Nội dung chính
Khói bụi, khói thuốc lá, ô nhiễm không khí… là nguyên nhân chính khiến phổi bị nhiễm độc và gây ra hàng loạt các bệnh lý liên quan đến phổi, đặc biệt là bệnh viêm phế quản mãn tính. Bệnh gây ra nhiều triệu chứng khó chịu và tiềm ẩn những biến chứng vô cùng nguy hiểm. Vậy viêm phế quản mãn tính nguy hiểm như thế nào? Cách điều trị bệnh và ngăn ngừa biến chứng ra sao? Chúng ta cùng tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây nhé!
Viêm phế quản mãn tính nguy hiểm như thế nào?
Bệnh viêm phế quản mãn tính là gì?
Viêm phế quản mãn tính là tình trạng các ống phế quản bị sưng viêm, sản sinh ra nhiều đờm nhầy gây tắc nghẽn đường dẫn khí với các triệu chứng điển hình là ho, đờm, thở khò khè. Đây là một dạng của bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, do sự mất cân bằng giữa cơ chế bảo vệ của cơ thể và sự tấn công của những yếu tố độc hại xâm nhập từ môi trường bên ngoài (khói thuốc lá, ô nhiễm không khí…)
Bệnh thường diễn biến phức tạp và hay tái phát. Mỗi đợt tái phát thường kéo dài tối thiểu 3 tháng trong vòng 1 năm và liên tục trong ít nhất 2 năm liên tiếp.
Bệnh viêm phế quản mãn tính là bệnh gì?
Bệnh viêm phế quản mãn tính hình thành do phổi bị nhiễm độc bởi các tác nhân dưới đây:
- Khói thuốc lá, thuốc lào
- Ô nhiễm không khí
- Nghề nghiệp tiếp xúc nhiều với bụi, khí độc hữu cơ và vô cơ. Ví dụ như thợ mỏ (than, đá, quặng), công nhân xây dựng, thợ sơn, thợ mộc, công nhân nhà máy dệt…
- Nhiễm các vi khuẩn và virus đường hô hấp tái phát nhiều lần.
- Yếu tố cơ địa: Cơ địa dị ứng, bệnh di truyền rối loạn bài tiết chất nhầy.
Triệu chứng của bệnh viêm phế quản mãn tính
Bệnh viêm phế quản mãn tính có triệu chứng giống với nhiễm trùng đường hô hấp trên. Các triệu chứng thường gặp cụ thể là:
– Mệt mỏi, nhức đầu.
– Viêm họng, sổ mũi, đôi khi sốt nhẹ.
– Ho kéo dài, cơn ho xuất hiện nhiều hơn về đêm, thường ho có đờm (màu trắng, màu vàng, có trường hợp màu xanh lá).
– Thở khò khè, thở rít.
Khi đã mắc bệnh viêm phế quản mãn tính, người bệnh không nên chủ quan mà cần phải đi khám và tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ để hạn chế nguy cơ bị biến chứng.
Ho khạc đờm là những triệu chứng điển hình của bệnh viêm phế quản mãn tính
Viêm phế quản mãn tính nguy hiểm như thế nào?
Nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách thì bệnh viêm phế quản mãn tính sẽ có nguy cơ cao tiến triển thành những biến chứng vô cùng nguy hiểm. Cụ thể là:
Biến chứng giãn phế nang
Một biến chứng thường gặp của bệnh viêm phế quản mãn tính là giãn phế nang. Nguyên nhân là do viêm phế quản mãn tính lâu ngày sẽ khiến các phế nang bị căng giãn thường xuyên làm cho các sợi đàn hồi và vách phế nang bị tổn thương. Do vậy, các phế nang sẽ bị mất độ đàn hồi và giãn rộng ra. Khi đó, người bệnh thường có biểu hiện khó thở, thở khò khè, tức ngực, môi tím tái…
Không chỉ vậy, giãn phế nang kéo dài sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như: Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), tràn khí màng phổi, suy hô hấp…
Biến chứng viêm phổi
Theo Tiến sĩ Ananya Mandal tại Dược lâm sàng và Trị liệu từ Viện Nghiên cứu và Giáo dục Y khoa sau đại học, Tây Bengal, khoảng 5% những người bị viêm phế quản mãn tính gặp biến chứng viêm phổi, đặc biệt là trong các đợt cấp của bệnh viêm phế quản mãn tính.
