Viêm đường hô hấp dưới là gì? Nguyên nhân, cách điều trị và phòng ngừa

Nội dung chính

 

    Viêm đường hô hấp dưới là một nhóm các bệnh lý xảy ra ở khí quản, phế quản, cho đến các phế nang. Đây là các bệnh lý hô hấp có thể được bắt gặp ở cả người lớn và trẻ em. Trong bài viết dưới đây, chúng ta hãy cùng tìm hiểu chi tiết hơn về viêm đường hô hấp dưới nhé!

 

Viêm đường hô hấp dưới là gì? Nguyên nhân, cách điều trị và phòng ngừa

 

Viêm đường hô hấp dưới là gì?

    Hệ thống hô hấp được chia thành 2 phần là: đường hô hấp trên và đường hô hấp dưới. Trong đó đường hô hấp dưới bao gồm các bộ phận như khí quản, phế quản, các tiểu phế quản và phế nang.

   Viêm đường hô hấp dưới là tình trạng tổn thương xuất hiện ở một hoặc nhiều các bộ phận trên. Trong đó, một số bệnh thường gặp có thể kể đến là: 

Viêm phế quản

    Đây là tình trạng niêm mạc phế quản bị viêm nhiễm, dẫn đến sưng, phù nề và tăng tiết dịch nhầy. Viêm phế quản được chia thành hai loại:

  • Viêm phế quản cấp tính: Đây là trường hợp viêm nhiễm với các triệu chứng khởi phát rầm rộ khi tiếp xúc với virus, vi khuẩn gây bệnh. Viêm phế quản cấp có thể được chữa khỏi hoàn toàn.
  • Viêm phế quản mãn tính: Đây là trường hợp viêm nhiễm kéo dài hoặc tái phát lại nhiều lần do không được điều trị triệt để. Viêm phế quản khi đã trở thành mãn tính thì không thể chữa khỏi.

Viêm phổi

   Viêm phổi (Pneumonia) là tình trạng nhiễm trùng nhu mô phổi, kèm theo sản xuất dịch tiết trong phế nang. Viêm phổi có thể bao gồm: viêm phế nang, ống và túi phế nang, tiểu phế quản tận hoặc viêm tổ chức kẽ của phổi.

Viêm tiểu phế quản

   Viêm tiểu phế quản là tình trạng nhiễm trùng xảy ra tại các nhánh nhỏ của phế quản. Bệnh lý này thường được ghi nhận ở trẻ em dưới 24 tháng tuổi, đặc biệt là trẻ từ 2 – 6 tháng tuổi. Tỷ lệ trẻ mắc bệnh này trong 12 tháng đầu tiên lên đến 11%.

 

Viêm phế quản là một bệnh viêm đường hô hấp dưới thường gặp

 

Nguyên nhân gây viêm đường hô hấp dưới

   Các nguyên nhân gây ra tình trạng viêm đường hô hấp dưới có thể kể đến là:

Do nhiễm khuẩn

  Đây là nguyên nhân gây viêm đường hô hấp dưới thường gặp nhất. Các tác nhân gây nhiễm khuẩn có thể kể đến như:

  • Các vi khuẩn thường gặp nhất là: Haemophilus influenzae, Streptococcus pneumoniae (phế cầu khuẩn ), Moraxella catarrhalis,… Các vi khuẩn ít gặp hơn có thể kể đến là: Mycoplasma pneumoniae, Chlamydia pneumoniae, Legionella pneumophila.
  • Các loại virus: Virus cúm A và B, virus á cúm, Adenovirus, Rhinovirus, virus hợp bào hô hấp RSV,…

Do khói thuốc lá

   Khói thuốc lá chứa đến hàng nghìn chất độc hại khác nhau. Khi đi vào đường hô hấp, chúng sẽ gây tổn thương và kích thích tế bào tiết ra nhiều chất nhầy hơn. Về lâu dài, mức độ tổn thương sẽ nặng dần lên, gây ra các bệnh đường hô hấp mãn tính, làm giảm chức năng phổi.

Do ô nhiễm không khí

   Các loại hóa chất, bụi mịn, khí thải, bụi nghề nghiệp,… có thể xâm nhập vào phổi, tích tụ lại và gây nhiễm độc phổi. Tình trạng nhiễm độc phổi lâu ngày sẽ dẫn đến viêm đường hô hấp dưới, ví dụ như: viêm phế quản mãn tính.

 

Triệu chứng viêm đường hô hấp dưới

   Các bệnh lý viêm đường hô hấp dưới thường sẽ có một số triệu chứng hô hấp khá tương tự nhau. Tuy nhiên, mức độ và các triệu chứng đi kèm sẽ có sự khác biệt ở mỗi tình trạng, giai đoạn phát triển của bệnh.

