Nội dung chính
Con người, đặc biệt là những ai có phổi bị nhiễm độc bởi khói thuốc lá, hóa chất độc hại, khói bụi, virus, vi khuẩn… từ môi trường thì rất dễ mắc các bệnh lý mạn tính tại phổi. Và bài viết sau đây sẽ liệt kê 5 loại bệnh thường gặp tại cơ quan này. Cùng tìm hiểu ngay nhé!
Tổng hợp 5 bệnh lý mạn tính tại phổi thường gặp
Viêm phế quản mạn tính – 1 bệnh lý mạn tính tại phổi thường gặp
Viêm phế quản mạn tính là bệnh được đặc trưng bởi tình trạng sản xuất quá mức chất nhầy phế quản, gây ho, khạc đờm kéo dài ít nhất 3 tháng trong 1 năm và diễn ra trong 2 năm liên tiếp (đã loại trừ những nguyên nhân khác như lao, ung thư phổi hoặc suy tim mạn tính).
Viêm phế quản mạn tính thường gặp ở người trên 50 tuổi, nam giới nghiện thuốc lá, thuốc lào hoặc sống và làm việc trong môi trường ô nhiễm. Người bệnh sẽ có những triệu chứng như:
- Ho và khạc đờm: Người bệnh ho khạc đờm nhiều vào buổi sáng, đờm nhầy, dính, trong hoặc xanh, vàng đục như mủ.
- Khó thở: Thường xuất hiện vào giai đoạn cuối, mức độ khó thở của bệnh nhân tăng dần theo thời gian, cùng với đó là chức năng hô hấp bị suy giảm.
Xen giữa những giai đoạn ổn định thì bệnh nhân có thể gặp các đợt cấp của viêm phế quản mạn tính với triệu chứng: Ho và khạc đờm nặng lên, khó thở như cơn hen, có thể sốt hoặc không, thậm chí tử vong do suy hô hấp cấp.
Nếu không điều trị hiệu quả viêm phế quản mạn tính, người bệnh sẽ gặp các biến chứng như bội nhiễm phổi, giãn phế nang, suy hô hấp cấp, suy tim phải…
Mục tiêu điều trị viêm phế quản mạn tính là phục hồi lưu thông đường thở, giảm triệu chứng, chống suy hô hấp, phòng ngừa các đợt cấp tính, nếu có đợt cấp thì cần điều trị kịp thời, tránh tử vong.
Người bệnh cần tuân thủ theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ, tập thở cơ hoành, bỏ thuốc lá, thuốc lào, giữ ấm cơ thể khi trời lạnh, tiêm vacxin phòng cúm định kỳ, điều trị hiệu quả những bệnh lý nhiễm khuẩn đường hô hấp trên, dùng BoniDetox để giải độc phổi, tăng cường sức khỏe và sức đề kháng cho phổi.
Viêm phế quản mạn tính – 1 bệnh lý mạn tính tại phổi thường gặp
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD)
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) được đặc trưng bởi sự tắc nghẽn luồng khí thở ra không hồi phục hoàn toàn, sự cản trở thông khí này thường tiến triển từ từ và liên quan đến phản ứng viêm ở phổi.
Yếu tố nguy cơ hàng đầu của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính đó là hút thuốc lá, thuốc lào. Thống kê cho thấy, có khoảng 80-90% bệnh nhân COPD có tiền sử hút thuốc. Một số yếu tố khác có thể kể đến là ô nhiễm môi trường, tiền sử nhiễm trùng đường hô hấp trên, di truyền…
Bệnh nhân COPD thường có những triệu chứng như:
- Ho nhiều về buổi sáng, ho thành cơn hoặc ho húng hắng.
- Đờm có hoặc không, trong, đợt cấp có bội nhiễm thì đờm có màu trắng đục, xanh hoặc vàng.
- Khó thở khi gắng sức, xuất hiện từ từ, tăng dần. Khi ở giai đoạn muộn, người bệnh bị khó thở liên tục.
Người bệnh COPD khó thở nặng và liên tục ở giai đoạn muộn
Xen giữa những giai đoạn ổn định, người bệnh COPD cũng có thể gặp các đợt cấp tính với các triệu chứng rầm rộ hơn, gây đe dọa đến tính mạng.
Người bệnh COPD cần tránh lạnh, bụi, khói; cai nghiện thuốc lá, thuốc lào; vệ sinh mũi họng thường xuyên; điều trị dự phòng các ổ nhiễm trùng tai, mũi, họng, răng; tiêm vacxin phòng cúm, phòng phế cầu; dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ; thực hiện các bài tập thở (thở bụng, thở cơ hoành), ho có điều khiển để khạc đờm và dùng BoniDetox với liều 4-6 viên/ngày.
Hen phế quản (Hen suyễn)
Hen phế quản là bệnh lý đường hô hấp có tình trạng viêm mạn tính kết hợp với tính gia tăng phản ứng của phế quản dẫn tới những đợt hen tái phát với biểu hiện thở rít, khó thở, tức ngực, ho. Cơn hen thường xảy ra về đêm hoặc khi thay đổi thời tiết.
Tiến triển của bệnh hen phế quản không giống nhau, có người bệnh ổn định một thời gian dài, có người bị lên cơn hen liên tục. Người bệnh có thể gặp phải những biến chứng như:
- Nhiễm khuẩn dẫn đến bội nhiễm khiến bệnh nặng thêm. Bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng như sốt, ho, khạc đờm đặc, khó thở, thậm chí là suy hô hấp.