Người bệnh viêm phổi có thể sốt cao, đau tức ngực khi thở sâu hoặc khi ho, việc hít thở khó khăn hơn, da tím tái do thiếu oxy… Nguy hiểm hơn, người bệnh có thể bị nhiễm trùng huyết, áp xe phổi hoặc là gặp hội chứng suy hô hấp…
Biến chứng viêm phổi thường gặp trong các đợt cấp của bệnh viêm phế quản mãn tính.
Biến chứng bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính
Viêm phế quản mãn tính lâu ngày rất dễ dẫn đến bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính với các triệu chứng ho, mệt mỏi nhiều hơn, ngực có cảm giác đau đớn thắt chặt, khó thở dữ dội… Nếu bệnh tiến triển xấu hơn, người bệnh sẽ có nguy cơ cao gặp các biến chứng nguy hiểm như: Ung thư phổi, suy tim phải, đa hồng cầu…
Như vậy, bệnh viêm phế quản mãn tính không chỉ gây ra các triệu chứng khó chịu khiến người bệnh mệt mỏi mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí có thể gây tử vong. Do đó, người bệnh cần tìm cách kiểm soát và chữa trị bệnh càng sớm càng tốt.
Điều trị bệnh viêm phế quản mãn tính
Để việc điều trị cho bệnh nhân viêm phế quản mãn tính đạt hiệu quả tối ưu, các bác sĩ thường khuyên người bệnh nên kết hợp đồng thời các biện pháp dưới đây:
Bảo vệ cơ thể, tránh xa các yếu tố nguy cơ gây bệnh
– Bỏ thuốc lá, thuốc lào, tránh xa khói thuốc.
– Giữ ấm cơ thể khi trời lạnh, tránh nhiễm lạnh đột ngột.
– Tiêm vacxin phòng cúm vào mùa đông.
– Tránh dùng các chất dễ gây dị ứng với phổi như xịt tóc, nước hoa…
Giữ ẩm cơ thể, tránh nhiễm lạnh
Sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ
Trong điều trị viêm phế quản mãn tính, các bác sĩ có thể chỉ định những thuốc sau:
- Sử dụng kháng sinh:
Chỉ khi thấy có dấu hiệu nhiễm trùng (sốt, đờm tăng số lượng, đổi màu…) thì người bệnh mới được sử dụng kháng sinh. Tuy nhiên, các bạn nên lưu ý rằng, không được tự ý sử dụng kháng sinh, sử dụng kháng sinh loại nào, liều bao nhiêu, thời gian dùng bao lâu đều phải tuân theo chỉ định của các bác sĩ, tránh tình trạng lạm dụng kháng sinh.
- Sử dụng thuốc điều trị triệu chứng trong các đợt cấp:
Các thuốc thường được sử dụng để điều trị triệu chứng của bệnh viêm phế quản mãn tính là:
– Thuốc long đờm: Acetylcystein, carbocystein… đây là các thuốc giúp long đờm tạo nên phản xạ ho, nhằm tống đẩy đờm ra ngoài, làm đường thở thông thoáng.
– Thuốc kháng viêm: Các thuốc chứa corticoid dạng xịt giúp chống viêm, tiêu sưng, ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn trong đường thở.
– Thuốc giãn phế quản: Salbutamol, terbutalin, formoterol… giúp chống tắc nghẽn ở phế quản, đảm bảo sự lưu thông không khí.
Các thuốc tây y này thường dùng để điều trị triệu chứng, sau khi kết thúc đợt điều trị, bệnh sẽ nhanh chóng tái phát trở lại, đặc biệt khi tiếp tục gặp phải các yếu tố độc hại từ môi trường như bụi, khói thuốc lá… Hơn nữa, thuốc tây y còn rất nhiều tác dụng phụ nên người bệnh cần phải tuân theo chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc.
