Nội dung chính
Khi được bác sĩ kết luận bị mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, đồng thời được thông báo rằng, bệnh không thể điều trị khỏi, không ít người đã tìm đến giải pháp từ đông y. Thuốc nam từ khi y học hiện đại chưa phát triển đã được dùng và cho hiệu quả tốt trong việc chăm sóc, cải thiện và điều trị bệnh. Còn với bệnh COPD thì sao? Có những loại thuốc nam chữa bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính nào và chúng có thực sự hiệu quả không? Thắc mắc của bạn sẽ được giải đáp đầy đủ trong bài viết ngay sau đây.
Thuốc nam chữa bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là gì?
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (BPTNMT, COPD) là bệnh được đặc trưng bởi sự cản trở luồng khí thở ra và ứ khí, giảm trao đổi khí ở phổi. Bệnh không hồi phục và tiến triển nặng dần theo thời gian.
Triệu chứng điển hình của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính đó là ho khạc đờm và khó thở ra, các triệu chứng này nặng dần theo thời gian. Người bệnh sẽ gặp các đợt kịch phát (đợt cấp) của COPD với các triệu chứng khó thở trầm trọng hơn do tăng ứ khí trong phổi. Thường, sau mỗi đợt cấp như vậy, bệnh sẽ tiến tiến triển nặng hơn.
Biểu hiện điển hình của bệnh COPD là ho đờm và khó thở
Bệnh thường gặp ở những người có tiền sử hút thuốc lá lâu năm. Ngoài ra, những ai sống trong môi trường ô nhiễm hoặc làm việc trong môi trường độc hại cũng có nguy cơ cao mắc bệnh.
Phổi tắc nghẽn mạn tính là nguyên nhân gây ra hơn 3 triệu ca tử vong mỗi năm trên thế giới và là một gánh nặng với toàn xã hội. Các triệu chứng nặng dần theo thời gian khiến chất lượng cuộc sống của người bệnh ngày càng giảm sút.
Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính có chữa được không?
Hiện nay, cả đông y và tây y đều chưa có phương pháp điều trị khỏi hẳn bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Mục tiêu điều trị bệnh đó là:
– Hạn chế tối đa các đợt kịch phát COPD.
– Hạn chế đến mức thấp nhất các biến chứng của bệnh
– Giảm triệu chứng tối đa cho người bệnh.
– Đảm bảo chất lượng cuộc sống.
Để làm được điều đó, người bệnh cần được điều trị bằng phương pháp phù hợp, và được giáo dục về kiến thức bệnh học, được hướng dẫn ăn uống, sinh hoạt, tập luyện khi điều trị tại nhà.
Cả đông y và tây y đều chưa có phương pháp điều trị khỏi hẳn COPD
Thuốc chữa phổi tắc nghẽn theo tây y
Các thuốc tây y được dùng cho bệnh nhân COPD là:
- Thuốc giãn phế quản: Làm giãn đường thở, giúp không khí lưu thông qua đường thở dễ dàng hơn.
- Thuốc corticoid: Giúp chống viêm, dùng khi tình trạng bệnh ở giai đoạn nặng và rất nặng.
- Kháng sinh: Dùng khi bệnh nhân khạc nhiều đờm mủ hoặc sốt cao.
- Thuốc long đờm.
- Vacxin phòng cúm: Tiêm định kỳ hàng năm theo hướng dẫn.
Có thể thấy, tất cả các thuốc tây Y kể trên đều nhằm mục đích làm giảm triệu chứng (giảm ho đờm, khó thở) và phòng ngừa đợt cấp. Trong đông y, cũng có nhiều thảo dược có tác dụng kể trên.
Thuốc điều trị tây y chủ yếu để làm giảm triệu chứng
Thuốc nam chữa bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có tốt không?
Có những loại thuốc nam được dùng cho bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và những bệnh có triệu chứng tương tự như ho, khạc đờm, khó thở. Đó là:
– Các vị thuốc nam giúp giảm ho: Bách bộ, hạnh nhân, tỳ bà diệp, tang bạch bì, tiền hồ.
– Các vị thuốc nam giúp long đờm: Bán hạ, bạch giới tử, cát cánh, ngưu hoàng.
– Các vị thuốc nam có tác dụng giãn phế quản: Tỳ bà diệp, ma hoàng.
