Những điều cần biết về thuốc khó thở salbutamol

Nội dung chính

 

   Với người mắc các bệnh đường hô hấp mãn tính như hen phế quản, viêm phế quản mạn tính, phổi tắc nghẽn mạn tính COPD thì tình trạng khó thở do co thắt phế quản có lẽ đã trở nên quen thuộc. Lúc này, người bệnh sẽ được kê các thuốc khó thở có tác dụng giãn phế quản, điển hình là salbutamol. Vậy cụ thể loại thuốc này có tác dụng gì, cách dùng ra sao và cần lưu ý gì khi sử dụng? Mời các bạn cùng tìm hiểu đáp án ở bài viết dưới đây!

 

Thuốc khó thở salbutamol

 

Cơ chế tác dụng của thuốc khó thở salbutamol

    “Thuốc khó thở” là cụm từ được bệnh nhân gọi tắt cho các thuốc giúp giảm triệu chứng khó thở, trong đó có salbutamol.

   Salbutamol có tác dụng kích thích chọn lọc các thụ thể beta-2 adrenergic, (có ở cơ trơn phế quản, cơ tử cung, cơ trơn mạch máu) và ít tác dụng tới các thụ thể beta-1 trên cơ tim, giúp làm giãn phế quản, tăng thông khí đến phổi, giúp người bệnh dễ thở hơn. 

  Thuốc khó thở Salbutamol có nhiều dạng bào chế, đó là: Bình xịt khí dung, dung dịch phun sương, viên nén, siro, dung dịch tiêm. Mỗi một dạng bào chế sẽ được dùng trong những trường hợp cụ thể khác nhau, chủ yếu là dựa trên thời gian hấp thu và thời gian phát huy tác dụng của chúng khi sử dụng. Ví dụ như:

Nếu dùng thuốc dưới dạng xịt tác dụng giãn phế quản xuất hiện sau 2 – 3 phút, tối đa từ 5 đến 15 phút và kéo dài 3 – 4 giờ. Dạng dùng này phù hợp khi người bệnh lên cơn khó thở cấp tính. Thuốc vào phổi và phát huy tác dụng nhanh, lượng thuốc vào máu thấp nên dạng dùng này ít gây tác dụng phụ hơn dạng viên hoặc tiêm và có thể dùng cho những đối tượng đặc biệt như mắc thêm bệnh cường giáp, loạn nhịp tim, rối loạn tuần hoàn mạch vành, tăng huyết áp…

 

Dùng thuốc khó thở Salbutamol dạng xịt cho tác dụng nhanh

 

– Nếu dùng thuốc khó thở salbutamol theo đường uống, một lượng thuốc lớn sẽ chuyển hóa bước đầu qua gan thành phenolic sulfat và chỉ có khoảng 40% vào được máu, tác dụng chậm, được dùng với mục đích dự phòng, không phù hợp để cấp cứu khi lên cơn khó thở cấp.

 

Chỉ định của thuốc salbutamol

   Nhờ tác dụng giãn phế quản, salbutamol được chỉ định điều trị và phòng ngừa khó thở do co thắt phế quản ở những bệnh nhân bị bệnh tắc nghẽn đường thở có hồi phục, bao gồm cả co thắt phế quản do gắng sức. Đối tượng sử dụng thường là bệnh nhân hen suyễn, viêm phế quản mãn tính, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, khí phế thũng.

   Ngoài ra, salbutamol còn có chỉ định điều trị hỗ trợ chứng tăng kali huyết.

 

Salbutamol được chỉ định điều trị và phòng ngừa khó thở do co thắt phế quản

 

Chống chỉ định của salbutamol

   Salbutamol chống chỉ định với các đối tượng: Dị ứng với 1 trong các thành phần của thuốc hoặc đang điều trị dọa sẩy thai trong 3 – 6 tháng đầu mang thai.

   Thuốc khó thở Salbutamol dạng uống và tiêm cần được sử dụng thận trọng với các đối tượng mắc các bệnh lý như, cường giáp, rối loạn nhịp thất, bệnh cơ tim tắc nghẽn, rối loạn tuần hoàn động mạch vành, tăng huyết áp, đái tháo đường, người bệnh đang dùng IMAO (thuốc ức chế enzym monoamine oxidase) hay thuốc ức chế beta. Trong các trường hợp này, có thể dùng dưới dạng xịt hoặc khí dung.

   Salbutamol cần được cùng thận trọng cho phụ nữ có thai và phụ nữ đang trong thời kỳ cho con bú, trẻ nhỏ dưới 4 tháng tuổi, người có hàm lượng kali trong máu thấp.

