Phương pháp thở Buteyko và lợi ích với người bệnh hen suyễn

Nội dung chính

 

     Hen suyễn (hay hen phế quản) là một bệnh hô hấp mạn tính có thể bắt gặp ở cả người lớn và trẻ em. Bên cạnh việc sử dụng thuốc để kiểm soát các cơn hen, người bệnh thường được khuyến cáo là nên sử dụng một số biện pháp hỗ trợ khác, như tập thở chẳng hạn. Trong đó, phương pháp thở Buteyko chính là một bài tập đem lại nhiều lợi ích với người bệnh hen suyễn. Vậy, phương pháp thở Buteyko là gì và cách thực hiện như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

 

Phương pháp thở Buteyko và lợi ích với người bệnh hen suyễn.

 

Phương pháp thở Buteyko mang lại lợi ích gì cho người bệnh hen suyễn?

    Phương pháp thở Buteyko xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1950. Đây là phương pháp được một bác sĩ người Ukraine là Konstantin Buteyko sáng tạo và phát triển. Bài tập này sẽ giúp bạn điều hòa nhịp thở, kiểm soát tốc độ, học cách thở chậm lại, bình tĩnh và sâu hơn.

   Mặc dù không giúp cải thiện chức năng phổi, nhưng phương pháp này sẽ giúp giảm thiểu tình trạng khó thở, nhịp thở nhanh, gấp gáp ở người bệnh hen suyễn. Bên cạnh đó, phương pháp này còn giúp làm giảm lo lắng, căng thẳng, stress – một yếu tố làm khởi phát các cơn hen cấp tính.

   Ngoài ra, bài tập thở này còn giúp cải thiện tình trạng mất ngủ – một vấn đề mà người bệnh hen suyễn hay gặp phải.

 

Cách luyện tập phương pháp thở Buteyko và lưu ý cho người bệnh hen suyễn

    Để luyện tập, bạn ngồi trên sàn hoặc ghế, giữ thẳng lưng và thả lỏng các cơ hô hấp. Sau đó, bạn tập thở theo các bước sau đây:

  • Thở bình thường trong vài phút.
  • Sau đó thở ra một cách thoải mái nhất, rồi dùng ngón cái hoặc ngón trỏ bịt mũi lại.
  • Giữ hơi thở của bạn càng lâu càng tốt, cho đến khi bạn cảm thấy muốn hít vào.
  • Bỏ tay và hít thở như bình thường trong ít nhất 10 giây.
  • Lặp lại các bước như trên.

    Nếu mới tập luyện, bạn không cần phải giữ hơi thở quá lâu, nhưng hãy nhớ là luôn hít vào và thở ra bằng mũi. Khi quen với bài tập rồi, bạn có thể tăng thời gian giữ hơi thở lên dần dần.

     Bạn có thể cảm thấy khó thở hoặc khó chịu dữ dội trong thời gian đầu. Lúc này, bạn nên ngừng tập và hít thở bình thường cho đến khi hồi phục lại. Đây là bài tập không khó, nhưng bạn sẽ cần luyện tập thường xuyên và kiên trì để có được hiệu quả tốt nhất.

 

Bạn cần luyện tập thở Buteyko thường xuyên để có hiệu quả cao nhất.

 

    Tuy nhiên, đây không phải là phương pháp tập thở duy nhất. Nếu cảm thấy quá khó khăn, bạn có thể đổi sang những phương pháp tập thở khác.

 

Những bài tập thở khác cho người bệnh hen suyễn

    Hiện nay, nhiều các bài tập thở khác nhau đã được tạo ra để giúp người bệnh hen suyễn giảm các triệu chứng hô hấp và được coi như một liệu pháp bổ sung bên cạnh việc dùng thuốc. Những bài tập này có thể kể đến như:

Thở cơ hoành

   Thở cơ hoành (thở bụng) là một kỹ thuật giúp tăng cường sức bền của cơ hoành và các cơ bụng. Điều này sẽ giúp gia tăng lượng không khí lưu thông trong phổi mà ít làm người bệnh cảm thấy mệt mỏi.

