Tìm hiểu các nhóm thuốc điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Nội dung chính

 

   Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) là bệnh lý nguy hiểm ở phổi, đặc trưng bởi sự tắc nghẽn của luồng khí trong phổi. Trong quá trình điều trị người bệnh sẽ phải sử dụng nhiều loại thuốc khác nhau. Vậy cụ thể đó là những nhóm thuốc nào? Chúng có công dụng và tác dụng phụ gì? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!

 

Có những nhóm thuốc nào điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính?

 

Các nhóm thuốc điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Các nhóm thuốc giãn phế quản

   Các thuốc giãn phế quản có tác dụng làm giãn cơ trơn của phế quản, giúp tăng đường kính đường thở. Từ đó giúp không khí đi qua đường thở vào phế nang dễ dàng hơn, cải thiện triệu chứng khó thở ở bệnh nhân.

   Có 3 nhóm thuốc giãn phế quản là:

  • Nhóm đồng vận beta-2 giao cảm (tác dụng ngắn và tác dụng dài).
  • Nhóm thuốc kháng Cholinergic (tác dụng ngắn).
  • Nhóm thuốc dẫn xuất Xanthine hay dùng đó là theophylin.

Thuốc đồng vận beta – 2 giao cảm

  Cơ chế: Nhóm thuốc này có vai trò kích thích receptor beta của hệ thần kinh giao cảm trong đường thở, từ đó tạo ra tác dụng giãn phế quản.

   Thuốc đồng vận beta – 2 giao cảm được chia thành 2 nhóm:

  • Tác dụng ngắn (short acting b2-agonist: SABA): Salbutamol, terbutalin, fenoterol chủ yếu dùng để cắt cơn hen. Nhóm này dùng dưới dạng hít, tác dụng sau 2-3 phút, kéo dài 3-5 giờ .
  • Loại có tác dụng dài (long acting b2-agonist: LABA): Salmeterol, formoterol,.. Nhóm này có tác dụng kéo dài khoảng 12 giờ, dùng phối hợp với Corticoid để dự phòng dài hạn và kiểm soát hen .

   Nhóm này có một số tác dụng phụ sau:

  • Thường gặp: Đánh trống ngực, nhịp tim nhanh, run nhẹ (đặc biệt ở đầu ngón tay). Các thuốc dùng đường khí dung có thể gây co thắt phế quản.
  • Hiếm gặp: nhức đầu, mất ngủ, giãn mạch ngoại biên, loạn nhịp tim, hạ kali máu, tăng glucose và acid béo tự do trong máu, phản ứng quá mẫn.
  • Bệnh nhân dùng nhóm thuốc này có xu hướng phải tăng liều dần do khi dùng nhiều sẽ có hiện tượng nhờn thuốc nhanh.

Nhóm thuốc kháng Cholinergic

   Cơ chế: Chúng ngăn chặn hoạt động của Acetylcholine – chất dẫn truyền thần kinh gây co thắt phế quản. Do đó, khi dùng thuốc kháng cholinergic sẽ giúp đường thở của bệnh nhân được giãn ra.

   Một số thuốc thuộc nhóm này là:

  • Tác dụng ngắn (SAMA):  
  • Tác dụng kéo dài (LAMA): Tiotropium, Aclidinium bromide, Umeclidinium,…

   Những đối tượng sau phải thận trọng khi sử dụng nhóm này:

  • Bệnh nhân bị tăng nhãn áp.
  • Tăng kích thước tuyến tiền liệt, phì đại tuyến tiền liệt.
  • Các bệnh gây tắc nghẽn dòng chảy của bàng quang như sỏi bàng quang, ung thư tuyến tiền liệt…

 

Bệnh nhân tăng nhãn áp thận trọng khi sử dụng thuốc kháng Cholinergic.

 

Nhóm thuốc dẫn xuất Xanthine

   Cơ chế hoạt động của nhóm thuốc này chưa được nghiên cứu rõ nhưng nó vẫn có công dụng làm thông thoáng đường thở của người bệnh. Trong đó, theophylin là thuốc thường được dùng nhất của nhóm này.

