Nội dung chính
Thời điểm giao mùa hàng năm là lúc mà những cơn hen phế quản cấp tính tái phát một cách thường xuyên. Đây chính là điều mà bất cứ người bệnh nào cũng lo sợ, khi mà các triệu chứng hô hấp nặng lên một cách đột ngột khiến cuộc sống của họ trở nên mệt mỏi hơn, thậm chí có thể gây tử vong. Vậy, người bệnh cần làm gì để ngăn cơn hen phế quản cấp tái phát lúc giao mùa? Chúng ta cùng tìm hiểu điều này trong bài viết dưới đây nhé!
Người bệnh cần làm gì để ngăn cơn hen phế quản cấp tái phát lúc giao mùa?
Vì sao cơn hen phế quản cấp dễ tái phát lúc giao mùa?
Hen phế quản là một bệnh lý hô hấp đặc trưng bởi tình trạng viêm đường hô hấp mãn tính, kèm theo sự phản ứng quá mức của phế quản khi tiếp xúc với các yếu tố kích thích.
Cơn hen phế quản cấp có thể tái phát ở bất cứ thời điểm nào trong năm, tuy nhiên thường gặp nhất là những lúc giao mùa. Sự thay đổi về nhiệt độ, độ ẩm, áp suất và thành phần không khí (bụi bẩn, phấn hoa,…) sẽ tác động trực tiếp đến đường hô hấp vốn đã rất nhạy cảm của người bệnh làm bùng phát cơn hen phế quản cấp.
Bên cạnh đó, thời điểm giao mùa cũng là thời điểm thuận lợi để những loại vi khuẩn, virus gây bệnh đường hô hấp phát triển mạnh mẽ. Khi chúng xâm nhập vào đường hô hấp sẽ gây nhiễm trùng và khiến các cơn hen cấp tái phát. Trường hợp này còn được gọi là hen phế quản bội nhiễm.
Khi có tình trạng bội nhiễm, cơn hen phế quản cấp sẽ có mức độ trầm trọng hơn so với các cơn hen thông thường. Nó sẽ làm tăng nguy cơ gặp phải các biến chứng như: Tràn khí màng phổi, xẹp phổi, suy hô hấp, viêm phế quản,…
Do đó, người bệnh hen phế quản cần thật thận trọng trong thời điểm giao mùa để tránh gặp phải cơn hen phế quản cấp tính. Vậy, người bệnh cần phải làm gì để ngăn ngừa cơn hen tái phát?
Cơn hen phế quản cấp rất dễ tái phát trong thời điểm giao mùa
Biện pháp giúp ngăn ngừa cơn hen phế quản cấp tái phát
Có thể nói, cơn hen phế quản cấp tái phát luôn là sự đe dọa nguy hiểm đối với người bệnh. Bởi lẽ, mỗi lần tái phát, những triệu chứng ho đờm, khó thở, thở khò khè,… lại nặng lên một cách nhanh chóng và đột ngột.
Không những vậy, những cơn hen phế quản cấp còn có xu hướng xuất hiện nhiều vào buổi đêm, khi mà người bệnh nghỉ ngơi, ảnh hưởng tiêu cực đến giấc ngủ của họ. Nguy hiểm hơn, cơn hen phế quản cấp bộc phát vào ban đêm còn khiến người bệnh không phản ứng kịp, dẫn đến những hậu quả khôn lường.
Theo thống kê, tình trạng co thắt phế quản nặng nhất là trong khoảng thời gian từ 18h đến 4h sáng. Do đó, tỉ lệ tử vong do hen phế quản cũng cao nhất trong khoảng thời gian này.
Vì vậy, người bệnh cần có biện pháp để ngăn ngừa cơn hen phế quản cấp tái phát, đặc biệt là thời điểm giao mùa – thời điểm mà các cơn hen dễ tái phát hơn bao giờ hết. Các biện pháp ngăn ngừa cơn hen phế quản cấp tái phát có thể kể đến như:
Sử dụng thuốc hợp lý
Bên cạnh những loại thuốc giúp cắt cơn, người bệnh sẽ cần sử dụng thêm những loại thuốc có tác dụng dự phòng cơn hen phế quản cấp tái phát. Người bệnh cần sử dụng những loại thuốc này theo đúng hướng dẫn của bác sĩ để có hiệu quả tốt, đồng thời giảm thiểu các tác dụng phụ và nguy cơ nhờn thuốc.
Người bệnh hen cần dùng thuốc hợp lý
Giữ ấm lồng ngực
Bệnh nhân hen suyễn sẽ nhạy cảm với nhiệt độ thời tiết hơn so với người bình thường. Vì thế nên nếu cần phải đi ra nơi có không khí lạnh và có gió thì hãy mặc đủ áo ấm, luôn đem theo khăn quàng cổ dự phòng. Tránh để máy lạnh hoặc quạt thổi trực tiếp vào người vì điều này dễ gây cảm lạnh, khởi phát cơn hen suyễn cấp tính.
Dự phòng các bệnh đường hô hấp
Việc dự phòng các bệnh đường hô hấp là cần thiết ở bệnh nhân hen và việc này càng nên được chú ý vào mùa lạnh. Vì thời tiết lạnh dễ mắc các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp do nhiễm vi khuẩn, virus, cảm cúm… làm phế quản co thắt dẫn đến cơn hen cấp. Những biện pháp giúp bảo vệ đường hô hấp gồm có:
– Thường xuyên vệ sinh mũi họng với nước muối sinh lý.
– Đeo khẩu trang mỗi khi ra khỏi nhà hay đến những nơi đông người.
– Hạn chế đi ra khỏi nhà khi thời tiết quá nóng hoặc lạnh, chất lượng không khí xấu, hay thời điểm có dịch bệnh đường hô hấp.
– Không trồng hoặc để nhiều loại hoa có phấn xung quanh nhà, trong phòng.
– Không nên nuôi những loại động vật có nhiều lông như: Chó, mèo, chim,…
– Thường xuyên quét dọn, lau chùi đồ đạc, vệ sinh chăn chiếu để diệt các loại nấm mốc, mạt bụi,…
– Không sử dụng các hóa chất tẩy rửa có mùi nồng.
– Sử dụng hệ thống điều hòa và máy lọc khí để giúp duy trì nhiệt độ, độ ẩm thích hợp, loại bỏ các nguồn ô nhiễm.
Người bệnh hen nên đeo khẩu trang mỗi khi ra ngoài
Tránh sử dụng các thực phẩm không phù hợp
Những cơn hen phế quản cấp có thể bùng phát sau khi người bệnh ăn phải một số loại thực phẩm gây dị ứng. Những loại hải sản có vỏ như: Tôm, cua, hàu, mực,… có khả năng gây dị ứng mạnh do làm giải phóng các histamin tự do, gây co thắt khí quản.
Những loại đồ ăn quá mặn, chứa nhiều muối cũng sẽ làm gia tăng phản ứng với khí quản. Các loại đồ ăn đóng hộp, thực phẩm đông lạnh chứa chất bảo quản như: Salicylate, sulfites, sulfites,… cũng gây kích ứng phổi.
Ngoài ra, người bệnh hen cũng không nên sử dụng những loại đồ uống có cồn như rượu, bia,…
Tránh vận động gắng sức
Tập thể dục là điều cần thiết với người bệnh hen phế quản để tăng cường sức khỏe của đường hô hấp. Người bệnh nên lựa chọn các bài tập nhẹ nhàng, phù hợp với thể trạng. Vận động quá sức có thể khiến các cơn hen phế quản cấp bộc phát.
Vận động gắng sức sẽ khiến các cơn hen phế quản cấp tái phát
Dành thời gian nghỉ ngơi, tránh căng thẳng
Các nhà khoa học thuộc Trường đại học Heidelberg, Đức đã đưa ra kết luận rằng, Căng thẳng, stress không chỉ khiến cơ thể mệt mỏi, suy nhược mà còn làm giảm sức đề kháng, tăng tỷ lệ mắc hen đến 40% và thúc đẩy cơn hen phế quản cấp tái phát.
Do đó, bạn nên dành thời gian để nghỉ ngơi, thư giãn, tránh để bản thân bị căng thẳng, stress,…
Sử dụng các sản phẩm thảo dược
Hiện nay, sử dụng các sản phẩm thảo dược đang là sự lựa chọn của nhiều người nhằm kiểm soát bệnh hen hiệu quả hơn. Một sản phẩm vượt trội nhất hiện nay chính là BoniDetox của Mỹ. BoniDetox giúp giảm triệu chứng và ngăn ngừa cơn hen tái phát phát một cách toàn diện.
BoniDetox – Giải pháp giúp ngăn ngừa cơn hen phế quản cấp tái phát
BoniDetox có chứa đến 10 loại thảo dược tự nhiên, giúp đem lại nhiều lợi ích với người bệnh hen phế quản như:
– Giúp giảm triệu chứng ho đờm, ho dai dẳng, khó thở với Tỳ bà diệp, Chiết xuất bạch đàn, Bồ công anh. Các thảo dược này giúp giãn phế quản, giảm viêm đường hô hấp, giảm tiết chất nhầy, làm loãng đờm và kháng khuẩn. Từ đó, người dùng sẽ giảm được những cơn ho và hít thở dễ dàng hơn.