Sử dụng thuốc tây y theo chỉ định của bác sĩ
Giải độc phổi
Như chúng ta đã tìm hiểu trên đây, nguyên nhân gốc gây bệnh viêm phế quản mãn tính là do phổi bị nhiễm độc bởi nhiều tác nhân như khói bụi, khói thuốc lá, ô nhiễm không khí… Ngay cả khi người bệnh đã áp dụng các biện pháp bảo vệ phổi, tránh xa các yếu tố nguy cơ gây bệnh thì phổi vẫn bị nhiễm độc từ trước khiến tình trạng bệnh tiếp tục tiến triển ngày càng nặng hơn. Vì vậy, để cải thiện bệnh viêm phế quản mãn tính một cách tối ưu nhất, điều quan trọng là cần tìm ra biện pháp giúp giải độc phổi.
Các nhà khoa học đã dày công nghiên cứu và phát hiện ra nhiều thảo dược quý giúp giải độc phổi rất hiệu quả. Nổi bật trong số đó phải kể đến xuyên bối mẫu.
Xuyên bối mẫu – Thảo dược quý giúp giải độc phổi dành cho người bệnh viêm phế quản mãn tính
Xuyên bối mẫu là loại thảo dược quý đã được sử dụng cách đây hàng ngàn năm trong y học cổ truyền nhằm mục đích giúp cải thiện các bệnh lý về phổi, đặc biệt là hen suyễn, viêm phế quản và giảm ho trong các trường hợp ho mãn tính, ho kèm khó thở, ho kèm đờm có máu, ho kèm chán ăn, tức ngực…, đặc biệt tốt cho người bệnh viêm phế quản mãn tính.
Y học hiện đại cũng chứng minh được rằng xuyên bối mẫu giúp kích hoạt lại hệ thống lông mao đẩy các chất độc hại ra ngoài để giải độc phổi. Việc giúp làm sạch phổi, long đờm, giãn phế quản của xuyên bối mẫu trong việc cải thiện bệnh viêm phế quản mãn tính, hen suyễn, phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) không chỉ giúp dễ thở, cải thiện chức năng phổi mà còn giúp giảm tần suất các đợt cấp tính, cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh.
Xuyên bối mẫu tốt cho người bệnh viêm phế quản mãn tính
Nhờ khả năng giúp giải độc phổi – tác động đúng vào căn nguyên gây bệnh viêm phế quản mãn tính mà xuyên bối mẫu đã được các nhà khoa học hàng đầu nước Mỹ thuộc tập đoàn Viva Nutraceuticals ứng dụng kết hợp với nhiều loại thảo dược khác để bào chế ra viên uống BoniDetox – Sự lựa chọn hoàn hảo dành cho người bệnh viêm phế quản mãn tính.
BoniDetox – Sự lựa chọn hoàn hảo dành cho người bệnh viêm phế quản mãn tính
BoniDetox được nhập khẩu nguyên lọ từ Mỹ, là sản phẩm hoàn hảo dành cho người bệnh viêm phế quản mãn tính nhờ công thức ưu việt.
Ngoài xuyên bối mẫu, trong thành phần của BoniDetox còn chứa Baicalin (trong hoàng cầm), cam thảo Italia, xuyên tâm liên, lá ô liu. Nhóm thảo dược này có tác dụng giúp giải độc phổi, loại bỏ các độc tố tích tụ trong phổi, khắc phục nguyên nhân gây bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, đồng thời giúp phục hồi các tế bào phổi bị tổn thương, từ đó giúp cải thiện toàn diện bệnh viêm phế quản mãn tính, ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm của bệnh, nâng cao sức khỏe cho bệnh nhân.