   Tuy nhiên, hiện nay các bác sĩ hiếm khi kê đơn loại thuốc này do có nhiều tác dụng phụ, như:

  • Thường gặp: Nhịp tim nhanh, tình trạng kích thích, bồn chồn, buồn nôn, nôn.
  • Ít gặp: Kích ứng đường tiêu hóa, đau đầu, chóng mặt, mất ngủ, run, co giật, loạn nhịp tim, hạ huyết áp, phản ứng dị ứng.

   Một số đối tượng sau phải thận trọng khi sử dụng theophylin:

  • Tuyến giáp tăng hoạt động;
  • Các bệnh lý tim mạch và huyết áp;
  • Bệnh lý động kinh;
  • Người cao tuổi cần được theo dõi một các kỹ lưỡng khi dùng thuốc Theophylline.

Thuốc kháng sinh

   Kháng sinh được các bác sĩ kê đơn khi xuất hiện tình trạng nhiễm trùng hoặc để dự phòng nhiễm trùng.

   Nhóm kháng sinh được khuyến cáo sử dụng là macrolid như Azithromycin  hoặc Erythromycin.

Thuốc kháng viêm Corticosteroid

Gồm 2 dạng sử dụng là dạng hít và dạng uống:

  • Corticosteroid dạng phun hít (ICS): Dùng để giảm viêm đường thở và ngăn ngừa đợt cấp. Một số thuốc được sử dụng là fluticasone, budesonide…
  • Corticosteroid dạng uống: Được sử dụng theo liệu trình ngắn ngày (5 – 7 ngày) trong những đợt cấp hoặc khi bệnh diễn biến trở nặng.

Thuốc ức chế  men phosphodiesterase – 4 (Kháng PDE4)

   Đây là nhóm thuốc có khả năng kháng viêm do ức chế hoạt động của nhiều loại tế bào như lympho T, bạch cầu ái toan, dưỡng bào, tế bào biểu mô và cơ trơn. Thuốc hay được sử dụng của nhóm này là roflumilast.

   Các tác dụng phụ hay gặp khi sử dụng thuốc là nôn mửa, tiêu chảy, đau bụng.

 

Bệnh nhân dùng thuốc ức chế  men phosphodiesterase – 4 có thể bị nôn mửa.

 

Phối hợp các thuốc điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

    Dựa vào tình trạng bệnh ở từng bệnh nhân, bác sĩ sẽ có những hướng điều trị khác nhau. Thông thường, bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) được phân theo 4 nhóm A, B, C, D dựa vào nguy cơ gây đợt cấp và mức độ triệu chứng bệnh như sau:

  • Bệnh nhân nhóm A: Nhóm nguy cơ thấp, ít triệu chứng.
  • Bệnh nhân nhóm B: Nhóm nguy cơ thấp, nhiều triệu chứng.
  • Bệnh nhân nhóm C: Nhóm nguy cơ cao, ít triệu chứng.
  • Bệnh nhân nhóm D: Nhóm nguy cơ cao, nhiều triệu chứng.

   Theo Hướng dẫn Chẩn đoán và Điều trị Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính của Bộ Y tế, lựa chọn điều trị cho từng nhóm bệnh nhân là:

Bệnh nhân nhóm A (nguy cơ thấp, ít triệu chứng)

  • Sử dụng thuốc giãn phế quản (tác dụng ngắn hoặc dài) khi cần thiết để cải thiện triệu chứng khó thở ở bệnh nhân bị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.
  • Tùy theo đáp ứng điều trị của bệnh nhân, bác sĩ sẽ chỉ định tiếp tục phác đồ điều trị hoặc đổi sang nhóm giãn phế quản khác.