– Giúp ngăn chặn những dị nguyên lạ xâm nhập vào phổi với Cúc tây và Xuyên bối mẫu. Cúc tây giúp tăng cường hoạt động của các đại thực bào phế nang, giúp bắt giữ các dị nguyên xâm nhập vào phổi. Xuyên bối mẫu giúp thúc đẩy sự hoạt động của các lông chuyển, đẩy các dị nguyên ra khỏi đường hô hấp.
– Giúp giải độc phổi, loại bỏ chất độc tích tụ trong phổi, chống oxy hóa và thúc đẩy sự phục hồi chức năng phổi bị tổn thương nhờ có: Baicalin (chiết xuất từ Hoàng Cầm), lá ô liu, xuyên tâm liên, cam thảo Italia.
– Giúp tăng cường sức đề kháng cho phổi với Fucoidan (chiết xuất từ tảo nâu). Hoạt chất này đã được chứng minh có tác dụng kích hoạt các tế bào tiêu diệt tự nhiên NK – các tế bào vô cùng quan trọng của hệ miễn dịch.
Với công thức toàn diện này, BoniDetox sẽ giúp giảm triệu chứng và ngăn ngừa cơn hen phế quản cấp tái phát. Đồng thời, BoniDetox cũng sẽ giúp phục hồi sức khỏe cho những người có bệnh mãn tính đường hô hấp khác như: Phổi tắc nghẽn mãn tính COPD, viêm phế quản mãn tính,…
Thành phần và công dụng của BoniDetox
BoniDetox còn được sản xuất bằng công nghệ Microfluidizer, giúp đưa các thành phần về kích thước dưới <70nm. Từ đó, sản phẩm sẽ được loại bỏ hoàn toàn các tạp chất, tăng độ ổn định, kéo dài thời gian sử dụng và tăng khả năng hấp thu lên tới 100%.
Chia sẻ của khách hàng sau khi sử dụng BoniDetox
Qua nhiều năm lưu hành trên thị trường, BoniDetox đã giúp được vô số người bệnh có lại cuộc sống ổn định, không còn phải lo lắng về cơn hen phế quản cấp tái phát triền miên. Chúng ta cùng nghe những chia sẻ từ họ nhé!
Bác Lê Xuân Lộc, 68 tuổi, ở thôn An Dạ, xã Triệu Độ, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị.
Bác Lộc chia sẻ: “Bác làm nghề giáo nên hít phải nhiều bụi phấn, khiến cho phổi bị nhiễm độc. Lâu dần, tình trạng chuyển thành hen phế quản mạn tính. Mỗi lần lên cơn hen là bác lại bị khó thở, thở ra vô cùng khó khăn, ngực như bị bóp nghẹt lại. Bác còn nghe rõ tiếng khò khè, rồi mồ hôi vã ra như tắm. Còn những lúc bình thường thì đỡ hơn, nhưng vẫn mệt mỏi vô cùng. Sức khỏe bác đã kém rồi mà các cơn hen còn cứ đeo bám mãi chẳng tha.”
“Bác được người quen chỉ cho dùng BoniDetox, bác cũng thử xem sao. Thật không ngờ, chỉ sau gần 1 tháng uống liều 4 viên/ngày, bác đã thấy người khỏe hơn hẳn, bớt đau ngực, giảm ho, khạc được đờm ra ngoài. Đờm loãng và trong hơn rất nhiều so với trước đây. Sau tròn 4 tháng sử dụng, bác thấy khỏe hẳn ra, hít thở bình thường, không còn bị đau tức ngực nữa, mà đặc biệt là không thấy cơn hen tái phát nữa.”
Bác Lê Xuân Lộc, 68 tuổi
Hy vọng, bài viết trên đây đã cung cấp thêm những thông tin hữu ích cho quý độc giả về biện pháp để ngăn cơn hen phế quản cấp tái phát lúc giao mùa, cũng như bất kỳ thời điểm nào khác. BoniDetox là sản phẩm giúp kiểm soát các bệnh mãn tính đường hô hấp vô cùng hiệu quả và an toàn. Nếu có bất kỳ băn khoăn gì, bạn vui lòng gọi đến hotline miễn cước 1800.1044 để được giải đáp. Cảm ơn quý độc giả!
XEM THÊM:
- Ho khạc đờm ra máu buổi sáng: Dấu hiệu cảnh báo bệnh lao phổi trở nặng!
- Các xét nghiệm chẩn đoán COPD là gì?