 

Salbutamol cần được dùng thận trọng cho phụ nữ có thai

 

Cách sử dụng và liều lượng của thuốc salbutamol

   Việc chỉ định liều hàng ngày cũng như các lần dùng thuốc phải dựa vào kết quả thăm dò chức năng hô hấp và tình trạng cụ thể của từng bệnh nhân.  Salbutamol là thuốc kê đơn, người bệnh sẽ được bác sĩ chỉ định liều dùng cụ thể sau khi thăm khám, việc của bệnh nhân đó là cần dùng theo đúng liều lượng và chỉ định của bác sĩ.

    Thuốc khó thở Salbutamol dạng hít: có tác dụng làm giãn phế quản nhanh và ít tác dụng phụ nhưng người bệnh cần dùng đúng cách. Sau đây là một số lưu ý:

– Dạng xịt: Trước dùng, phải lắc kỹ bình xịt. Bình xịt phải phun thử vào không khí (tránh phun vào mặt) 3 hoặc 4 lần tuỳ theo biệt dược trước khi dùng lần đầu hoặc sau khi không dùng một thời gian dài (quá 2 tuần). Khi dùng, phải lắc lọ, lật ngược để đáy lọ lên phía trên, miệng ngậm đầu phun. Phải hít vào thật sâu đồng thời phun thuốc và phải ngừng thở trong vài giây. Sau khi dùng xong, phải vệ sinh lau chùi đầu ngậm.

– Dạng phun sương hít qua miệng, dùng dung dịch salbutamol sulfat đậm đặc: Thường dùng cho các trường hợp hen nặng hơn hoặc không đáp ứng. Với người lớn, liều thường dùng 2,5 – 5 mg salbutamol (dung dịch 0,1%) qua máy phun sương, hít trong khoảng 5 – 15 phút, có thể lặp lại mỗi ngày tới 4 lần.

 

Tác dụng phụ của thuốc salbutamol

    Tác dụng không mong muốn của thuốc salbutamol bao gồm:

– Tuần hoàn: Đánh trống ngực, nhịp tim nhanh.

– Cơ – xương: Run đầu ngón tay.

– Hô hấp: Co thắt phế quản, khô miệng, họng bị kích thích, ho và khản tiếng.

– Chuyển hóa: Hạ kali huyết.

– Cơ – xương: Chuột rút.

– Thần kinh: Dễ bị kích thích, nhức đầu.

– Phản ứng quá mẫn: Phù, nổi mày đay, hạ huyết áp, trụy mạch.

 

Salbutamol có thể gây ho và khàn tiếng

 

Tương tác thuốc salbutamol

   Thuốc salbutamol không chỉ có nhiều tác dụng phụ mà còn dễ gây tương tác với các loại thuốc khác, điển hình là:

– Các thuốc tim mạch: Một số thuốc dành cho bệnh tim mạch có tương tác với salbutamol, gây tăng huyết áp, tăng nhịp tim.

– Thuốc chẹn beta như propranolol: Dễ gây cơn co thắt phế quản, làm giảm tác dụng của salbutamol.

– Các loại thuốc điều trị bệnh trầm cảm hay thuốc ức chế monoamin oxydase: Tăng thêm tác dụng phụ của salbutamol trên tim mạch.

   Tốt nhất, trước khi sử dụng salbutamol, người bệnh nên nói với bác sĩ về các thuốc đang dùng để tránh xuất hiện những tương tác đáng tiếc.

 

Salbutamol có tương tác với nhiều loại thuốc

 

Những lưu ý cần biết khi dùng thuốc khó thở Salbutamol

– Nếu cơn khó thở vẫn còn hoặc chỉ giảm ít khi dùng với liều thuốc trước đây có tác dụng thì người bệnh tuyệt đối không được tự ý tăng liều mà cần đi khám sớm. Nguyên nhân là bởi lúc này, rất có thể là do đợt khó thở đã nghiêm trọng hơn, đòi hỏi phải thay đổi cách điều trị chứ không phải tăng liều thuốc giãn phế quản.

– Luôn mang thuốc theo người vì cơn khó thở thể xuất hiện bất kỳ khi nào.

– Thuốc khó thở Salbutamol dạng xịt ít tác dụng phụ hơn so với thuốc dạng uống, tuy nhiên chúng vẫn gây ra những phản ứng không mong muốn. Vì vậy, bạn cần báo với bác sĩ sớm nếu gặp bất kỳ bất thường nào sau khi dùng thuốc.