     Bạn thực hiện bằng cách sau: Nằm hoặc ngồi, thả lỏng cổ và vai, thư giãn toàn thân; đặt 1 bàn tay lên ngực, tay còn lại đặt lên bụng. Bạn hít thở chậm và đều bằng mũi, sao cho bụng phình lên, lồng ngực không di chuyển. Sau đó hóp bụng lại, thở ra chậm qua miệng, thời gian gấp đôi thời gian hít vào và lặp lại từ 5 – 10 lần. Mỗi buổi, bạn tập từ 5 – 10 lượt, giữa mỗi lượt nghỉ từ 2 – 3 phút.

Thở chúm môi

    Thở chúm môi là phương pháp thở ra bằng miệng với môi chúm lại, làm tăng áp suất trong phổi, giúp đường thở không bị xẹp lại khi thở ra. Nhờ đó, không khí sẽ thoát ra ngoài dễ dàng hơn.

    Bạn thực hiện như sau: Bạn nằm hoặc ngồi thỏa mái, thư giãn, thả lỏng người và hít vào chậm qua mũi. Sau đó thở ra từ từ với môi chúm lại như đang huýt sáo, thở thật chậm.

Phương pháp Papworth

    Phương pháp Papworth xuất hiện từ những năm 1960. Với sự kết hợp nhẹ nhàng giữa kỹ thuật thư giãn và điều hòa nhịp thở, bài tập này giúp người bệnh hen suyễn giữ được hơi thở ổn định, giảm căng thẳng, lo âu.

   Bạn thực hiện như sau: Bạn ngồi ở tư thế khoanh chân, lưng giữ thẳng, hít vào nhẹ nhàng bằng mũi, rồi thở ra từ từ theo nhịp đếm 1 – 2 – 3 – 4.

    Ngoài các bài tập thở, hiện nay, một phương pháp hỗ trợ khác đang được rất nhiều người bệnh hen suyễn tin dùng chính là sử dụng các loại thảo dược tự nhiên. Vậy, những thảo dược này đem lại lợi ích gì cho người bệnh hen suyễn?

 

Sử dụng thảo dược đem lại lợi ích gì cho người bệnh hen suyễn?

     Như đã biết, hen suyễn là bệnh lý viêm đường hô hấp mạn tính, khiến phế quản trở nên nhạy cảm hơn và phản ứng mãnh liệt khi tiếp xúc với các yếu tố kích thích như: Bụi bẩn, phấn hoa, nấm mốc, một số loại thuốc hay thực phẩm,… Từ đó gây ra tình trạng ho nhiều, khó thở, đau ngực,….

    Thêm vào đó, tình trạng nhiễm độc phổi do hít phải khói thuốc lá, hóa chất độc hại, không khí ô nhiễm, bụi nghề nghiệp,… chính là yếu tố thúc đẩy và làm bệnh nặng lên.

      Do đó, hiện nay, người ta đã dùng các loại thảo dược khác nhau để kiểm soát tình trạng viêm và giải độc phổi, giúp tăng sức đề kháng cho phổi, từ đó làm giảm các triệu chứng khó chịu và phục hồi chức năng hô hấp cho phổi. Những loại thảo dược này có thể kể đến như:

Xuyên tâm liên

    Hoạt chất Andrographolide trong xuyên tâm liên có tác dụng làm tăng cường nồng độ glutathione nội bào, giúp chống oxy hóa, giải độc phổi và làm sạch chất độc tích tụ trong phổi.

 

Xuyên tâm liên giúp giải độc phổi và chống oxy hóa.

 

Baicalin (chiết xuất Hoàng Cầm)

     Đây là hoạt chất đã được chứng minh là có khả năng chống oxy hóa mạnh, giảm viêm, kháng khuẩn, rất hiệu quả trong việc phục hồi các tế bào phổi bị tổn thương do khói thuốc, hóa chất, vi khuẩn,…

Tỳ bà diệp

   Tỳ bà diệp có tác dụng giảm viêm đường hô hấp, kiểm soát các tế bào viêm và chất trung gian gây viêm, nhờ đó làm loãng đờm, giảm ho,… Đờm bị tống ra ngoài sẽ làm sạch phổi, giúp thông thoáng đường thở, phục hồi chức năng thông khí của phổi, giúp người bệnh dễ thở hơn.

   Hiện nay, BoniDetox là sản phẩm có chứa cả 3 loại thảo dược kể trên, giúp kiểm soát toàn diện các triệu chứng khó chịu, ngăn bệnh tiến triển nặng lên và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh.

