Cách phòng ngừa bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính cho đối tượng có nguy cơ cao

Nội dung chính

 

   Theo thống kê, có khoảng 4,2% dân số Việt Nam mắc phải bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, tương đương với 4 triệu người. Căn bệnh này gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống của người bệnh, gia đình họ và toàn xã hội.

    Do đó, phòng ngừa bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính là điều vô cùng cần thiết đối với bất cứ ai, đặc biệt là người có nguy cơ cao. Vậy, điều này được thực hiện bằng cách nào? Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

 

Cách phòng ngừa bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính cho đối tượng có nguy cơ cao?

 

Những đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính

   Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) là một bệnh đường hô hấp đặc trưng bởi tình trạng luồng khí bị tắc nghẽn từ phổi. Người bệnh sẽ luôn cảm thấy mệt mỏi, khó thở, ho đờm nhiều và kéo dài dai dẳng,…

   Hiện nay, số người mắc phải bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính đang có chiều hướng gia tăng và trẻ hóa. Theo đó, một số đối tượng có nguy cơ cao mắc phải bệnh lý này là:

Người có tuổi

   Trên thực tế, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính thường được bắt gặp ở tuổi 45 trở lên. Điều này có thể là do ảnh hưởng của quá trình lão hóa, khiến phổi trở nên cứng và khả năng giãn nở kém hơn.

    Bên cạnh đó, sức đề kháng của người bệnh giảm sút nên dễ bị tấn công bởi các tác nhân gây bệnh. Đồng thời, theo thời gian, các chất độc hại tích tụ trong phổi và các tổn thương ở phổi cũng nhiều hơn, tạo điều kiện cho bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính hình thành.

Người thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc lá

   Theo thống kê, cứ 100 bệnh nhân COPD thì có khoảng 90 người thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc lá. Không chỉ hút thuốc trực tiếp, những người phải hít khói thuốc lá thụ động cũng có nguy cơ mắc bệnh COPD cao hơn 43% so với bình thường.

   Không chỉ có vậy, hút thuốc lá còn làm gia tăng nguy cơ mắc phải những biến chứng của bệnh COPD, cũng như các bệnh đồng mắc như: Loãng xương, tiểu đường, suy tim, trầm cảm,…

 

Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ mắc COPD và các biến chứng nguy hiểm

 

Người làm việc trong môi trường ô nhiễm

   Ô nhiễm không khí tại nơi ở và nơi làm việc đều làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính. Trong đó, việc phơi nhiễm với hóa chất hay bụi nghề nghiệp trong thời gian dài có thể gây viêm và những tổn thương không hồi phục ở phổi.

   Theo thời gian, phổi sẽ bị tổn thương ngày một nhiều, chức năng phổi ngày càng suy giảm. Các phế nang bị hư hại, vách ngăn giữa chúng bị yếu dần và mất đi, làm giảm khả năng đàn hồi và trao đổi khí, dẫn đến tình trạng khí phế thũng. Đây là một dạng của phổi tắc nghẽn mãn tính.

Người bị viêm phế quản tái phát nhiều lần

   Viêm phế quản là bệnh lý với những triệu chứng khá tương đồng với COPD nhưng mức độ nhẹ hơn. Viêm phế quản nếu không được kiểm soát tốt sẽ bị tái phát nhiều lần, dẫn đến mãn tính. Viêm phế quản mãn tính kéo dài có thể biến chứng thành bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính.

 

Biện pháp phòng ngừa bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính

    Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính là căn bệnh nguy hiểm, không những làm giảm chất lượng cuộc sống, mà còn có thể rút ngắn tuổi thọ của người bệnh. Chi phí điều trị cũng tăng lên rất nhiều khi có đợt cấp COPD hay các biến chứng như tràn khí màng phổi, suy tim phải, ung thư phổi…

   Chính vì vậy, chủ động phòng ngừa bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính luôn là điều tốt nhất để bảo vệ bản thân. Các biện pháp có thể giúp bạn giảm thiểu nguy cơ mắc phải COPD là:

Ngăn tác nhân độc hại xâm nhập vào phổi

  • Ngừng hút thuốc và không đến những nơi nhiều khói thuốc.
  • Luôn đeo khẩu trang khi ra ngoài và những nơi đông người.
  • Mặc đồ bảo hộ khi làm việc trong môi trường ô nhiễm, tiếp xúc nhiều hóa chất độc hại.
  • Thường xuyên vệ sinh mũi, họng với nước muối sinh lý.
  • Giữ vệ sinh môi trường sống xung quanh, nhà ở.
  • Trồng nhiều cây xanh xung quanh nhà để giảm khói bụi.
  • Sử dụng máy lọc không khí.

 

Đeo khẩu trang sẽ giúp bảo vệ đường hô hấp

 

Giải độc và nâng cao sức đề kháng của phổi

   Nguyên nhân chính gây ra COPD là do sự tích tụ các chất độc hại trong phổi, dẫn đến nhiễm độc phổi và làm giảm chức năng, sức đề kháng của phổi. Do đó, giải độc phổi là việc làm cần thiết để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính.

  Xu hướng của y học hiện đại là sử dụng các loại thảo dược giúp giải độc, làm sạch phổi như: Xuyên tâm liên, cam thảo Italia, lá ô liu,… Hiện nay, BoniDetox chính là sản phẩm có chứa cả 3 loại thảo dược này, giúp đẩy nhanh tốc độ đào thải độc tố trong phổi một cách hiệu quả.

   Không những thế, BoniDetox còn giúp bảo vệ phổi, đẩy nhanh tốc độ phục hồi chức năng hô hấp, làm giảm các triệu chứng ho, đờm, khó thở. Chính vì vậy, BoniDetox chính là sự lựa chọn hoàn hảo để giúp bảo vệ bạn và người thân trước bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính. Ngoài ra, sản phẩm cũng có tác dụng rất tốt với người bệnh hen phế quản và viêm phế quản mãn tính.

   Hy vọng bài viết trên đây đã giúp bạn có thêm nhiều thông tin hữu ích về cách phòng ngừa bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính cho những đối tượng có nguy cơ cao. Nếu cần được tư vấn về các vấn đề sức khỏe, bạn hãy liên hệ tới hotline 1800.1044. Cảm ơn bạn đã dành thời gian theo dõi!

 

XEM THÊM:

 

360.000

    Đặt hàng online





    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

    Báo chí nói về chúng tôi

    ĐĂNG KÝ TƯ VẤN
    Hotline: 1800 1044
    tích điểm nhân quà