8 yếu tố giúp người bệnh phổi mãn tính sống khỏe hơn!

Nội dung chính

 

   Người mắc bệnh phổi mãn tính như hen suyễn, viêm phế quản mãn tính, phổi tắc nghẽn mãn tính luôn lo sợ cơn ho, đờm, khó thở tái phát. Bởi lẽ khi chúng xuất hiện, họ sẽ phải dùng nhiều thuốc tây, sức khỏe suy giảm hơn. Một số trường hợp còn nhập viện cấp cứu, nguy cơ tử vong cao. Chính vì vậy, bài viết dưới đây sẽ hé lộ 8 yếu tố giúp người bệnh phổi mãn tính sống khỏe, các bạn đừng bỏ lỡ nhé!

 

8 yếu tố giúp người bệnh phổi mãn tính sống khỏe là gì?

 

Đặc điểm chung của bệnh phổi mãn tính

   Các bệnh lý mãn tính ở phổi như hen suyễn, phổi tắc nghẽn mãn tính COPD, viêm phế quản mãn tính… đều có đặc điểm chung bao gồm:

  • Một trong những nguyên nhân chính gây bệnh là do phổi bị nhiễm độc bởi các tác nhân từ môi trường ô nhiễm: Khói thuốc lá, bụi, khí thải, vi khuẩn, virus…
  • Triệu chứng thường gặp là ho, đờm, khó thở, tức ngực làm giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh.
  • Dễ khởi phát cơn cấp, đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng người bệnh vì biến chứng suy hô hấp.
  • Chưa có thuốc hay phương pháp nào điều trị dứt điểm. Mục tiêu điều trị chủ yếu là giảm triệu chứng, phòng ngừa biến chứng, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh.

   Để nâng cao chất lượng cuộc sống, giúp người bệnh phổi mãn tính sống khỏe, ngoài việc sử dụng thuốc tây theo chỉ định bác sĩ, bạn nên áp dụng thêm các biện pháp ở phần tiếp theo đây.

 

8 yếu tố giúp người bệnh phổi mãn tính sống khỏe hơn

   Sức khỏe nền tảng của chúng ta chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau. Khi người bệnh phổi mãn tính kiểm soát tốt các yếu tố này, sức khỏe của họ sẽ được củng cố và tăng cường. Theo đó, nguy cơ tái phát triệu chứng ho, đờm, khó thở cũng được giảm thấp. Những yếu tố đó bao gồm:

Mức độ tiếp xúc với độc tố môi trường

   Các độc tố môi trường như hóa chất đồ gia dụng, khói thuốc lá, bụi, khí thải… đều là tác nhân gây nhiễm độc phổi, làm nặng hơn tình trạng bệnh phổi mãn tính. Vì vậy, việc đầu tiên người bệnh nên làm là hạn chế tối đa việc tiếp xúc với các loại độc tố này bằng cách:

  • Không ra ngoài khi chất lượng không khí thấp.

 

Không nên ra ngoài khi chất lượng không khí thấp

 

  • Luôn đeo khẩu trang mỗi khi ra ngoài.
  • Sử dụng máy lọc không khí trong nhà ở.
  • Hạn chế sử dụng hóa chất đồ gia dụng hoặc nếu được, bạn nên thay chúng bằng các sản phẩm hữu cơ như dầu rửa bát, nước lau sàn, chất tẩy rửa…
  • Không hút thuốc lá, tránh xa khói thuốc
  • Nếu công việc phải tiếp xúc với độc tố môi trường (ngành xây dựng, sản xuất than đá…) cần mặc đồ bảo hộ đầy đủ, cân nhắc nghỉ việc.

Chế độ ăn uống

   Người bệnh phổi mãn tính nên xây dựng chế độ ăn uống đa dạng, ưu tiên các loại rau củ quả sạch, tươi, nhiều màu sắc để đảm bảo cơ thể đủ dinh dưỡng. Tùy nhu cầu của cơ thể, bạn nên ăn 2-4 chén cơm một ngày, ăn đủ đạm, chất béo, hạn chế thực phẩm không có giá trị dinh dưỡng như rượu, bia, cà phê.

   Các chất béo có nguồn gốc từ cá, dầu thực vật cung cấp nguồn năng lượng dồi dào nên rất có lợi cho bạn. Để tăng cường sức khỏe các cơ hô hấp (cơ hoành, cơ liên sườn), người bệnh nên ăn thực phẩm giàu phốt pho, canxi, kali, magnesium như: Sữa, hải sản, các loại hạt như đậu phộng, hạt điều, rau má.

   Đồng thời, bạn lưu ý nên uống trung bình khoảng 2-3 lít nước/ngày để hạn chế táo bón, giúp làm loãng đờm.

 

Nên uống đủ từ 2 lít nước trở lên mỗi ngày

 

   Riêng người bệnh hen suyễn nên hạn chế các loại thực phẩm gây kích hoạt cơn hen cấp như:

  • Thực phẩm chứa Sulfit (hoa quả sấy khô, thực phẩm đông lạnh, đồ đóng hộp… )
  • Thực phẩm dễ gây dị ứng: Nhộng tằm, hải sản, lòng trắng trứng…

Tâm lý căng thẳng, stress

   Stress vừa là yếu tố kích hoạt cơn hen cấp, vừa ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tinh thần lẫn thể chất. Vì vậy, người bệnh phổi mãn tính nên giữ tinh thần lạc quan, suy nghĩ tích cực mọi việc.