- Giãn phế nang.
- Suy thất phải và sau cùng là suy tim toàn bộ.
Mục tiêu điều trị của hen phế quản là giảm tối thiểu số cơn hen và hạn chế tối đa số lần phải đi cấp cứu ở bệnh nhân, điều trị kịp thời các cơn hen cấp, duy trì chức năng hô hấp tối ưu, đảm bảo chất lượng cuộc sống.
Trong quá trình điều trị, bệnh nhân được ưu tiên sử dụng các thuốc dạng hít để hạn chế tác dụng phụ của thuốc khi phải dùng lâu dài, kiểm soát môi trường để tránh các yếu tố kích thích gây khởi phát cơn hen, dùng thêm các sản phẩm giải độc phổi như BoniDetox của Mỹ để tăng cường sức khỏe, sức đề kháng cho phổi.
Hen phế quản là một bệnh lý mạn tính tại phổi thường gặp
Giãn phế quản
Giãn phế quản là tình trạng giãn liên tục và vĩnh viễn không hồi phục của một hoặc nhiều đoạn phế quản trong phổi. Bệnh giãn phế quản chiếm khoảng 6% trong tổng số các bệnh lý trên phổi.
Dựa trên triệu chứng lâm sàng, giãn phế quản được chia làm 2 loại:
- Giãn phế quản thể ướt: Bệnh nhân khạc đờm nhiều, đôi khi đờm có mủ. Thường gặp ở người bị giãn phế quản thùy dưới.
- Giãn phế quản thể khô: Bệnh nhân không khạc đờm mà chỉ ho ra máu nhiều lần và kéo dài. Thường gặp ở người bị giãn phế quản thùy trên.
Giãn phế quản có thể do bẩm sinh hoặc do mắc phải. Trong đó, nguyên nhân chủ yếu bắt nguồn từ tình trạng viêm và hoại tử phổi, tổn thương thành phế quản chủ yếu do nhiễm trùng dai dẳng. Một số bệnh gây tổn thương thành phế quản có thể kể đến như viêm phổi nặng tái diễn nhiều lần, nhiễm nấm phổi, lao phổi…
Khi điều trị giãn phế quản, bệnh nhân cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, vệ sinh răng miệng cũng như tai mũi họng sạch sẽ, tiêm phòng cúm hàng năm theo hướng dẫn, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Giãn phế quản
Giãn phế nang
Giãn phế nang là bệnh mà các túi khí (phế nang) bị căng ra và hư hỏng. Vách ngăn giữa các phế nang bị vỡ và tạo ra khoảng không gian lớn hơn thay vì có túi nhỏ như trước. Điều đó khiến tổng diện tích bề mặt phế nang giảm, lượng oxy trao đổi giảm. Khả năng giãn rộng và xẹp lại của phế nang cũng kém đi nhiều so với trước, khí bị ứ lại trong phổi, chức năng thông khí và trao đổi khí bị suy giảm. Tất cả những điều này khiến việc hít thở của người bệnh gặp khó khăn kèm theo nhiều triệu chứng khác.
Triệu chứng điển hình nhất ở bệnh nhân bị giãn phế nang là khó thở. Người bệnh bị khó thở trường diễn, tiến triển từ từ theo thời gian. Thời gian đầu, người bệnh có thể chỉ khó thở khi gắng sức. Nhưng về sau, bệnh nhân thấy dễ bị khó thở hơn, thậm chí khó thở ngay cả khi nghỉ ngơi. Một số triệu chứng khác gặp ở bệnh nhân giãn phế nang là: Ho mạn tính, ho có đờm, thở khò khè, chán ăn, sụt cân, mệt mỏi, da xanh xao, móng tay hoặc môi tím tái, tinh thần uể oải, rối loạn giấc ngủ,…
Nguyên nhân gây giãn phế nang là do phổi bị nhiễm độc bởi khói thuốc lá, thuốc lào, khói, bụi và các hóa chất độc hại từ môi trường. Một dạng hiếm gặp của giãn phế nang do di truyền đó là thiếu hụt protein alpha-1-antitrypsin (AAT)- một loại protein bảo vệ cấu trúc đàn hồi của phổi.
Người bệnh giãn phế nang cần tuân thủ điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ, bỏ thuốc lá, thuốc lào, bảo vệ phổi (hạn chế tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, sử dụng máy lọc không khí…) và dùng thêm BoniDetox để tăng cường sức khỏe, sức đề kháng cho phổi.
Hình ảnh phế nang bình thường(trái) và giãn phế nang (phải)
Trên đây là 5 bệnh lý mạn tính tại phổi thường gặp. Hiện nay, chưa có phương pháp điều trị khỏi hẳn các bệnh này. Vì vậy, bệnh nhân cần học cách chung sống hòa bình với chúng bằng cách tuân thủ theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ, bỏ thuốc lá, thuốc lào, tránh xa môi trường ô nhiễm. Người bệnh cũng nên dùng thêm BoniDetox của Mỹ để giải độc phổi, tăng cường sức khỏe, sức đề kháng cho phổi.
XEM THÊM:
- Tràn khí màng phổi có nguy hiểm không? Nguyên nhân và cách phòng ngừa
- Viêm phổi: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và giải pháp phòng ngừa