Người mệt mỏi do bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính phải làm sao?

Nội dung chính

 

   Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính không chỉ gây triệu chứng ho, đờm, khó thở, tức ngực mà còn khiến người bệnh nhanh mệt mỏi. Nó làm giảm khả năng lao động, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Vậy cơ thể mệt mỏi do bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính phải làm sao?

 

Người mệt mỏi do bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính phải làm sao?

 

Vì sao bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính gây mệt mỏi?

   Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính đặc trưng bởi tình trạng luồng không khí bị tắc nghẽn trong phổi do hẹp đường dẫn khí và/hoặc phế nang suy giảm chức năng. Bên cạnh triệu chứng ho, đờm, khó thở, tức ngực, người bệnh còn thường xuyên bị mệt mỏi, kiệt sức, khó hoạt động như bình thường.

   Theo thống kê, có khoảng 50-70% người mắc bệnh phổi mạn tính hay bị mệt mỏi. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do đường dẫn khí hẹp lại và/hoặc giãn phế nang khiến cơ thể khó đưa oxy vào phổi và thải carbon dioxide ra ngoài. Chính sự thiếu hụt oxy và tích tụ carbon dioxide khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi, thiếu năng lượng.

   Cụ thể, vách ngăn giữa các túi khí của phổi người bệnh COPD bị suy yếu, thậm chí vỡ ra, tạo thành các ổ giãn lớn, không còn chức năng trao đổi khí. Tình trạng này làm diện tích bề mặt phổi bị giảm đi, khả năng chứa đựng khí oxy kém. Theo đó, lượng oxy từ phổi vào máu suy giảm. Các cơ quan, bộ phận trong cơ thể không đủ oxy hoạt động sẽ gây tình trạng mệt mỏi.

   Trường hợp người bệnh bị viêm phế quản mãn tính còn bị tăng tiết đờm nhầy ở đường dẫn khí. Họ hít thở phải dùng nhiều sức hơn, tiêu tốn nhiều năng lượng, cơ thể càng nhanh mệt. 

 

Người bệnh COPD hít thở phải dùng nhiều sức, dễ mệt hơn

 

   Lúc mệt mỏi, người bệnh thường có xu hướng hạn chế vận động thể chất. Sức chịu đựng dẻo dai vì thế cũng giảm theo. Đến khi bệnh phổi tắc nghẽn trở nặng, họ sẽ bị mệt mỏi, khó thở ngay cả khi thực hiện các hoạt động sinh hoạt hàng ngày, chẳng hạn như làm việc nhà, vệ sinh cá nhân, đi lại…  Chất lượng cuộc sống của người bệnh sụt giảm nghiêm trọng.

 

Người mệt mỏi do bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính phải làm sao?

   Hiện nay, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính chưa có cách chữa khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, bạn có thể kiểm soát được tình trạng bệnh, giảm tần suất cơn khó thở, ho, đờm, cải thiện tốt sức khỏe. Để làm được điều đó, bạn nên:

  • Về sử dụng thuốc tây y: Các thuốc điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính bao gồm các loại thuốc giãn phế quản, giảm ho, long đờm, kháng sinh… Trường hợp COPD nặng hoặc có đợt cấp, bác sĩ sẽ chỉ định thêm liệu pháp oxy, thở máy… Điều bạn cần làm là dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ, tái khám định kỳ.
  • Về chế độ ăn uống: Bạn nên bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng thông qua các bữa ăn hằng ngày, cụ thể:
  • Bổ sung đủ lượng tinh bột, đạm, chất béo, nên ăn chất béo có nguồn gốc từ cá mòi, cá hồi…
  • Tăng cường bổ sung các loại vitamin, omega-3, vi chất từ rau, củ, quả, đặc biệt là những thực phẩm có chứa nhiều vitamin A, C, E.

 

Người bệnh nên tăng cường bổ sung rau củ quả giàu vitamin A, C, E

 

  • Ăn thực phẩm giàu phốt pho, canxi, kali, magnesium như: Sữa, hải sản, các loại hạt như đậu phộng, hạt điều,…
  • Giảm các loại thức ăn lỏng, chẳng hạn như canh hay nước lọc uống kèm trong bữa ăn để tránh tình trạng đầy bụng, nhanh no.
  • Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày để hạn chế táo bón, giúp làm loãng đờm, tạo điều kiện cho ho khạc đờm dễ dàng hơn.
  • Tránh những loại thực phẩm, món ăn gây đầy hơi, khó tiêu.
  • Chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày, nên ăn chậm, ăn từng miếng nhỏ, chọn thực phẩm mềm, dễ nhai.
  • Về chế độ sinh hoạt:
  • Dành thời gian tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, dưỡng sinh, yoga…
  • Tập thở mỗi ngày: Bạn nên tập thở chúm môi, thở bằng bụng… để tăng cường khả năng thông khí. Khi cơ thể được cung cấp đủ oxy, tình trạng mệt mỏi sẽ cải thiện.
  • Ho có kiểm soát: Hoạt động này sẽ giúp cung cấp một lực cần thiết để loại bỏ chất nhầy ra ngoài đường thở. Bạn thực hiện bằng cách khoanh 2 tay trước bụng và hít vào bằng mũi. Khi thở ra, hãy nghiêng người về phía trước một chút, đồng thời ấn 2 bàn tay vào bụng. Há miệng khẽ ho 2 tiếng.

 

Tập ho có kiểm soát giúp người bệnh tống đờm ra ngoài dễ hơn

 

   Mỗi cơn ho nên được thực hiện trong thời gian ngắn. Sau đó, bạn lại hít vào từ từ bằng mũi để ngăn chất nhầy bị đẩy ngược xuống đường thở.

  • Bỏ hút thuốc lá, tránh xa khói thuốc.
  • Sử dụng sản phẩm BoniDetox của Mỹ: BoniDetox là sản phẩm hoàn toàn từ thảo dược thiên nhiên, tác động trực tiếp vào nguyên nhân gây bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính.

   Các nhà khoa học đã tìm ra nguyên nhân gốc gây COPD là tình trạng nhiễm độc phổi do khói bụi, khí thải độc hại… BoniDetox giúp giải độc phổi, thanh lọc độc tố có sẵn ở bộ phận này, đồng thời bảo vệ phổi trước tác nhân gây hại mới. Thêm nữa, sản phẩm còn giúp phục hồi chức năng phổi bị tổn thương, tăng cường sức đề kháng cho phổi, đồng thời giảm ho, đờm, khó thở hiệu quả.

   Khi nguyên nhân gốc và triệu chứng được kiểm soát, người bệnh sẽ dần khỏe khoắn thở lại.

   Đến đây, hy vọng các bạn đã thấu hiểu hơn tình trạng mệt mỏi ở người bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính. Để khỏe khoắn trở lại, người bệnh cần dùng thuốc đúng chỉ định của bác sĩ, xây dựng chế độ ăn uống sinh hoạt khoa học và uống thêm BoniDetox của Mỹ. Chúc các bạn khỏe mạnh!

 

XEM THÊM:

 

360.000

    Đặt hàng online





    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

    Báo chí nói về chúng tôi

    ĐĂNG KÝ TƯ VẤN
    Hotline: 1800 1044