Bên cạnh đó, BoniDetox còn chứa thành phần cây cúc tây. Loại thảo dược này có tác dụng giúp làm sạch phổi, bảo vệ phổi khỏi bụi mịn, ô nhiễm không khí, hoá chất độc hại… Đồng thời, cúc tây còn giúp cải thiện triệu chứng của bệnh, giảm tần suất các đợt cấp tính, cải thiện chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân.
Không chỉ vậy, BoniDetox còn bổ sung thêm tỳ bà diệp, lá bạch đàn, bồ công anh giúp tiêu đờm, giảm các triệu chứng ho – đờm – thở khò khè cho bệnh nhân viêm phế quản mãn tính.
Nổi bật nhất trong thành phần của BoniDetox, ưu việt hơn các sản phẩm hiện có trên thị trường phải kể đến Fucoidan Nhật Bản có khả năng giúp tăng cường hoạt động của tế bào tiêu diệt tự nhiên NK – Tế bào có khả năng nhận diện và tiêu diệt tế bào đột biến gen (tế bào ung thư), từ đó giúp phòng ngừa nguy cơ ung thư phổi.
Công thức toàn diện của BoniDetox
Nhờ công thức thành phần vượt trội trên, BoniDetox giúp giải độc phổi, tác động trực tiếp vào nguyên nhân gây bệnh viêm phế quản mãn tính, từ đó giúp cải thiện bệnh hiệu quả và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm, đồng thời giúp giảm các triệu chứng ho – đờm – thở khò khè, nâng cao chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân.
Hơn thế nữa, với thành phần được chiết xuất hoàn toàn từ thảo dược thiên thiên, BoniDetox tuyệt đối an toàn, không gây ra bất kỳ tác dụng phụ nào cho người sử dụng.
Như vậy, BoniDetox chính là lựa chọn hàng đầu cho người bệnh viêm phế quản mãn tính.
Đánh giá của chuyên gia về BoniDetox
Theo Thạc sĩ – Bác sĩ Chu Thị Cúc Hương, phụ trách khoa khám bệnh – Bệnh viện Phổi Hà Nội:
“Bệnh viêm phế quản mãn tính không thể chữa khỏi hoàn toàn, bên cạnh việc sử dụng các loại thuốc tây để cải thiện các triệu chứng bệnh trong đợt cấp, thay đổi lối sống thì người bệnh cần phải kết hợp với biện pháp giúp giải độc phổi. Giải độc phổi là làm sạch bụi bẩn, hóa chất độc hại trong phổi, ngăn chặn sự xâm hại của các tác nhân gây bệnh mới, đồng thời khôi phục chức năng phổi đã bị tổn thương.”
“ Để đạt được điều đó, người bệnh viêm phế quản mãn tính nên sử dụng sản phẩm BoniDetox của Mỹ. Sản phẩm này gồm nhiều thảo dược đã được nghiên cứu và chứng minh tác dụng giúp giải độc phổi toàn diện, độ an toàn cũng đã được kiểm chứng. BoniDetox được dùng với liều 2-4 viên/ngày. Đồng thời kết hợp với các biện pháp phòng và bảo vệ từ bên ngoài như không hút thuốc lá, tránh ra ngoài vào giờ cao điểm, dùng máy lọc không khí, đeo khẩu trang… Khi kết hợp như vậy, lá phổi sẽ được bảo vệ, làm sạch và phục hồi tối đa. Tôi đã khuyên rất nhiều bệnh nhân viêm phế quản mãn tính sử dụng BoniDetox, tất cả các bệnh nhân đều phản hồi bệnh cải thiện tốt và không gặp bất kỳ tác dụng phụ nào khi sử dụng.”