– Các dược liệu giúp kháng khuẩn, chống viêm: Bồ công anh, lá bạch đàn, xuyên bối mẫu.
Có thể thấy, các dược liệu kể trên cũng có cơ chế tác dụng tương tự như các thuốc tây y. Tuy nhiên, hiệu lực tác dụng của chúng không nhanh và mạnh như các thuốc hóa dược. Nguyên nhân là do hàm lượng hoạt chất có tác dụng trong thảo dược thường rất thấp. Nếu chỉ dùng đơn thuần bằng cách đun, sắc thì lượng chất có tác dụng thu được sẽ không cao. Vì vậy, khi có các đợt cấp, bạn không nên chỉ dùng các thang thuốc cổ truyền mà cần dùng các thuốc tân dược.
Ngoài ra, việc kết hợp vị thuốc nào với nhau và theo tỷ lệ như thế nào, y học cổ truyền cũng có những nguyên tắc nhất định. Vì vậy, bạn không nên tự ý mua các vị dược liệu trên về để sắc uống.
Thuốc đông y cần được kết hợp theo tỷ lệ phù hợp
Ưu điểm lớn nhất của các thảo dược đó là tính an toàn, không tác dụng phụ. Ngoài ra, có rất nhiều thảo dược đã được nghiên cứu và chứng minh có tác dụng giải độc phổi hiệu quả, từ đó mang lại những lợi ích vượt trội cho người bệnh COPD.
Giải độc phổi là gì và có vai trò như thế nào trong cải thiện bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính?
Giải độc phổi là dùng các biện pháp nhằm bảo vệ tế bào phổi trước các chất độc đã có sẵn trong phổi, loại bỏ các chất độc đó đồng thời phục hồi chức năng phổi bị tổn thương.
Vậy giải độc phổi có ý nghĩa như thế nào với bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính? Nguyên nhân hàng đầu gây bệnh COPD đó là do phổi bị nhiễm độc bởi khói thuốc, các loại bụi bẩn và hóa chất, chất khí độc hại. Chúng tấn công và bám lại trong phổi, gây ra hàng loạt các phản ứng viêm, phá hủy mô, tạo sẹo… Từ đó, nhiễm độc phổi dần dần tiến triển thành bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính COPD.
Không chỉ là nguyên nhân gây ra, nhiễm độc phổi còn là tác nhân khiến bệnh ngày càng trở nặng. Chính vì vậy, giải độc phổi là nhiệm vụ hàng đầu giúp làm chậm quá trình tiến triển của bệnh, giảm triệu chứng và cải thiện bệnh hiệu quả.
Giải độc phổi là nhiệm vụ hàng đầu
Làm thế nào để giải độc phổi?
Như đã trình bày ở trên, có rất nhiều thảo dược đã được nghiên cứu và chứng minh có hiệu quả tốt trong việc giải độc phổi. Cơ chế giúp giải độc phổi của chúng cũng đã được tìm ra. Tiêu biểu nhất đó là:
Baicalin trong Hoàng cầm:
Nghiên cứu của Giáo sư, tiến sĩ Seong-Soo Roh, Đại học Y khoa Hàn Quốc, Đại học Daegu Haany, Hàn Quốc chứng minh: Baicalin trong Hoàng cầm rất hiệu quả trong việc phục hồi chức năng phổi bị tổn thương (do khói thuốc lá hoặc ô nhiễm, hóa chất độc hại…). Ngoài ra, baicalin cũng đã được chứng minh có tác dụng chống xơ hóa, chống tái cấu trúc phổi, từ đó giúp cải thiện sự đàn hồi của đường thở, góp phần làm giảm các triệu chứng khó thở cho người bệnh.
Giáo sư, tiến sĩ Seong-Soo Roh
Xuyên tâm liên và lá oliu:
Hai thảo dược này có tác dụng chống oxy hóa, từ đó bảo vệ tế bào trước sự tấn công của các tác nhân oxy hóa. Trong đó, xuyên tâm liên chứa Andrographolide giúp làm tăng nồng độ và hoạt động của glutathion nội bào, giúp giải độc phổi hiệu quả.
Chiết xuất lá oliu có tác dụng chống oxy hóa mạnh mẽ. Ngoài ra, theo các nghiên cứu của Đại học Hallym, Hàn Quốc, Oleuropein trong lá oliu còn có tác dụng chống viêm, có tác dụng tốt đối với bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD).
