Nồng độ oxy trong máu thấp: Nguyên nhân và cách khắc phục

Nội dung chính

 

   Chúng ta đều biết rằng, khí oxy giữ một vai trò then chốt trong việc duy trì sự sống. Chính vì vậy, khi nồng độ oxy trong máu hạ thấp, toàn bộ hoạt động của các cơ quan đều sẽ bị ảnh hưởng.

   Vậy, nguyên nhân gây ra tình trạng này là gì? Những biện pháp nào sẽ giúp cải thiện nồng độ oxy máu? Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

 

Nồng độ oxy trong máu thấp: Nguyên nhân và cách khắc phục

 

Nồng độ oxy trong máu khi nào là thấp?

   Trong cơ thể, phổi là cơ quan tiếp nhận khí Oxy và đào thải CO2. Sau khi hấp thụ, oxy sẽ được hòa tan vào máu, rồi đưa đến các cơ quan, mô và tế bào. Nồng độ oxy trong máu bình thường dao động từ 80 – 100 milimet thủy ngân (mmHg).

   Nếu đo bằng máy oxy xung, bạn sẽ thấy được chỉ số SpO2 bình thường nằm trong khoảng từ 95 – 100 %. Thông thường, chỉ số PaO2 (phân áp oxy máu động mạch) dưới 80 mmHg hoặc SpO2 dưới 95% sẽ là dấu hiệu cảnh báo nồng độ oxy trong máu đang ở mức thấp.

   Nồng độ oxy trong máu càng thấp, thì cơ thể sẽ bị ảnh hưởng càng nghiêm trọng. Khi nồng độ SpO2 hạ xuống mức 80 – 85% thì hoạt động của não bộ sẽ bị ảnh hưởng nhiều.

 

Nguyên nhân nào khiến nồng độ oxy trong máu hạ thấp?

   Có nhiều nguyên nhân khác nhau khiến nồng độ oxy trong máu hạ thấp. Đó có thể là do không có đủ oxy trong không khí, máu lưu thông đến phổi kém và thường gặp nhất là do các bệnh lý mạn tính tại phổi. Các bệnh lý này có thể kể đến là:

Phổi tắc nghẽn mãn tính COPD

   COPD là bệnh lý đặc trưng bởi tình trạng viêm đường hô hấp mãn tính, khiến cho việc lưu thông khí ra vào phổi bị cản trở. Không khí giàu CO2 bị ứ lại trong phổi, khiến cho các phế nang không tiếp nhận được đủ oxy. Bên cạnh đó, các phế nang của người bệnh cũng bị tổn thương, khả năng hấp thụ oxy bị suy giảm.

    Nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính là do hút thuốc lá. Một số triệu chứng điển hình của COPD là: ho đờm kéo dài, khó thở khi hoạt động và cả nghỉ ngơi, khò khè, mệt mỏi,…

Hen phế quản (hen suyễn)

    Hen phế quản là sự kết hợp của viêm đường hô hấp và tăng đáp ứng của phế quản. Tình trạng nồng độ oxy trong máu hạ thấp ở người bệnh hen phế quản thường trở nên rõ ràng và nghiêm trọng nhất khi cơn hen cấp bộc phát.

   Lúc này, các phế quản co thắt nghiêm trọng, lượng khí đi vào phổi sụt giảm đột ngột. Nếu không dùng thuốc cắt cơn hoặc cấp cứu kịp thời, người bệnh có thể rơi vào suy hô hấp, hôn mê, mất ý thức, thậm chí là tử vong. Thực tế cho thấy, nguyên nhân gây tử vong thường gặp nhất ở người bệnh là do cơn hen cấp tái phát.

Xơ phổi

   Xơ phổi là tình trạng các mô trong phổi bị tổn thương, sau đó trở nên dày và cứng hơn. Những vị trí bị xơ hóa sẽ mất tính đàn hồi, gây cản trở hoạt động hít thở của người bệnh.