– Bạn cần chú ý tránh tiếp xúc với các tác nhân gây cơn khó thở  ví dụ như các chất gây dị ứng, mẫn cảm, khói bụi.

– Người bệnh nên dùng thêm các sản phẩm chứa những thảo dược có tác dụng giãn phế quản như tỳ bà diệp để dễ thở hơn trong trong giai đoạn ổn định.

– Tác dụng của salbutamol là giúp giãn phế quản, giải quyết tình trạng khó thở cho bệnh nhân hen suyễn, phổi tắc nghẽn mãn tính, viêm phế quản mãn tính. Tuy nhiên, thuốc này không tác động đến nguyên nhân gây bệnh là do phổi bị nhiễm độc bởi khói thuốc lá, khói bụi, hóa chất độc hại… Vì vậy, các cơn khó thở cũng như những đợt ho đờm vẫn sẽ tái diễn, khiến bệnh nhân phải dùng thuốc nhiều lần hơn. Điều ngày càng làm tăng nguy cơ gặp tác dụng phụ.

   Chính vì thế, bên cạnh việc sử dụng salbutamol hay các loại thuốc tây khác theo chỉ định của bác sĩ, người bệnh phổi mãn tính nên sử dụng thêm sản phẩm từ thiên nhiên để khắc chế nguyên nhân gốc của các bệnh lý mạn tính tại phổi như viêm phế quản mạn tính, phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), hen phế quản, phòng ngừa cơn co thắt phế quản tái phát. Và BoniDetox sẽ giúp họ thực hiện điều đó!

 

Sản phẩm BoniDetox

 

BoniDetox – Bí quyết giúp người bệnh dễ thở hơn nhờ thảo dược tự nhiên

   BoniDetox  được nhập khẩu nguyên lọ từ Mỹ, là giải pháp tối ưu giúp mang lại lợi ích toàn diện cho người bệnh bị khó thở nhờ thành phần hoàn toàn từ thảo dược tự nhiên, đó là:

– Tỳ bà diệp: Giúp giãn phế quản, giảm ho, long đờm, làm thông thoáng đường thở. Thảo dược này kết hợp cùng với bồ công anh và lá bạch đàn giúp chống viêm, kháng khuẩn và tăng cường tác dụng giảm ho long đờm. Nhờ vậy, người bệnh không chỉ dễ thở hơn mà các triệu chứng ho khạc đờm cũng được cải thiện rõ rệt.

 

Tỳ bà diệp trong BoniDetox giúp giãn phế quản hiệu quả

 

– Baicalin (trong hoàng cầm) xuyên tâm liên, cam thảo ý, lá oliu, cúc tây, xuyên bối mẫu: Các thảo dược này kết hợp với nhau vừa giúp phục hồi chức năng phổi bị tổn thương, vừa bảo vệ phổi, vừa chống oxy hóa và loại bỏ độc tố, làm sạch phổi. Nhờ được giải độc như vậy mà phổi sẽ dần dần được phục hồi và khỏe mạnh.

– Fucoidan: Theo nghiên cứu của Tiến sĩ, bác sĩ Katsuyuki Nakajima, đại học Gunma, Nhật Bản, sử dụng Fucoidan mỗi ngày làm tăng cường hoạt động của tế bào tiêu diệt tự nhiên NK – tế bào có khả năng nhận diện và tiêu diệt tế bào đột biến gen (tế bào ung thư), từ đó giảm nguy cơ mắc ung thư cho những người đang bị các bệnh lý trên phổi.

   Với công thức toàn diện như trên, BoniDetox vừa giúp giải độc phổi từ bên trong, vừa giúp bảo vệ phổi trước tác nhân gây bệnh mới, đồng thời giúp giảm nguy cơ mắc ung thư phổi hiệu quả. Khi lá phổi khỏe mạnh, các cơn co thắt phế quản sẽ được ngăn ngừa, tình trạng ho, đờm, khó thở cũng được cải thiện rõ rệt, nâng cao chất lượng sống cho người bệnh.

   Hy vọng qua bài viết, quý bạn đọc đã biết thêm nhiều thông tin về thuốc khó thở salbutamol. Để hạn chế việc phải sử dụng nhiều thuốc tây y, tránh tác dụng phụ, sử dụng BoniDetox là giải pháp hoàn hảo dành cho người mắc các bệnh đường hô hấp mãn tính. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết!

 

XEM THÊM:

 

360.000

    Đặt hàng online





    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

    Báo chí nói về chúng tôi

    ĐĂNG KÝ TƯ VẤN
    Hotline: 1800 1044
    tích điểm nhân quà