Xuyên tâm liên
Cam thảo ý:
Tác dụng giải độc phổi của cam thảo Ý đã được nghiên cứu và đăng trên tạp chí y học Oxidative Medicine and Cellular Longevity (Oxy hóa và tuổi thọ tế bào. Trong đó, cam thảo có tác dụng tăng cường nồng độ enzym CYP450- enzyme giải độc của cơ thể, từ đó giúp giải độc phổi, cải thiện chức năng phổi bị tổn thương, giảm xơ hóa phổi và loại bỏ độc tố, làm giảm tích lũy chất độc trong phổi.
Cam thảo giúp loại bỏ độc tố trong phổi
Khi kết hợp các thảo dược trên với nhau, phổi sẽ được làm sạch, bảo vệ và phục hồi chức năng một cách tối đa. Điều này có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính COPD. Hiểu rõ vai trò của giải độc phổi, các nhà khoa học thuộc tập đoàn Viva Nutraceuticals đã nghiên cứu, kết hợp chúng một cách hoàn hảo trong sản phẩm giải độc phổi BoniDetox.
Các thảo dược giúp giải độc phổi được kết hợp hoàn hảo trong BoniDetox của Mỹ
BoniDetox – Lựa chọn hoàn hảo cho người bệnh COPD và người có nguy cơ cao.
BoniDetox được nhập khẩu nguyên lọ từ Mỹ và từ lâu đã trở thành lựa chọn hàng đầu cho người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Tác dụng đó là nhờ:
– Các thảo dược giúp giải độc cho phổi đã bị nhiễm độc: Hoàng cầm, cam thảo Ý, xuyên tâm liên, lá oliu.
– Các thảo dược giúp bảo vệ phổi trước các độc tố từ môi trường: Cúc tây, xuyên bối mẫu. Hai thảo dược này kết hợp với nhau giúp ngăn chặn, tiêu diệt và loại bỏ các chất độc từ môi trường khi chúng mới tấn công đến các phế nang. Từ đó giúp ngăn không để phổi bị nhiễm độc thêm.
– Các thảo dược giúp giảm triệu chứng: Lá bạch đàn, tỳ bà diệp, bồ công anh. Ba thảo dược này giúp giảm ho, long đờm, giãn phế quản, làm sạch và thông thoáng đường thở. Từ đó giúp loại bỏ các cơn ho, đờm, khó thở cho người bệnh.
– Phòng ngừa ung thư phổi: Nhờ Fucoidan chiết xuất từ tảo nâu Nhật Bản. Theo nghiên cứu của Tiến sĩ, bác sĩ Katsuyuki Nakajima, đại học Gunma, Nhật Bản, sử dụng Fucoidan mỗi ngày làm tăng cường hoạt động của tế bào tiêu diệt tự nhiên NK – tế bào có khả năng nhận diện và tiêu diệt tế bào đột biến gen (tế bào ung thư), từ đó phòng ngừa nguy cơ ung thư cũng như giảm đáng kể sự phát triển khối u và di căn ở bệnh nhân ung thư phổi.
Tiến sĩ, bác sĩ Katsuyuki Nakajima, đại học Gunma, Nhật Bản
Với các thành phần như trên, BoniDetox tác động toàn diện, mang lại những lợi ích tuyệt vời cho lá phổi của bạn.
BoniDetox cho hiệu quả vượt trội nhờ cơ chế toàn diện
BoniDetox đến từ nền y học phát triển nhất thế giới.
BoniDetox nhập khẩu từ Mỹ, được sản xuất tại nhà máy đạt tiêu chuẩn GMP (tiêu chuẩn thực hành sản xuất tốt) là nhà máy J&E International tại Mỹ, thuộc tập đoàn Viva Nutraceuticals – Tập đoàn sản xuất dược phẩm và thực phẩm chức năng hàng đầu thế giới.
Các thảo dược trong BoniDetox đã trải qua các quy trình chiết xuất hiện đại nhằm thu được tối đa các hoạt chất có tác dụng. Sau đó, chúng được sản xuất bởi hệ thống máy móc sử dụng công nghệ microfluidizer. Đây là công nghệ hiện đại bậc nhất thế giới, giúp tạo ra các phân tử hạt có kích thước siêu nano (kích thước <70nm), từ đó cơ thể hấp thu được tối đa, hiệu quả đem lại cao và nhanh nhất.