   Hằng ngày, bạn có thể thư giãn tinh thần bằng cách ngồi thiền, đi bộ nhẹ nhàng, trồng cây cảnh, đọc sách…

Hoạt động thể chất

   Vận động thể chất không chỉ giúp cơ thể tăng cường trao đổi chất mà còn hỗ trợ khả năng thông khí cho người bệnh phổi mãn tính. Những bài tập hít thở sâu như thở chúm môi, thở cơ hoành đều rất phù hợp với bạn.

   Lưu ý, bạn chỉ nên lựa chọn bài tập nhẹ nhàng, tránh hoạt động gắng sức kích hoạt cơn khó thở. 

Hệ vi sinh vật

   Trong cơ thể chúng ta có đến 90% là tế bào của vi khuẩn. Chúng tham gia vào mọi quá trình từ chuyển hóa cho đến thải độc.

   Các lợi khuẩn ở đường ruột còn hoạt động như một bộ não thứ hai, vừa giúp tiêu hóa một số loại thực phẩm, sản xuất các vitamin và hormone thiết yếu, vừa tăng đáp ứng của cơ thể với thuốc.

 

Hệ vi sinh đường ruột có vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe

 

   Chúng hỗ trợ chống nhiễm khuẩn, kiểm soát lượng đường và mức cholesterol trong máu, giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, loãng xương.  

   Mà người bệnh phổi mãn tính dễ bị nhiễm trùng đường hô hấp, phải dùng kháng sinh thường xuyên. Loại thuốc này không chỉ tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh mà còn làm chết lợi khuẩn, dễ gây loạn khuẩn đường ruột. Lúc này, người bệnh có nguy cơ phải đối mặt với tình trạng rối loạn tiêu hóa như tiêu chảy, bụng khó chịu, chán ăn…

   Vì vậy, bạn nên bổ sung lợi khuẩn đường ruột bằng cách ăn thực phẩm probiotics (sữa chua Kefir, dưa bắp cải, kim chi…); tránh lạm dụng kháng sinh.

Giấc ngủ

   Giấc ngủ sâu ngon là khoảng thời gian để các tế bào trong cơ thể phục hồi lại năng lượng, sửa chữa tổn thương và thải độc. Nếu bạn ngủ không đủ giấc, chất lượng giấc ngủ giảm sút, cả sức khỏe thể chất lẫn tinh thần đều sụt giảm.

   Vốn dĩ, sức khỏe người bệnh phổi mãn tính đã yếu, lại ngủ không ngon giấc, họ càng mệt mỏi, suy kiệt hơn.

   Tuy nhiên, những cơn ho, đờm, khó thở do bệnh phổi mãn tính gây ra lại tác động đến giấc ngủ, khiến người bệnh khó ngủ, ngủ không sâu giấc, dễ tỉnh giấc. Vì vậy, bạn nên sử dụng thêm sản phẩm BoniDetox của Mỹ để kiểm soát tốt bệnh phổi mãn tính.

   Khi không còn bị ho, đờm, khó thở, bạn sẽ ngủ ngon, ngủ sâu giấc hơn. Theo đó, sức khỏe thể chất cũng tốt lên từng ngày.

 

Giấc ngủ ngon giúp cơ thể khỏe hơn

 

Ánh nắng mặt trời

   Ánh nắng tự nhiên của mặt trời có rất nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe bao gồm:

  • Kích thích cơ thể tổng hợp vitamin D, tốt cho sức khỏe xương khớp: Người bệnh phổi mãn tính chủ yếu là người có tuổi, dễ gặp các vấn đề về xương khớp như viêm đau khớp, thoái hóa khớp… Ánh nắng mặt trời giúp cơ thể tổng hợp vitamin D, từ đó sẽ giúp cải thiện sức khỏe xương khớp hiệu quả.
  • Tăng tổng hợp serotonin – một hormone hạnh phúc giúp cải thiện tâm trạng, mang lại cảm giác dễ chịu, sảng khoái.
  • Tiêu diệt vi khuẩn, virus, chống nhiễm trùng, tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.
  • Hỗ trợ cơ thể chữa lành vết thương, giúp giảm đau.

   Để đạt được những lợi ích trên, người bệnh phổi mãn tính nên tắm nắng khoảng 20 phút từ 6 giờ đến 9 giờ sáng mỗi ngày.

Phản ứng viêm

   Đối với người bệnh phổi mãn tính, phản ứng viêm xảy ra sẽ gây cơn ho, đờm, khó thở, làm giảm chất lượng cuộc sống. Vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo bạn nên kiểm soát tình trạng viêm, hạn chế nhiễm khuẩn, đặc biệt chú ý ăn sạch, uống sạch.

   Đến đây, hy vọng các bạn đã biết những yếu tố giúp người bệnh phổi mãn tính sống khỏe. Cách áp dụng các yếu tố trên cũng rất đơn giản. Vì vậy, bạn nên thực hiện chúng càng sớm càng tốt. Chúc các bạn sức khỏe.

 

XEM THÊM:

 

360.000

    Đặt hàng online





    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

    Báo chí nói về chúng tôi

    ĐĂNG KÝ TƯ VẤN
    Hotline: 1800 1044