Cảm nhận của khách hàng sau khi sử dụng BoniDetox
Nhờ có BoniDetox mà nhiều bệnh nhân mắc bệnh viêm phế quản mãn tính đã lấy lại được cuộc sống vui khỏe. Dưới đây là chia sẻ của một số khách hàng đã sử dụng sản phẩm BoniDetox:
Ông Nguyễn Văn Bé, 75 tuổi, ở ấp Phú Thành, xã Phú Vang, huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre, số điện thoại: 0975.249.315
Ông Nguyễn Văn Bé, 75 tuổi
“Ông bị bệnh viêm phế quản mãn tính từ lúc nào ông cũng không nhớ rõ nữa. Thời gian đầu, ông chỉ bị ho nhẹ thôi. Dần dần, bệnh trở nặng, ông bị ho liên tục, dai dẳng kèm theo khạc đờm. Bác sĩ kê cho ông nhiều loại thuốc tây lắm, uống thì đỡ ho đờm, nhưng ông cứ ngừng thuốc là các triệu chứng lại tái phát trở lại. Đến năm 2019, đột nhiên ông thấy khó thở kinh khủng, phải nhập viện cấp cứu và bác sĩ bảo bệnh của ông đã tiến triển thành bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính rồi. Cả ngày ông chỉ ngồi ho với thở thôi cũng thấy mệt mỏi”.
“Nhờ có BoniDetox mà ông đã lấy lại được cuộc sống vui khỏe như xưa. Chỉ sau nửa tháng sử dụng, các triệu chứng ho, đờm, khó thở đã cải thiện rõ rệt. Uống thêm BoniDetox được 1,5 tháng là ông hết hẳn ho, đờm, việc hít thở cũng đã trở lại bình thường, người khỏe mạnh, không còn mệt mỏi gì nữa. Dùng BoniDetox đến giờ, bệnh của ông chưa tái phát lần nào cả. BoniDetox hiệu quả thật đó.”
Bác Nguyễn Văn Năm, 70 tuổi ở tổ dân phố Lâm Khang, thị trấn Quất Lâm, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định, điện thoại: 0948.67.4343.
Bác Nguyễn Văn Năm, 70 tuổi
“Năm 2010, do hút thuốc lá nhiều quá nên bác bị viêm phế quản cấp. Bác sĩ kê đơn thuốc, vừa uống thuốc, vừa tiêm thì mấy ngày là khỏi. Thế nhưng cứ thay đổi thời tiết, nhất là tới mùa đông thì bệnh tái đi tái lại liên tục, cơn ho dai dẳng mãi không dứt, đặc biệt là đờm đặc, chắn ngang trong cổ họng khiến bác khổ sở vô cùng, cố khạc ra mà không được. Rồi có đợt bác bị sốt cao, khó thở, thở gấp nên phải đi cấp cứu, lúc đó bác mới biết bệnh đã chuyển sang viêm phế quản mãn tính rồi. Bác sĩ kê đơn thuốc cho bác, nhưng cứ thỉnh thoảng bệnh nặng quá bác lại vào viện cấp cứu 1 tuần”.
“Cơ duyên gặp được BoniDetox đã giúp bác tìm lại được sức khỏe và niềm vui trong cuộc sống từng đánh mất bấy lâu nay. Sau 1 tháng sử dụng thì bác khạc đờm rất dễ, đờm trong và loãng, ho cũng giảm đi nhiều. Kiên trì dùng 3 tháng, bác đã hết hẳn ho, đờm, cũng không còn thấy các đợt bị khó thở, phải nhập viện cấp cứu nữa. Bác đi tái khám thì bác sĩ nói rằng bệnh viêm phế quản mãn tính đã được kiểm soát tốt. Bác mừng lắm”.
Mong rằng bài viết trên đã giúp các bạn có được lời giải đáp cho câu hỏi “Bệnh viêm phế quản mãn tính nguy hiểm như thế nào?”, đồng thời biết được giải pháp BoniDetox giúp giải độc phổi, cải thiện một cách toàn diện bệnh viêm phế quản mãn tính. Nếu có bất kỳ băn khoăn gì, mời bạn vui lòng gọi điện lên tổng đài miễn cước 1800.1044 (trong giờ hành chính) để được các dược sĩ đại học tư vấn miễn phí. Cảm ơn các bạn!
XEM THÊM:
- Mỗi khi căng thẳng là lên cơn hen suyễn – Không phải sự trùng hợp
- Triệu chứng bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và cách điều trị