Phân biệt viêm phế quản và viêm phổi

Nội dung chính

 

   Viêm phế quản và viêm phổi là hai bệnh lý đường hô hấp thường gặp, có các biểu hiện tương đối giống nhau. Do đó, việc phân biệt hai bệnh này là không hề dễ dàng. Nếu phân biệt và điều trị sai, bệnh tình có thể nặng hơn kéo theo những biến chứng nguy hiểm.

 

Làm sao để phân biệt viêm phế quản và viêm phổi.

 

Làm sao để phân biệt viêm phế quản và viêm phổi?

Chúng ta có thể phân biệt viêm phế quản và viêm phổi dựa trên các tiêu chí sau:

Vị trí tổn thương

 

Viêm phế quản Viêm phổi
Vị trí tổn thương là lớp niêm mạc bên trong ống phế quản – nơi có chức năng dẫn khí từ ngoài vào hai lá phổi.

Viêm phế quản có thể là cấp tính hoặc mãn tính.

Vị trí tổn thương là phế nang – được biết đến là các túi khí dự trữ oxy trong cơ thể.

Viêm phổi xảy ra khi một hoặc cả hai phổi bị viêm, thường là do nhiễm trùng

 

Triệu chứng

Viêm phế quản và viêm phổi có sự khác nhau về triệu chứng như sau:

Viêm phế quản Viêm phổi
Viêm phế quản cấp tính

Viêm phế quản có triệu chứng giống với nhiễm trùng đường hô hấp trên nhiều hơn. Các biểu hiện thường gặp bao gồm:

–         Mệt mỏi, sốt nhẹ, hơi ớn lạnh.

–         Viêm họng.

–         Nhức đầu.

–         Sổ mũi.

–         Hơi thở khò khè.

 

Viêm phế quản mãn tính

Các biểu hiện đặc trưng của viêm phế quản mãn tính là:

–         Ho và khạc đờm: Thời gian đầu, mức độ và tần suất còn nhẹ nhưng càng về sau tình trạng càng nặng hơn.

–         Khó thở: Khi càng về giai đoạn cuối, khó thở xuất hiện với mức độ ngày càng dày và nặng hơn.

–         Bệnh nhân có các đợt viêm phế quản cấp.

Khi mới khởi phát, bệnh cũng có các dấu hiệu như viêm phế quản. Tuy nhiên sau đó, các dấu hiệu rõ ràng và nặng hơn. Người bệnh viêm phổi có thể có các dấu hiệu nặng như:

–         Sốt cao.

–         Đau tức ngực khi thở sâu hoặc khi ho.

–         Việc hít vào – thở ra khó khăn hơn.

–         Nét mặt tím tái do thiếu oxy.

–         Đổ mồ hôi nhiều bất thường.

–         Thường xuyên buồn nôn, tiêu chảy, nôn mửa.

–         Tinh thần không tỉnh táo, thường xuyên lơ mơ.

Viêm phổi càng nặng thì triệu chứng càng nhiều và rõ ràng, triệu chứng phân biệt rõ nhất với viêm phế quản là tình trạng ớn lạnh và sốt cao bất thường.

 

 

 

   Như vậy có thể thấy, triệu chứng viêm phổi thường nặng hơn nhiều so với viêm phế quản, đặc biệt ở bệnh nhân cao tuổi hoặc từng mắc bệnh lý phổi khác.

 

Nguyên nhân gây bệnh

   Nguyên nhân gây bệnh viêm phế quản và viêm phổi có một số điểm khác nhau như:

Viêm phế quản Viêm phổi
Viêm phế quản cấp

–         Do virus: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất..

–         Do vi khuẩn: Nguyên nhân này ít gặp hơn so với nguyên nhân do virus.

–         Do hít phải khí độc: Khói thuốc, amoniac, các dung môi hữu cơ dễ bay hơi…

–         Do yếu tố dị ứng: Viêm phế quản cấp dễ gặp ở trẻ mắc hen phế quản, thay đổi thời tiết…

Viêm phế quản mãn tính

–         Khói thuốc: Khoảng 80% người bệnh viêm phế quản mãn tính có hút thuốc và/hoặc thường xuyên hít phải khói thuốc trong không khí khiến phổi bị nhiễm độc dần dần hình thành bệnh.

–         Một số nguyên nhân khác: Không khí ô nhiễm, do yếu tố cơ địa (cơ địa dị ứng, bệnh di truyền rối loạn bài tiết chất nhầy).

–         Vi khuẩn: Bệnh nhân thường xuất hiện triệu chứng khó thở, đau ngực, ho nhiều, đờm không trong có màu xanh hoặc vàng.

–         Virus: thường bắt đầu với triệu chứng đau đầu, đau cơ, ho khan, có thể có đờm nhưng đờm thường trong hoặc có màu trắng.

–         Nấm: viêm phổi do nấm thường xuất hiện rất ít triệu chứng

–         Viêm phổi do Mycoplasma: các triệu chứng xuất hiện âm thầm, người bệnh có thể không cảm nhận được mình bị bệnh.

 

 

Tiên lượng bệnh

Viêm phế quản Viêm phổi
   Viêm phế quản cấp thường không gây ra biến chứng nghiêm trọng. Tuy nhiên, ở có hệ miễn dịch yếu, bệnh có thể dẫn đến các bệnh nhiễm trùng khác như viêm phổi và nhiễm trùng huyết.

