Nội dung chính
Ngoài việc tuân thủ điều trị theo hướng dẫn, người bệnh viêm phế quản cũng cần chú ý về chế độ ăn uống và tập luyện. Chế độ sinh hoạt có hợp lý hay không tác động không nhỏ đến việc bệnh cải thiện tốt hay sẽ chuyển biến xấu. Bài viết ngay sau đây sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi bị viêm phế quản nên kiêng gì, nên ăn gì và cần tập luyện như thế nào? Mời các bạn cùng đón đọc.
Người bệnh viêm phế quản nên kiêng gì?
Những thông tin cần biết về bệnh viêm phế quản
Viêm phế quản là bệnh mà niêm mạc của phế quản (đường dẫn khí trong phổi) bị viêm, tăng tiết đờm nhầy dẫn đến triệu chứng ho đờm và các biểu hiện khác.
Bệnh được chia làm 2 loại là viêm phế quản cấp và viêm phế quản mãn tính với nguyên nhân gây bệnh, triệu chứng, tiên lượng, cách điều trị có nhiều điểm khác nhau. Trong đó, viêm phế quản cấp thường sẽ tự khỏi, không để lại di chứng. Còn viêm phế quản mãn tính không thể chữa khỏi, bệnh nặng dần theo thời gian và có những biến chứng rất nguy hiểm.
Bệnh viêm phế quản là gì?
Một số loại thực phẩm khi ăn khiến đờm đặc hơn, làm mất phản xạ ho tống đờm, làm tăng tình trạng sưng viêm đường hô hấp trên… khiến bệnh nặng hơn. Nhưng cũng có những thực phẩm có tính chống oxy hóa (giúp bảo vệ tế bào phổi), tính kháng khuẩn (giúp giảm tình trạng nhiễm khuẩn), có tác dụng chống viêm, giảm ho rất tốt, dùng sẽ giúp bệnh cải thiện tốt hơn.
Người bệnh viêm phế quản nên kiêng gì?
Như đã trình bày ở trên, người bệnh viêm phế quản nên kiêng các loại thực phẩm sau đây:
– Rượu bia: Khi người bệnh viêm phế quản uống rượu bia, chất cồn sẽ gây ra một loạt các tác động bất lợi cho bệnh như: Làm giảm phản xạ ho hoặc hắt hơi, dẫn đến việc đờm không được tống ra ngoài mà tích tụ trong phổi của bạn. Ngoài ra, uống rượu khiến cơ thể bị mất nước nhiều hơn, khiến đờm đặc hơn và khó được khạc ra ngoài hơn. Đờm bị ứ đọng lại trong phổi khiến tình trạng tắc nghẽn, sưng viêm nặng nề hơn, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển dẫn đến tình trạng bội nhiễm rất nguy hiểm.
Không uống rượu bia
– Đồ ăn lạnh: Kem, nước đá,… Những đồ ăn này không trực tiếp gây hại cho phế quản nhưng lại gián tiếp gây ra và làm nặng thêm tình trạng bệnh. Đó là do chúng dễ gây ra và làm nặng thêm các bệnh viêm, tạo điều kiện cho các ổ nhiễm khuẩn phát triển ở đường hô hấp trên. Các ổ nhiễm khuẩn đó khiến bệnh viêm phế quản nặng hơn, lâu khỏi hơn.
Không ăn đồ ăn lạnh
– Đồ ăn cay, nóng kích thích: Tương tự như đồ ăn lạnh, đồ ăn cay nóng không ảnh hưởng trực tiếp đến các phế quản bị viêm mà chúng gây ảnh hưởng gián tiếp thông qua việc làm tăng tình trạng sưng viêm của các bệnh đường hô hấp trên. Vì vậy, nếu bị viêm phế quản có thêm các bệnh khác như viêm họng, viêm amidan… bạn cần kiêng đồ ăn cay nóng.