 

Thành phần của BoniDetox

    Ngoài Tỳ bà diệp, baicalin, xuyên tâm liên, BoniDetox còn được bổ sung thêm nhiều loại thảo dược khác như:

  • Cam thảo Italia kết hợp với xuyên tâm liên giúp tăng cường tác dụng giải độc và làm sạch phổi.
  • Lá Ô liu giúp chống oxy hóa, bảo vệ các tế bào phổi.
  • Bồ công anh, lá bạch đàn cùng tỳ bà diệp giúp sát khuẩn đường hô hấp, giảm viêm nhiễm và những triệu chứng của hen phế quản.
  • Xuyên bối mẫu, cúc tây, Fucoidan giúp tăng cường hệ miễn dịch phổi, ngăn chặn những dị nguyên xâm nhập vào phổi.

   Nhờ đó, sản phẩm không chỉ giúp giảm triệu chứng, mà còn làm giảm tần suất tái phát các cơn hen cấp tính.

 

Thành phần của BoniDetox.

 

Liều dùng BoniDetox 

    Bạn uống từ 2 – 4 viên/ngày, chia thành 2 lần. Sau 1 tháng, BoniDetox sẽ giúp làm giảm đờm nhầy, giảm ho đáng kể cho người sử dụng. Sau 2 – 4 tháng, BoniDetox sẽ giúp là sạch phổi và phục hồi chức năng hô hấp. Sau khi đã có hiệu quả, bạn nên dùng đều đặn để duy trì hoặc thành từng đợt.  Bên cạnh đó, bạn cũng nên duy trì những thói quen tốt như:

  • Đeo khẩu trang khi đi ra ngoài, đến những nơi đông người.
  • Tập thể dục thường xuyên nhưng tránh vận động gắng sức.
  • Ăn nhiều rau xanh, hoa quả và uống đủ nước.
  • Không sử dụng đồ ăn có nguy cơ gây kích ứng (tôm, cua,…), đồ ăn quá mặn, thực phẩm đóng hộp,…
  • Chú ý nghỉ ngơi, thư giãn, tránh căng thẳng, stress.
  • Hạn chế tiếp xúc với các yếu tố dễ gây khởi phát cơn hen (khói thuốc lá, bụi bẩn, phấn hoa, nấm mốc, lông động vật, một số loại thuốc,…).

 

Chuyên gia nói gì về sản phẩm BoniDetox?

   Trong chuyên mục tư vấn sức khỏe: “Cơ thể bạn nói gì” được phát sóng định kỳ trên VTV2, Thạc sĩ, bác sĩ Chu Thị Cúc Hương – Phụ trách khoa khám bệnh, bệnh viện phổi Hà Nội từng tư vấn về sản phẩm BoniDetox như sau:

   “BoniDetox là sản phẩm hoàn toàn từ thảo dược giúp kiểm soát những bệnh lý mạn tính tại đường hô hấp, trong đó có hen suyễn. BoniDetox có cơ chế tác dụng toàn diện, vừa giúp loại bỏ nguyên nhân gây bệnh, vừa giúp giảm triệu chứng và bảo vệ phổi khỏi những dị nguyên gây bệnh. Từ đó, sản phẩm sẽ phối hợp hiệu quả với những loại thuốc tây y giúp ổn định tình trạng viêm và giảm tái phát các cơn hen cấp tính cho người bệnh mà lại an toàn, không tác dụng phụ.”

 

Thạc sĩ, bác sĩ Chu Thị Cúc Hương tư vấn về giải pháp kiểm soát hiệu quả các bệnh lý mãn tính tại đường hô hấp với BoniDetox.

 

     Hy vọng, bài viết trên đây đã cung cấp những thông tin hữu ích về những bài tập thở và cách sử dụng thảo dược để kiểm soát bệnh hen suyễn. BoniDetox từ Mỹ sẽ là “người đồng hành” cùng bệnh nhân hen suyễn và cả những người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) và viêm phế quản mạn tính. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì thêm, bạn vui lòng gọi đến hotline miễn cước 1800.1044 để được giải đáp. Cảm ơn quý khách!

 

XEM THÊM:

360.000

    Đặt hàng online





    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

    Báo chí nói về chúng tôi

    ĐĂNG KÝ TƯ VẤN
    Hotline: 1800 1044