   Các triệu chứng có thể kể đến như:

Các triệu chứng trên hô hấp

  • Ho: Người bệnh có thể bị ho khan, hoặc ho có đờm, ho có thể kéo dài, đờm khạc ra có màu trắng đục, vàng, xanh, hay thậm chí là có thể lẫn máu.
  • Khó thở, thở khò khè, thở rít, khàn giọng.
  • Nghẹt mũi, hoặc sổ mũi, chảy nước mũi, hắt hơi, đau họng như khi bị cúm,…
  • Đau ngực, tức ngực, thở nông, nhịp thở tăng lên.

Các triệu chứng toàn thân

  • Sốt: Người bệnh có thể bị sốt nhẹ đến cao trên 39 độ C. Sốt thường xuất hiện trong các đợt nhiễm trùng cấp tính như: viêm phổi, viêm phế quản cấp, hay đợt cấp viêm phế quản mãn,…
  • Cảm giác ớn lạnh, đổ mồ hôi.
  • Mệt mỏi, yếu sức, nhanh mệt khi hoạt động thể lực do hít thở khó khăn, cơ thể không nhận được đủ oxy cần thiết.
  • Nhức đầu, đau nhức cơ, khớp,…
  • Gầy, sụt cân, xanh xao, tim đập nhanh,… thường xảy ra ở bệnh nhân bị viêm phế quản mãn tính lâu năm.

 

Ho, khó thở là các triệu chứng điển hình của viêm đường hô hấp dưới

 

Điều trị viêm đường hô hấp dưới

   Tuy khác nhau về mặt bệnh học, nhưng mục tiêu điều trị của các bệnh viêm đường hô hấp dưới đều là loại bỏ nguyên nhân gây bệnh và giảm các triệu chứng. Theo đó, các biện pháp điều trị có thể kể đến như:

Dùng thuốc

  • Các thuốc kháng sinh được dùng trong trường hợp viêm đường hô hấp do vi khuẩn, hoặc dự phòng bội nhiễm.
  • Các thuốc chống viêm được dùng để giảm viêm và phù nề tại đường hô hấp.
  • Các thuốc giảm ho, long đờm, thuốc giãn phế quản được dùng để cải thiện các triệu chứng ho đờm, khó thở.
  • Các loại thuốc giảm đau, hạ sốt được dùng trong trường hợp bị sốt, đau nhức cơ thể, đau đầu.

Các biện pháp hỗ trợ

  • Dành nhiều thời gian hơn để nghỉ ngơi.
  • Uống nhiều nước, uống nước ép trái cây, rau củ.
  • Bổ sung dinh dưỡng, ăn thực phẩm dễ tiêu hóa, ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi.
  • Súc miệng với nước muối ấm.
  • Chườm ấm để hạ nhiệt cơ thể khi bị sốt.

 

Biện pháp phòng ngừa viêm đường hô hấp dưới

   Một số biện pháp giúp bạn phòng ngừa các bệnh viêm đường hô hấp dưới có thể kể đến là:

  • Không hút thuốc lá và tránh đến những nơi có nhiều khói thuốc lá.
  • Đeo khẩu trang mỗi khi ra đường, để tránh tiếp xúc với không khí ô nhiễm. Nếu làm việc trong môi trường độc hại, bạn cần phải thực hiện các biện pháp bảo hộ lao động, không ăn uống ở gần nơi làm việc.
  • Tiêm vaccine: Một số bệnh lý viêm đường hô hấp dưới có thể được phòng ngừa bằng việc tiêm vacxin như cúm, hay bệnh lý do phế cầu gây ra.
  • Hạn chế tiếp xúc với những người có biểu hiện ho, sốt, chảy nước mũi, hắt hơi,… vì họ có thể mắc các bệnh lây qua đường hô hấp.
  • Giữ vệ sinh cơ thể, tránh đưa tay lên mắt, mũi, miệng, giữ vệ sinh cổ họng bằng cách súc miệng với nước muối thường xuyên.
  • Giữ ấm cơ thể vào mùa lạnh, đặc biệt các bộ phận như cổ, ngực.
  • Tăng cường miễn dịch bằng cách tập thể dục, tắm nắng, bổ sung lợi khuẩn, ăn uống lành mạnh.
  • Sử dụng sản phẩm Bonidetox của Mỹ để giúp giải độc phổi và bảo vệ đường hô hấp. Sản phẩm còn giúp kiểm soát tốt các bệnh lý như viêm phế quản mãn tính. phổi tắc nghẽn mãn tính COPD, hen phế quản,…

 

Sản phẩm BoniDetox của Mỹ

 

   Hy vọng, bài viết trên đây đã giúp bạn có thêm nhiều thông tin hữu ích về các bệnh lý viêm đường hô hấp dưới cũng như cách điều trị và phòng ngừa . Nếu cần được tư vấn về các vấn đề sức khỏe, bạn hãy liên hệ tới hotline 1800.1044. Cảm ơn bạn đã dành thời gian theo dõi!

 

XEM THÊM:

 

 

360.000

    Đặt hàng online





    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

    Báo chí nói về chúng tôi

    ĐĂNG KÝ TƯ VẤN
    Hotline: 1800 1044
    tích điểm nhân quà