   Viêm phế quản mãn tính có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng, thậm chí tử vong do tổn thương tim hoặc phổi. Viêm phế quản mãn tính có thể khiến cơ thể không thể nhận đủ oxy từ máu, gây tổn thương các cơ quan và có khả năng gây ra các bệnh khác.

   Viêm phế quản mãn tính cũng làm tăng đáng kể nguy cơ viêm phổi đồng thời gây khó khăn cho việc điều trị và phục hồi viêm phổi.

  Viêm phổi có thể làm giảm oxy máu và gây tổn thương các cơ quan. Những người bị viêm phổi có thể tử vong vì suy hô hấp, sốc, nhiễm trùng huyết và áp xe phổi.

   Viêm phổi nguy hiểm hơn ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, người lớn tuổi và những người đồng thời mắc các bệnh khác.

 

 

 

Phương pháp điều trị

   Do có vị trí tổn thương, nguyên nhân và triệu chứng khác nhau, phương pháp điều trị của viêm phế quản và viêm phổi cũng khác nhau, như:

Viêm phế quản Viêm phổi
Viêm phế quản cấp:

Phương pháp chủ yếu là điều trị triệu chứng bằng thuốc tây y. Đó là dùng các thuốc hạ sốt, giảm đau (khi có sốt và đau), chống viêm, giảm ho, long đờm và giãn phế quản kết hợp với nghỉ ngơi, uống đủ nước và bổ sung đầy đủ dinh dưỡng.

Viêm phế quản mạn:

–         Dùng thuốc giảm triệu chứng: Thuốc long đờm, thuốc giãn phế quản, thuốc chống viêm và kháng sinh phù hợp.

–         Ngăn chặn và khắc phục các nguyên nhân gây bệnh bằng cách bảo vệ phổi, không để phổi bị nhiễm độc thêm, đồng thời loại bỏ độc tố trong phổi, phục hồi chức năng phổi bị tổn thương.

 

–         Tùy vào mức độ nặng của bệnh mà bác sĩ có phác đồ điều trị phù hợp

–         Điều trị triệu chứng: Đảm bảo cân bằng nước – điện giải và thăng bằng kiềm – toan, dùng thuốc hạ sốt khi nhiệt độ > 38.50C, dùng thuốc giảm ho, long đờm.

–         Điều trị nguyên nhân: lựa chọn kháng sinh theo căn nguyên gây bệnh, ban đầu thường theo kinh nghiệm lâm sàng, yếu tố dịch tễ, mức độ nặng của bệnh, tuổi bệnh nhân, các bệnh kèm theo, các tương tác, tác dụng phụ của thuốc.

–         Thời gian dùng kháng sinh từ 7 đến 10 ngày nếu do các tác nhân gây viêm phổi điển hình, 14 ngày nếu do các tác nhân không điển hình, trực khuẩn mủ xanh

 

 

BoniDetox – Biện pháp hoàn hảo dành cho người bệnh viêm phế quản mạn

   BoniDetox được nhập khẩu nguyên lọ từ Mỹ, có tác dụng giúp bảo vệ và giải độc phổi, làm giảm các triệu chứng đồng thời ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm của bệnh viêm phế quản mạn tính. Tác dụng toàn diện đó trong BoniDetox có được là nhờ sự kết hợp tinh tế của các thảo dược tự nhiên:

 

BoniDetox của Mỹ

 

  • Các thảo dược giúp bảo vệ phổi khỏi các tác nhân gây độc mới: Cúc tây (giúp tăng cường nồng độ và hoạt động của đại thực bào phế nang) và xuyên bối mẫu (giúp kích hoạt lại hệ thống lông mao).
  • Các thảo dược giúp giải độc phổi: Xuyên tâm liên, Baicalin (trong hoàng cầm), lá oliu, cam thảo Ý. Hiệp đồng tác dụng của các thảo dược này vừa giúp loại bỏ các độc tố đã có trong phổi, vừa bảo vệ và phục hồi chức năng phổi khi bị tổn thương do các độc tố đó.
  • Các thảo dược làm giảm triệu chứng ho – đờm – khó thở: Tỳ bà diệp, lá bạch đàn, bồ công anh. Các thảo dược này giúp chống viêm, kháng khuẩn, giảm ho, long đờm, giãn phế quản.
  • Fucoidan từ tảo nâu Nhật Bản giúp phòng ngừa biến chứng ung thư phổi.

   Với công thức toàn diện như trên, BoniDetox chính là sản phẩm tối ưu nhất trên thị trường, là lựa chọn đúng đắn dành cho người bệnh viêm phế quản.

   Mong rằng qua bài viết này, bạn đọc đã nắm được biện pháp phân biệt viêm phế quản và viêm phổi. Viêm phổi và viêm phế quản rất thường gặp ở cộng đồng. Để xác định chính xác được mình đã nhiễm bệnh gì người bệnh nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám tìm ra nguyên nhân và phác đồ điều trị phù hợp nhất.

 

XEM THÊM:

 

360.000

    Đặt hàng online





    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

    Báo chí nói về chúng tôi

    ĐĂNG KÝ TƯ VẤN
    Hotline: 1800 1044