   Một số yếu tố có thể gây xơ phổi là: Hút thuốc lá nhiều, nhiễm virus gây viêm đường hô hấp (như Sars-Cov-2), sống và làm việc trong môi trường ô nhiễm, nhiều khói bụi,…

    Ngoài việc khiến nồng độ oxy trong máu hạ thấp, xơ phổi còn có thể làm tăng huyết áp động mạch phổi, viêm phổi, suy hô hấp, rối loạn nhịp tim,…

 

Xơ phổi khiến chức năng hô hấp bị suy giảm

 

Phương pháp xác định nồng độ oxy trong máu thấp

   Trước tiên, bác sĩ sẽ nghe tim và phổi, đồng thời kiểm tra da, móng tay của bạn để xem có bị đổi màu hơi xanh hay không. Sau đó, để xác định nồng độ oxy trong máu một cách chính xác hơn, bạn có thể phải thực hiện một số xét nghiệm như:

  • Đo oxy xung bằng máy SpO2: Cảm biến của máy sẽ đo lượng oxy trong máu của bạn qua đầu ngón tay. Phương pháp này không xâm lấn và không gây đau.
  • Xét nghiệm khí máu động mạch (ABG): Một cây kim mỏng sẽ được sử dụng để lấy máu từ cổ tay, cánh tay hoặc háng của bạn để kiểm tra nồng độ oxy trong máu.
  • Kiểm tra chức năng phổi (PFT): Bạn sẽ được ngậm một ống gắn với máy đo mức độ hoạt động của phổi và thực hiện động tác hít vào, thở ra.
  • Chụp X-quang , chụp CT và chụp V/Q được dùng để quan sát các cơ quan nội tạng, giúp xác định nguyên nhân gây thiếu oxy máu.
  • Bài kiểm tra đi bộ sáu phút (6MWT): Bạn đi bộ trên một mặt phẳng trong sáu phút để xem mình có thể đi được bao xa, từ đó đánh giá chức năng phổi và tim.

 

Xét nghiệm khí máu động mạch giúp xác định nồng độ oxy trong máu

 

Biện pháp khắc phục tình trạng nồng độ oxy trong máu thấp

   Các phương pháp điều trị sẽ được chỉ định dựa trên nguyên nhân khiến nồng độ oxy trong máu hạ thấp. Với các bệnh lý hô hấp mãn tính, một số lựa chọn điều trị có thể kể đến như:

  • Sử dụng các loại thuốc uống, hít giúp giảm viêm, giảm phù nề, thuốc giãn phế quản, long đờm để phục hồi khả năng lưu thông khí của phổi.
  • Liệu pháp oxy tại nhà giúp điều trị tình trạng thiếu oxy máu mãn tính. Người bệnh sẽ cần đeo mặt nạ, hoặc ống thông, được gắn vào một thiết bị cung cấp oxy.
  • Thở máy trong trường hợp thiếu oxy cấp tính nghiêm trọng, khởi phát đột ngột.

 

Cách phòng ngừa tình trạng nồng độ oxy trong máu thấp

   Một số biện pháp phòng ngừa, giúp giảm nguy cơ gặp phải tình trạng nồng độ oxy trong máu thấp là:

  • Sử dụng thuốc dự phòng theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ nếu bạn đang mắc hen suyễn, COPD,…
  • Không hút thuốc lá, tránh xa những nơi có nhiều khói thuốc.
  • Sử dụng đồ bảo hộ khi làm việc trong môi trường ô nhiễm.
  • Tập thể dục thường xuyên.
  • Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ, ăn uống lành mạnh.
  • Tập các bài tập thở có kiểm soát như: Thở chúm môi, thở cơ hoành, thở Buteyko,… để giúp cải thiện chức năng hô hấp.
  • Hạn chế tiếp xúc với các tác nhân có thể gây khởi phát cơn hen suyễn: bụi bẩn, phấn hoa, lông động vật,…
  • Sử dụng sản phẩm BoniDetox giúp cải thiện chức năng hô hấp, giảm ho đờm, khó thở cho người mắc các bệnh đường hô hấp.

 

Các bài tập thở giúp cải thiện chức năng hô hấp

 

   Hy vọng, bài viết trên đây đã giúp bạn có thêm nhiều thông tin hữu ích về nguyên nhân và cách khắc phục trước tình trạng nồng độ oxy trong máu thấp. Nếu cần được tư vấn về các vấn đề sức khỏe, bạn hãy liên hệ tới hotline 1800.1044. Cảm ơn bạn đã dành thời gian theo dõi!

 

XEM THÊM:

 

360.000

    Đặt hàng online





    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

    Báo chí nói về chúng tôi

    ĐĂNG KÝ TƯ VẤN
    Hotline: 1800 1044
    tích điểm nhân quà