Bệnh nhân nhóm B (nguy cơ thấp, nhiều triệu chứng)

  • Với bệnh nhân nhóm B, lựa chọn điều trị tối ưu là thuốc giãn phế quản tác dụng kéo dài (LAMA hoặc LABA). Bác sĩ lựa chọn thuốc dựa vào sự dung nạp và cải thiện triệu chứng của bệnh nhân.
  • Nếu điều trị đơn trị liệu bệnh nhân vẫn còn bị khó thở dai dẳng, bác sĩ sẽ kết hợp sử dụng cả 2 thuốc LAMA và LABA.
  • Bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính bị khó thở nhiều, bác sĩ có thể kết hợp LAMA + LABA ngay từ đầu.
  • Trong trường hợp phối hợp 2 thuốc không cải thiện triệu chứng, bác sĩ thường cân nhắc hạ bậc điều trị, chỉ sử dụng một thuốc LAMA hoặc LABA.
  • Ngoài ra, nếu bệnh nhân mắc các bệnh kèm theo thì phải điều trị cả những bệnh đồng mắc.

Bệnh nhân nhóm C (nguy cơ cao, ít triệu chứng)

  • Bệnh nhân nhóm C được khởi đầu điều trị bằng một thuốc giãn phế quản tác dụng kéo dài, khuyến cáo sử dụng LAMA.
  • Nếu xuất hiện đợt cấp, bác sĩ có thể kết hợp LAMA + LABA hoặc LABA + ICS. Tuy nhiên, ICS làm tăng nguy cơ mắc viêm phổi nên phác đồ LAMA + LABA được ưu tiên hơn.
  • Nếu bệnh nhân có tiền sử hoặc có nguy cơ bị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính chồng lấp hen, bác sĩ sẽ lựa chọn phác đồ LABA + ICS.

 

Seretide là thuốc kết hợp của nhóm LABA và ICS.

 

Bệnh nhân nhóm D (nguy cơ cao, nhiều triệu chứng)

  • Bệnh nhân nhóm này thường được khởi đầu điều trị bằng phác đồ LABA + LAMA (trừ khi bệnh nhân có tiền sử hoặc nguy cơ bị chồng lấp hen thì lựa chọn LABA + ICS)
  • Nếu bệnh nhân vẫn xuất hiện đợt cấp dù đã điều trị bằng LABA + LAMA, các bác sĩ có thể:
  • Nâng bậc điều trị thành phác đồ LAMA + LABA + ICS.
  • Đổi sang phác đồ LABA + ICS.
  • Nếu sử dụng phác đồ LAMA + LABA + ICS mà bệnh nhân vẫn xuất hiện đợt cấp thì có các lựa chọn sau tùy vào tình trạng của bệnh nhân:
  • Sử dụng thêm roflumilast.
  • Thêm kháng sinh macrolid.
  • Ngừng sử dụng ICS.

 

Kiểm soát bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính bằng cách nào?

   COPD là bệnh mãn tính nên không thể khỏi hoàn toàn. Do đó, việc điều trị bằng thuốc Tây y chỉ có tác dụng làm giảm các triệu chứng của bệnh nhân. Do đó, bạn nên áp dụng các biện pháp dưới đây để kiểm soát bệnh, ngăn ngừa COPD tiến triển nặng:

  • Tránh xa thuốc lá và các nguồn ô nhiễm khác như hóa chất độc hại, khói bụi…
  • Cải thiện chất lượng không khí trong nhà bằng cách ở nơi thông gió, trồng nhiều cây xanh, sử dụng máy lọc không khí.
  • Hạn chế tiếp xúc với các hóa chất như chất tẩy rửa,…
  • Ăn các thực phẩm giàu chất chống oxy hóa như quả việt quất, bông cải xanh, rau bina, khoai lang, củ dền đỏ,…
  • Sử dụng BoniDetox của Mỹ với các thành phần thảo dược giúp giải độc phổi, phòng ngừa biến chứng của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.

 

BoniDetox của Mỹ giúp giải độc phổi, phòng ngừa biến chứng COPD

 

   Mong rằng bài viết này đã giúp bạn hiểu thêm về các thuốc điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Bên cạnh việc tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ, bạn nên kết hợp thêm BoniDetox của Mỹ để bảo vệ phổi và phòng ngừa bệnh tiến triển nặng. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết!

 

XEM THÊM:

360.000

    Đặt hàng online





    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

    Báo chí nói về chúng tôi

    ĐĂNG KÝ TƯ VẤN
    Hotline: 1800 1044
    tích điểm nhân quà