Chiết xuất và kỹ thuật bào chế đóng vai trò rất quan trọng trong việc tăng cường, tối ưu hóa hiệu quả của thảo dược; Giúp hiệu lực của các thảo dược đó đạt được tối đa, hiệu quả thu được là cao nhất.
BoniDetox – Bí quyết sống khỏe của người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
Với cơ chế tác dụng toàn diện, BoniDetox đã giúp hàng ngàn bệnh nhân COPD có cuộc sống vui, khỏe không còn nỗi lo về căn bệnh quái ác này.
Bác Nghiêm Xuân Tẩy (73 tuổi ở số nhà 359 Tràng Bạch, Hoàng Quế, Đông Triều, Quảng Ninh; điện thoại: 0904.558.422)
Cuộc sống của bác Tẩy đã trở lại vui khỏe nhờ BoniDetox
Bác Tẩy chia sẻ: “Ước mơ lớn nhất của bác từ ngày bị phổi tắc nghẽn mạn tính đó là có thể thở dễ dàng hơn và không còn ho đờm nữa. Thậm chí là ho ít đi thôi bác cũng mừng lắm rồi. Vậy mà khi dùng BoniDetox, bác đã thu được nhiều hơn thế. Trước đây bác bị ho đờm rũ rượi, mỗi lần ho phải kéo dài nửa tiếng đồng hồ. Không chỉ vậy, bác còn bị khó thở nặng nữa, chỉ bước lên bậc cầu thang thôi là bác đã không thể thở nổi rồi. Dù cũng đã dùng thuốc theo hướng dẫn nhưng tình trạng của bác cứ thế ngày một nặng hơn”.
“Còn khi dùng BoniDetox với liều 4 viên/ngày, chỉ sau 2 lọ bác đã thấy giảm ho rồi, việc khạc đờm cũng dễ hơn, những cơn khó thở cấp cũng thuyên giảm rõ. Và sau khi dùng hết 4 lọ, bác không còn bị ho đờm gì nữa, mừng nhất là bác đã thở được bình thường rồi, chỉ thi thoảng lắm bác mới hơi cảm thấy khó thở xíu thôi. Sau 3 tháng thì bệnh COPD của chú đã ổn định hết rồi, nhiều khi bác còn quên mất là mình đang bị bệnh ấy chứ.”- Bác cười nói.
Bác Phạm Hồng Chính, 75 tuổi, ở tổ 2, khu phố 11, phường Phú Thủy, thành phố Phan Thiết, Bình Thuận, điện thoại: 0252.381.0536
Nhờ có BoniDetox, bác Chính không còn khổ sở vì những cơn ho đờm khó thở
“Vì nghiện thuốc lá mấy chục năm liền nên bác bị phổi tắc nghẽn mạn tính khá nặng. Cơn ho cứ ngày một dày đặc, đờm vàng đục nhìn sợ lắm. Lần nào ho bác cũng bị khó thở đến tím tái mặt mày. Dù về sau bác đã bỏ thuốc lá và dùng thuốc đều đặn nhưng tình trạng của bác cũng không thấy tiến triển tốt lên”.
“Nhưng mọi chuyện đã khác khi bác dùng BoniDetox đều đặn với liều 4 viên/ngày. Chỉ sau 1 tháng dùng, các cơn ho đã thưa hẳn ra, đờm loãng ra, đồng thời bác cũng thấy dễ thở hơn nhiều. Cho đến khi dùng được 3 tháng, bác đã thấy tình trạng của mình được cải thiện đến 90% rồi, điều đó khiến bác mừng lắm và vẫn đang tiếp tục dùng để bệnh được cải thiện hoàn toàn”.
Trên đây là những thông tin cần biết khi dùng thuốc nam chữa bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính. Một giải pháp an toàn, hiệu quả cho bạn đó là BoniDetox của Mỹ. Hy vọng bài viết đã đem đến những thông tin hữu ích, giúp bạn tìm ra giải pháp tốt nhất cho mình. Chúc bạn luôn luôn mạnh khỏe và hạnh phúc.
XEM THÊM:
- Viêm phế quản mãn tính có lây không? Làm thế nào để phòng ngừa?
- Bệnh viêm phế quản nguyên nhân là gì? Cách điều trị như thế nào?