệnh cần phải luôn luôn mang thuốc theo bên mình. Người bệnh cũng cần để thuốc ở những vị trí dễ lấy để có thể nhanh chóng sử dụng khi cần thiết.

Nắm vững cách dùng các dụng cụ phân phối thuốc

  Người bệnh hen thường phải dùng thuốc với bình hít định liều, bình hít bột khô, breezhaler, buồng đệm,… Mỗi dụng cụ có một cách dùng khác nhau nên người bệnh cần nắm vững để sử dụng tốt nhất. Đồng thời, sau mỗi lần dùng, bạn nên vệ sinh sạch sẽ các dụng cụ này.

Sử dụng biện pháp phòng ngừa cơn hen tái phát

  • Bỏ thuốc lá, không đến những nơi có nhiều khói thuốc.
  • Hạn chế ra ngoài đường trong điều kiện thời tiết cực đoan, ô nhiễm,…
  • Thường xuyên vệ sinh nhà cửa, giường chiếu, chăn màn, vật dụng.
  • Trồng nhiều cây xanh, sử dụng máy lọc khí để cải thiện chất lượng không khí.
  • Không nuôi các loại động vật rụng nhiều lông.
  • Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ, tăng cường rau xanh, trái cây; hạn chế ăn thực phẩm gây dị ứng, nhiều muối, nhiều chất bảo quản,…
  • Dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn, tránh căng thẳng, stress.
  • Tập thể dục thường xuyên, và phù hợp với sức khỏe, không tập gắng sức.
  • Tắm nắng thường xuyên.
  • Sử dụng sản phẩm giúp giải độc phổi, phục hồi và bảo vệ chức năng hô hấp như BoniDetox.

 

Công thức toàn diện của BoniDetox

 

   Hy vọng bài viết trên đã cung cấp thêm những thông tin hữu ích nhất cho quý độc giả về các loại thuốc điều trị hen phế quản.. Nếu cần được tư vấn về các vấn đề sức khỏe, xin quý độc giả vui lòng gọi điện đến số hotline miễn cước 1800.1044 để được giải đáp nhanh nhất. Cảm ơn quý độc giả đã theo dõi bài viết!

 

XEM THÊM:

 

360.000

    Đặt hàng online





    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

    Báo chí nói về chúng tôi

    ĐĂNG KÝ TƯ VẤN
    Hotline: 1800 1044