– Sữa và các chế phẩm từ sữa: Trước đây, nhiều quan điểm cho rằng, uống sữa làm tăng tiết đờm nhầy. Nhưng những nghiên cứu gần đây cho thấy uống sữa không làm thay đổi lượng đờm tiết ra, nhưng lại làm đờm đặc hơn. Người bệnh vẫn có thể uống sữa, nhất là trong trường hợp bệnh nhân chán ăn, không ăn uống khiến cơ thể suy nhược thì sữa có vai trò lớn trong dinh dưỡng. Tuy nhiên, khi uống sữa cần uống thêm nhiều nước để làm loãng đờm, tránh hiện tượng đờm bị đặc lại khó được khạc ra ngoài.
Người bệnh viêm phế quản cần cân nhắc trước khi uống sữa
Người bệnh giãn phế quản nên ăn gì?
Người bệnh viêm phế quản nên bổ sung các thực phẩm có tính chống oxy hóa , tính kháng khuẩn, có tác dụng chống viêm, giảm ho trong các bữa ăn hàng ngày. Đó là các thực phẩm và món ăn:
– Các món ăn có tỏi: Tỏi có tính kháng khuẩn rất mạnh, dùng tốt cho bệnh nhân viêm phế quản. Tỏi sống có tác dụng tốt nhất, nhưng nếu người bệnh không chịu được mùi khó chịu của tỏi khi ăn sống thì bạn có thể chế biến chúng trong các món xào.
– Các món ăn có gừng: Gừng có tính kháng khuẩn tốt, ngoài ra chúng còn có tác dụng giảm ho hiệu quả.
– Nghệ: Các món ăn hoặc nước uống nghệ có tác dụng kháng khuẩn và chống oxy hóa tốt.
– Các loại hoa quả giàu chất chống oxy hóa: Việt quất, nho, táo, các loại trái cây họ cam.
– Uống nhiều nước: Uống nhiều nước giúp đờm loãng hơn, dễ được khạc ra ngoài hơn.
Táo giàu chất chống oxy hóa
Người bệnh viêm phế quản nên sinh hoạt tập luyện như thế nào?
Người bệnh viêm phế quản cần:
– Giữ ấm cơ thể, đặc biệt là trong những ngày thời tiết chuyển mùa.
– Không hút thuốc lá, tránh xa khói thuốc.
– Nghỉ ngơi, hạn chế vận động nhiều và mạnh khi bị bệnh, khi khỏi bệnh viêm phế quản cấp hoặc ở giai đoạn ổn định thì bệnh nhân cần tập thể dục thường xuyên với các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, tập yoga, tập dưỡng sinh…
– Giữ gìn nơi ở thông thoáng, đeo khẩu trang khi ra ngoài, đặc biệt là ở nơi có không khí ô nhiễm.
– Người bệnh viêm phế quản mãn tính cần chú ý tiêm vacxin phòng cúm hàng năm theo hướng dẫn.
Người bệnh viêm phế quản cần bỏ thuốc lá
Các thuốc dùng trong bệnh viêm phế quản
Việc điều trị bệnh viêm phế quản cấp tính và viêm phế quản mạn có nhiều điểm giống nhưng cũng có nhiều điểm khác nhau. Đó là vì nguyên nhân gây bệnh, triệu chứng, tiên lượng bệnh khác nhau.
Các thuốc dùng trong bệnh viêm phế quản cấp
Vì nguyên nhân gây viêm phế quản cấp chủ yếu là do virus, bệnh thường tự khỏi sau khoảng 7-10 ngày (nếu không có nhiễm khuẩn). Vì vậy, nhiều trường hợp không cần dùng thuốc điều trị. Trong trường hợp cần dùng thuốc, một số thuốc được dùng đó là:
– Thuốc giảm triệu chứng: Thuốc hạ sốt, giảm đau, giảm ho, giãn phế quản, thuốc long đờm. Không phải bệnh nhân viêm phế quản cấp nào cũng cần dùng tất cả các thuốc trên.
– Thuốc kháng sinh: Chỉ dùng khi bệnh có nguyên nhân là do vi khuẩn và sau khi được bác sĩ chỉ định. Người bệnh không được tự ý mua kháng sinh về dùng.
Các thuốc dùng trong viêm phế quản cấp chủ yếu chỉ điều trị triệu chứng
Các thuốc dùng trong bệnh viêm phế quản mạn tính
Hiện chưa có một phương pháp hay loại thuốc nào có thể điều trị khỏi bệnh viêm phế quản mạn tính. Việc dùng thuốc cho người bệnh cũng khác nhau giữa đợt cấp và giai đoạn ổn định, giữa giai đoạn đầu và những giai đoạn nặng hơn, giữa các triệu chứng và thể trạng của người bệnh. Các thuốc được dùng cho bệnh nhân viêm phế quản mãn tính là:
– Thuốc long đờm, giảm ho.
– Thuốc giãn phế quản khi bị khó thở.
– Thuốc chống viêm, chống phù nề nhóm corticoid.
– Kháng sinh phù hợp khi có bội nhiễm (sốt kèm theo ho khạc đờm), ho đờm mủ kéo dài (dù không có sốt), khi bệnh nhân có suy hô hấp nặng để phòng các đợt tiến triển.
Thuốc tây có nhiều tác dụng phụ
Các thuốc tây đều có rất nhiều tác dụng phụ trên gan, thận, dạ dày, chuyển hóa… Nhất là với bệnh viêm phế mãn tính phải dùng thuốc lâu dài. Ngoài ra, các thuốc trên chỉ điều trị triệu chứng. Còn nguyên nhân gây ra và làm nặng thêm bệnh là tình trạng phổi bị nhiễm độc (Do khói thuốc, bụi, hóa chất độc hại…) thì các thuốc trên không giải quyết được.
Vì vậy, người bệnh nên sử dụng thêm các sản phẩm có tác dụng:
– Bảo vệ, làm sạch, loại bỏ độc tố trong phổi, chống oxy hóa, phục hồi chức năng phổi bị tổn thương.
– Làm giảm triệu chứng một cách an toàn.
Sản phẩm cho hiệu quả tốt nhất hiện nay đó là BoniDetox của Mỹ.
BoniDetox – Giải pháp tối ưu cho người bệnh viêm phế quản mạn tính
BoniDetox được nhập khẩu từ Mỹ, là sản phẩm của tập đoàn Viva Nutraceuticals – Tập đoàn sản xuất dược phẩm và thực phẩm bảo vệ sức khỏe uy tín hàng đầu thế giới. BoniDetox là giải pháp hoàn hảo, vừa an toàn, vừa hiệu quả dành cho người bệnh viêm phế quản mãn tính nhờ công thức toàn diện từ các thảo dược.
– Thảo dược giúp bảo vệ tế bào phổi, làm sạch và loại bỏ các độc tố ra khỏi phổi: Xuyên tâm liên, lá oliu và cam thảo Ý. Trong đó, chiết xuất lá oliu cùng với xuyên tâm liên có tác dụng chống oxy hóa mạnh mẽ, giúp bảo vệ tế bào phổi trước các độc tố có tính oxy hóa đã có trong phổi. Cam thảo Ý làm tăng nồng độ enzym CYP450 trong phổi, giúp làm sạch, loại bỏ các độc tố ra khỏi phổi.
Xuyên tâm liên
– Thảo dược giúp phục hồi chức năng phổi bị tổn thương nhờ chiết xuất hoàng cầm với hàm lượng lớn hoạt chất Baicalin. Nghiên cứu của Giáo sư, tiến sĩ Seong-Soo Roh, Đại học Y khoa Hàn Quốc, Đại học Daegu Haany, Hàn Quốc chứng minh: Baicalin trong hoàng cầm rất hiệu quả trong việc phục hồi chức năng phổi bị tổn thương (do khói thuốc lá hoặc ô nhiễm, hóa chất độc hại…).
Giáo sư, tiến sĩ Seong-Soo Roh
– Các thảo dược giúp bảo vệ phổi trước các chất độc hại từ bên ngoài: Cúc tây và xuyên bối mẫu. Hai thảo dược này kết hợp với nhau làm tăng cường hoạt động của các đại thực bào phế nang và kích hoạt lại hệ thống lông chuyển trong phế quản. Đây là hai yếu tố quan trọng trong việc ngăn chặn, loại bỏ các độc tố mới khi chúng mới tiến vào đến phổi, từ đó ngăn không để phổi bị nhiễm độc thêm.
– Thảo dược giúp giảm nhanh triệu chứng ho đờm, khó thở nhờ lá bạch đàn, cúc tây và tỳ bà diệp. Ba thảo dược này giúp chống viêm, kháng khuẩn, giãn phế quản, long đờm giảm ho hiệu quả.
– Phòng ngừa ung thư phổi: Người bệnh viêm phế quản mãn tính có nguy cơ mắc ung thư phổi cao hơn những người khỏe mạnh. Vì vậy, công thức BoniDetox có chứa hàm lượng cao Fucoidan chiết xuất từ loài tảo nâu Nhật Bản. Theo nghiên cứu của Tiến sĩ, bác sĩ Katsuyuki Nakajima, đại học Gunma, Nhật Bản, sử dụng Fucoidan mỗi ngày làm tăng cường hoạt động của tế bào tiêu diệt tự nhiên NK – tế bào có khả năng phát hiện và tiêu diệt các tế bào ung thư, ngăn chặn chúng tiến phát triển thành các khối u ác tính.
Tiến sĩ, bác sĩ Katsuyuki Nakajima, đại học Gunma, Nhật Bản
Với các thảo dược đều đã được nghiên cứu và chứng minh tác dụng như trên, BoniDetox là lựa chọn tốt nhất cho bệnh nhân viêm phế quản mãn tính ngay từ lúc này.
BoniDetox có công thức toàn diện
BoniDetox đã cắt đứt chuỗi ngày khổ sở cho hàng ngàn bệnh nhân viêm phế quản mãn tính.
Anh Nguyễn Văn Quyền, 44 tuổi, ở 217 đường Phùng Chí Kiên, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An, sdt 097. 991.6027
Anh Nguyễn Văn Quyền, 44 tuổi
“Anh bị viêm phế quản mãn tính do hút thuốc lá và do nghề lái taxi không tránh khỏi việc hít nhiều bụi bẩn ngoài đường. Bệnh khiến anh ho nhiều đờm, khó thở, thở khò khè. Chúng làm anh ăn không ngon, ngủ không sâu, người cứ gầy rạc cả đi. May mắn, anh biết đến và dùng sản phẩm BoniDetox của Mỹ. Chỉ sau 3 lọ BoniDetox với liều 4 viên/ngày, anh đã thấy cơn ho giảm hẳn cả về mức độ lẫn tần suất, việc khạc đờm dễ hơn, anh cũng không thấy bị khó thở nhiều như trước nữa. Sau 3 tháng thì anh đã không còn bất kỳ triệu chứng gì nữa rồi, anh lại ăn được, ngủ được, người dần dần khỏe lại”.
Thầy giáo Trần Văn Hùng, 60 tuổi, ở số 63 đường Lương Đình Của, phường Mỹ Phước, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang, giảng viên bộ môn chính trị trường đại học An Giang – bị bệnh viêm phế quản mãn tính.
Thầy giáo Trần Văn Hùng, 60 tuổi
“Bác bị viêm phế quản mãn tính sau nhiều năm làm bạn với phấn và bảng. Bệnh khiến bác bị ho đờm nhiều kèm theo khó thở. Bác uống BoniDetox ngày 4 viên thì sau 10 ngày, những cơn ho đã giảm hẳn, cả đêm bác không còn ho chút nào, ban ngày 5-6 cơn ho thì giảm xuống chỉ còn 1 cơn thôi. Bác khạc cả ra đờm đặc, sau đó đờm loãng, lượng đờm ít và trong dần, những cơn khó thở cũng không còn nữa. Sau 1 tháng thì bác đã không còn ho nữa rồi, thỉnh thoảng ngửi mùi bếp than thì bác hơi húng hắng nhẹ thôi.”
Nội dung bài viết trên là câu trả lời đầy đủ cho câu hỏi: “Viêm phế quản nên kiêng gì?Nên ăn gì? Sinh hoạt như thế nào?”. Và BoniDetox chính là lựa chọn tốt nhất, giúp bệnh của bạn được hồi phục hiệu quả nhất. Nếu có bất kỳ băn khoăn, thắc mắc gì, bạn vui lòng gọi điện lên tổng đài miễn cước 1800.1044 để được giải đáp cụ thể.
XEM THÊM:
- Ho khan kéo dài nhiều ngày là biểu biểu hiện của bệnh gì?
- Bệnh giãn phế quản là gì? Bệnh có nguy hiểm không và cách điều trị như thế nào?