Nội dung chính
Nói về ung thư phổi, ở nước ta, đây là căn bệnh đứng thứ 2 về tỷ lệ mắc mới với hơn 26.000 ca mỗi năm. Đáng ngại ở chỗ, số người tử vong rất cao, khoảng 23.000 ca. Bởi thế nên ung thư phổi luôn là gánh nặng lớn cho cộng đồng. Thật may mắn khi gần đây, các nhà khoa học đã tìm ra một loại thuốc giúp giảm 1 nửa nguy cơ tử vong do ung thư phổi, mang lại hy vọng mới cho người bệnh.
Phát hiện loại thuốc giảm 1 nửa nguy cơ tử vong do ung thư phổi
Nguy cơ tử vong do ung thư phổi rất cao
Ung thư phổi là bệnh lý mà các tế bào phổi bị đột biến, tăng sinh mất kiểm soát, hình thành khối u ác tính. Tỷ lệ tử vong do ung thư phổi cao gần bằng tỷ lệ mắc mới. Nguyên nhân là do bệnh được phát hiện muộn, các tế bào ung thư đã di căn sang bộ phận khác.
Cụ thể ở nước ta, tỷ lệ người phát hiện ung thư phổi ở giai đoạn muộn lên đến 75%. Lúc này, quá trình điều trị vừa tốn kém, vừa không hiệu quả. Đây cũng là lý do khiến bệnh trở thành gánh nặng toàn cầu.
Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ dựa vào thông tin từ cơ sở dữ liệu SEER (Surveillance, Epidemiology, and End Results), được duy trì bởi Viện Ung thư Quốc gia (NCI), để cung cấp số liệu thống kê về khả năng sống của các loại ung thư khác nhau. Đối với ung thư phổi, cơ sở dữ liệu SEER phân loại giai đoạn bệnh theo mức độ di căn của tế bào ác tính, cụ thể:
- Giai đoạn khu trú: Không có dấu hiệu cho thấy ung thư đã lan ra bên ngoài phổi.
- Giai đoạn khu vực: Ung thư đã lan ra bên ngoài phổi đến các cấu trúc lân cận hoặc bạch huyết.
- Giai đoạn xa: Ung thư phổi đã di căn đến các bộ phận xa của cơ thể, chẳng hạn như não, xương, gan.
Tỷ lệ sống tương đối 5 năm đối với ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn khu trú là 63%, giai đoạn khu vực là 35%, giai đoạn xa là 7%. Kết hợp tất cả giai đoạn SEER, tỷ lệ sống chỉ khoảng 25%. Trường hợp ung thư phổi tế bào nhỏ, tỷ lệ này chỉ còn 7%.
Nguy cơ tử vong do ung thư phổi là rất cao
Như vậy, nguy cơ tử vong của ung thư phổi rất cao. Thật may mắn khi hiện nay, các nhà khoa học Mỹ đã phát hiện loại thuốc có khả năng điều trị ung thư phổi giảm một nửa nguy cơ tử vong.
Phát hiện loại thuốc giảm 1 nửa nguy cơ tử vong do ung thư phổi
Thuốc có tên Osimertinib, được bán dưới tên thương hiệu là Tagrisso, dành cho bệnh nhân ung thư phổi đã qua điều trị.
Dữ liệu về tính an toàn và hiệu quả của thuốc được công bố trên Tạp chí Y học New England. Cơ quan Quản lý Dược phẩm Mỹ đã chấp thuận sử dụng thuốc này cho người mắc ung thư di căn.
Nghiên cứu cho thấy thuốc Osimertinib có thể làm giảm 70% nguy cơ tái phát và 50% khả năng tử vong trong vòng 5 năm điều trị.
Thông thường, khối u ác tính ở phổi do một DNA đột biến kích hoạt và chi phối. Nó giải phóng loại protein tên là EGFR giúp khối u phát triển. Osimertinib can thiệp vào các tín hiệu do gen này gửi đi, ngăn chặn sự giải phóng protein và tiêu diệt các tế bào ung thư.
Các nhà khoa học cho biết, đây là bước đột phá mới trong quá trình điều trị ung thư phổi. Nếu ngày trước, các bác sĩ hài lòng với tỉ lệ sống sót 5-10% thì hiện nay, ngành y có thể nhắm đến việc cải thiện 50% khả năng sống cho người bệnh.
Thuốc mới can thiệp vào tín hiệu gen đột biến, từ đó tiêu diệt tế bào ung thư
Điều kiện sử dụng thuốc Osimertinib là bệnh nhân mang gen EGFR. Theo Hiệp hội Ung thư Mỹ, mỗi năm, nước này có khoảng 238.000 trường hợp ung thư phổi mới. Trong đó, khoảng 127.000 người tử vong. Sau khi thống kê, có đến 25% bệnh nhân ung thư phổi mang đột biến EGFR. Nhờ thuốc Osimertinib, hiệu quả điều trị sẽ tăng cao, thời gian sống của họ được kéo dài hơn.
Như trường hợp bà Kim Mosko, 67 tuổi, đã cải thiện sức khỏe nhờ thuốc Osimertinib. Tháng 2/3023, bà phải làm phẫu thuật cắt bỏ khối u phổi đã phát triển ra ngoài cơ quan. Sau đó, bà trải qua đợt hóa trị kéo dài 4 tháng. Đến tháng 7, bác sĩ phát hiện đột biến gen EGFR và đề nghị bà dùng thuốc. Sau ba tháng rưỡi điều trị, sức khỏe của bà đã cải thiện tốt.
Có thể thấy, Osimertinib là hướng đi mới cho người bệnh ung thư phổi mang đột biến gen EGFR. Hy vọng trong tương lai, ngành y sẽ phát hiện thêm nhiều loại thuốc khác, có thể kiểm soát các bệnh hiểm nghèo, giảm gánh nặng cho xã hội.
XEM THÊM: