Thang điểm mMRC COPD đánh giá khó thở ở người bệnh COPD

Nội dung chính

 

    Người bệnh mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính thường có triệu chứng khó thở do đường thở bị hẹp lại so với bình thường. Để đánh giá mức độ của triệu chứng khó thở ở bệnh nhân COPD, các bác sĩ có thể sử dụng thang điểm mMRC. Vậy thang điểm mMRC là gì? Vai trò của thang điểm mMRC trong khó thở là gì? Cùng tìm hiểu ngay bài viết dưới đây nhé!

 

Khó thở là triệu chứng phổ biến ở bệnh nhân COPD.

 

Tại sao bệnh nhân COPD thường cảm thấy khó thở?

   Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) thường là sự kết hợp của 2 tình trạng: Khí phế thũng và viêm phế quản tắc nghẽn mạn tính.

   Trong đó, viêm phế quản là tình trạng đường thở của bệnh nhân bị viêm và sưng mạn tính. Điều này dẫn tới đường thở bị thu hẹp hơn bình thường, cản trở không khí thoát ra khỏi phổi dễ dàng. Do đó, bệnh nhân có cảm giác khó thở, tức ngực và ho mạn tính.

   Còn khí phế thũng gây ra tình trạng khó thở do các túi phế nang bị tổn thương lâu ngày dẫn tới suy yếu và vỡ ra, gây giảm diện tích bề mặt phổi, giảm lượng oxy đi vào máu. Khi người bệnh thở ra, phế nang bị tổn thương không thể  hoạt động bình thường khiến không khí giàu oxy bên ngoài không thể đi vào phổi và ngược lại.

   Sự kết hợp của hai yếu tố trên khiến người bệnh COPD thường cảm thấy khó thở, thậm chí ngay cả khi không hoạt động hoặc hoạt động nhẹ nhàng.

 

Thang điểm mMRC là gì?

   mMRC (modified Medical Research Council) là thang đo triệu chứng khó thở của Hội đồng Nghiên cứu Y khoa (MRC). Thang điểm mMRC mang đến một đánh giá cơ bản về sự suy giảm chức năng hô hấp thông qua triệu chứng khó thở ở những người mắc bệnh đường hô hấp (đặc biệt là COPD – bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính).

   Thang điểm được chia thành 5 cấp bậc  dựa trên mức độ khó thở của bệnh nhân liên quan đến hoạt động thể chất. Mức độ nghiêm trọng của triệu chứng khó thở được đánh giá theo thang điểm từ cấp độ 0 đến 4 như sau:

 

Tiêu chí đánh giá khó thở MRC Điểm
Bệnh nhân bị khó thở khi tập thể dục quá sức 0
Bệnh nhân bị khó thở khi đi nhanh hoặc đi bộ lên dốc 1
Bệnh nhân đi bộ chậm hơn so với những người cùng lứa tuổi trên cùng cấp độ vì khó thở hoặc phải dừng lại để thở 2
Bệnh nhân phải dừng lại để thở sau khi đi bộ khoảng 100m hoặc sau vài phút 3
Bệnh nhân bị khó thở khi hoạt động nhẹ nhất như đi ra khỏi nhà, khó thở khi mặc quần áo hoặc cởi quần áo. 4

 

Thang đo khó thở mMRC giúp các bác sĩ điều trị có thể:

  • Đánh giá được hiệu quả điều trị trên một cá nhân.
  • So sánh hiệu quả của một phương pháp điều trị trong một quần thể.
  • Dự đoán thời gian và tỷ lệ sống sót của bệnh nhân COPD.

   Kể từ năm 2011, thang đo khó thở mMRC đã được thêm vào Hướng dẫn điều trị bệnh phổi tắc nghẽn toàn cầu (GOLD) để đánh giá tình trạng bệnh cho bệnh nhân mắc COPD.

 

Bệnh nhân COPD nên làm gì để giảm khó thở?

   Để khắc phục tình trạng khó thở, các biện pháp thường được sử dụng là:

  • Thuốc tây y: Tùy tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp cho bệnh nhân. Tuy nhiên, việc dùng thuốc tây y mang lại hiệu quả nhanh nhưng chỉ có tác dụng giảm triệu chứng, còn nguyên nhân gây các bệnh lý tại phổi lại không giải quyết được. Vì vậy, triệu chứng khó thở thường tái lại. Khi tái lại, người bệnh lại phải dùng nhiều thuốc tây hơn, từ đó tăng nguy cơ gặp tác dụng phụ.
  • Các động tác tập thở phù hợp như: Thở sâu, thở cơ hoành, thở chúm môi…

   Bên cạnh đó, bệnh nhân nên kết hợp sử dụng sản phẩm BoniDetox của Mỹ. BoniDetox là giải pháp giúp giãn phế quản, giảm đờm nhầy, chống sưng viêm, nhiễm khuẩn trong đường thở, từ đó giúp người bệnh COPD thở dễ dàng hơn.

   Các tác dụng vượt trội của BoniDetox đến từ sự kết hợp các loại thảo dược như hoàng cầm, cúc tây, bồ công anh, tỳ bà diệp, xuyên bối mẫu và lá bạch đàn. Sự hiệp đồng tác dụng của các loại thảo dược này giúp tình trạng khó thở của người bệnh nhanh chóng được cải thiện một cách hiệu quả và an toàn nhất.

 

Sản phẩm BoniDetox của Mỹ.

 

   Đặc biệt, BoniDetox giúp tác động đến nguyên nhân gốc của bệnh gây khó thở là nhiễm độc phổi nhờ thảo dược lá oliu, xuyên tâm liên, cam thảo Italia và baicalin trong hoàng cầm. Những thảo dược này giúp giải độc phổi, phục hồi chức năng phổi bị tổn thương, làm sạch, loại bỏ các độc tố gây bệnh đã có sẵn trong phổi.

   Không những vậy, trong BoniDetox còn có chứa Fucoidan từ tảo nâu Nhật Bản giúp giảm nguy cơ ung thư phổi.

 Với những thông tin trên đây, hy vọng bạn đã có thể hiểu thêm về mMRC trong COPD cùng những ý nghĩa quan trọng của nó.  Chúc bạn sử dụng thang đo này một cách hữu hiệu trong chẩn đoán, đánh giá và điều trị COPD.

 

XEM THÊM:

360.000

    Đặt hàng online





    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

    Báo chí nói về chúng tôi

    ĐĂNG KÝ TƯ VẤN
    Hotline: 1800 1044