Ai cần đi khám sàng lọc hen phế quản?

Nội dung chính

 

   Ở Việt Nam có khoảng 4 triệu người bị hen. Trong những năm gần đây, tỉ lệ hen phế quản càng ngày càng gia tăng do nhiều yếu tố. Đối với hen phế quản, nếu không được chẩn đoán hoặc điều trị sai lầm sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng.

 

Ai cần đi khám sàng lọc hen phế quản?

 

Tầm quan trọng của sàng lọc hen phế quản

Hạn chế nguy cơ tử vong do hen suyễn

   Hầu hết mọi người đều khá chủ quan khi nói đến các vấn đề về hô hấp. Theo WHO, ước tính có hơn 300 triệu người mắc hen phế quản mỗi năm, trong đó trên 250.000 bệnh nhân tử vong vì những biến chứng (tỷ lệ tử vong trung bình là 0,4-0,6%/100.000 dân). Khám sàng lọc hen phế quản giúp bệnh nhân phát hiện sớm bệnh và được điều trị đúng cách, từ đó làm giảm và ngăn ngừa cơn hen trở nặng, giảm nguy cơ tử vong.

Tránh hoặc giảm thiểu sự khó chịu do bệnh tật gây ra

   Bệnh hen phế quản gây ra nhiều triệu chứng khó chịu, ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng cuộc sống hàng ngày của bệnh nhân. Ví dụ: Bệnh nhân hen suyễn dễ bị tái phát cơn hen gây khó thở, khò khè nguy hiểm cho người bệnh nếu không có sự chuẩn bị tốt.

Chuyển sang lối sống lành mạnh và năng động hơn

   Mọi người đều có nguy cơ mắc bệnh hen suyễn, bất kể giới tính, quốc gia hay môi trường làm việc. Mặc dù không có hen không thể chữa khỏi nhưng nếu người bệnh biết cách điều trị đúng cách, có lối sống lành mạnh và phù hợp thì người bệnh vẫn có thể sinh hoạt bình thường, giúp nâng cao chất lượng cuộc sống.

 

Những ai cần đi khám hen phế quản?

Ở phần trên chúng ta đã biết được việc chẩn đoán sớm hen phế quản là cần thiết. Vậy có những ai cần phải sàng lọc hen phế quản? Để nắm được điều này, bạn hãy trả lời các câu hỏi dưới đây:

  • Bạn có bao giờ có cơn khò khè hoặc khò khè tái đi tái lại không?
  • Bạn có thường xuyên ho thường xuyên về đêm hoặc gần sáng gây thức giấc không?
  • Bạn có bị ho hoặc khò khè sau hoạt động thể lực không?
  • Bạn có bị khó thở liên tục theo một mùa nào nhất định trong năm không?
  • Bạn có ho, khò khè hoặc khó thở sau tiếp xúc với dị nguyên đường hô hấp (bụi nhà, nấm mốc…) hoặc các chất kích ứng (sơn, dầu, nước hoa…) không?
  • Có bao giờ bạn bị cảm lạnh dẫn đến viêm phổi hoặc kéo dài trên 10 ngày không?
  • Bạn có sử dụng bất cứ thuốc nào để điều trị khi có triệu chứng không? Nếu có thì có thường xuyên không?
  • Các triệu chứng của bạn có thuyên giảm khi được điều trị bằng các thuốc điều trị hen phế quản không?

 

Những việc cần làm khi khám sàng lọc hen phế quản

Khám lâm sàng

   Khám lâm sàng là bước đầu tiên và quan trọng khi khám sàng lọc hen phế quản. Các bác sĩ sẽ hỏi về các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh nhân, tiền sử dị ứng, tiền sử gia đình và môi trường sống. Tiếp theo, bệnh nhân sẽ được chỉ định các xét nghiệm thuộc chuyên khoa hô hấp. Khi tầm soát hai bệnh lý về phổi này, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện các xét nghiệm thuộc chuyên khoa hô hấp. Thông qua kết quả, bác sĩ sẽ có cái nhìn tổng quát về tình trạng hệ hô hấp của người khám, từ đó thực hiện các xét nghiệm tiếp theo chính xác hơn.

Đo chức năng hô hấp

   Bệnh nhân được đo hô hấp ký để chẩn đoán xác định bệnh hen suyễn và theo dõi sự tiến triển của bệnh. Thông thường bệnh nhân sẽ được làm test hồi phục phế quản. Nếu chức năng phổi cải thiện tốt sau khi dùng thuốc giãn phế quản thì bệnh nhân có khả năng cao bị hen suyễn.

Chụp X – quang phổi

   Xét nghiệm chụp X – quang phổi có vai trò quan trọng trong chẩn đoán phân biệt hen với các bệnh hô hấp khác như: lao nội phế quản, giãn phế quản…

   Khi chụp X-quang phổi, người thực hiện cần lưu ý không mặc quần áo có nút kim loại, hoặc đeo trang sức kim loại để tránh nhầm lẫn và chèn hình.

Một số thăm dò khác

  • Test kích thích phế quản: Test kích thích phế quản là một nghiệm pháp đánh giá khả năng đáp ứng của hệ thống phế quản đối với các yếu tố từ bên ngoài.
  • Các test dị ứng: Giúp phát hiện các tác nhân gây khởi phát cơn hen.
  • Đo nồng độ Oxit Nitric trong khí thở ra (FeNO): Giúp đánh giá mức độ viêm của đường hô hấp và mức độ đáp ứng điều trị với thuốc kháng viêm đường hít trong điều trị hen.

 

Phòng ngừa và hạn chế hen phế quản

   Do chưa có thuốc đặc trị nên việc phòng bệnh rất cần thiết. Những người mắc bệnh nên thực hiện:

  • Rèn luyện thể thao, giữ cho thân thể khỏe mạnh.
  • Tập thở theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Dinh dưỡng đầy đủ, khoa học.
  • Nên hạn chế thuốc lá và tránh khói thuốc lá.
  • Tránh khói và các loại khí gây khó thở, tránh tiếp xúc với khói bếp than.
  • Sống trong môi trường trường trong sạch; nhà cửa rộng rãi, thoáng mát.
  • Hạn chế tiếp xúc với chó, mèo.
  • Sử dụng BoniDetox của Mỹ.

 

BoniDetox –  Giải pháp giúp kiểm soát bệnh hen phế quản toàn diện

   BoniDetox là sản phẩm được sản xuất từ nhiều loại thảo dược tự nhiên giúp phục hồi chức năng hô hấp và bảo vệ phổi khỏi những tác nhân gây hại. Sản phẩm sẽ giúp giảm tình trạng khó thở, thở khò khè và ngăn ngừa những cơn hen cấp tái phát một cách hiệu quả.

 

BoniDetox của Mỹ.

 

   Các công dụng của BoniDetox có thể kể đến như:

  • Giúp giải độc phổi, loại bỏ các chất độc hại, tác nhân gây khởi phát cơn hen, phục hồi chức năng phổi bị tổn thương nhờ có baicalin chiết xuất từ hoàng cầm, cam thảo Italia, xuyên tâm liên và lá Ô liu.
  • Giúp giảm viêm, giảm ho đờm, khó thở, nâng cao chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân với lá bạch đàn, bồ công anh, tỳ bà diệp.
  • Giúp bảo vệ phổi khỏi các tác nhân gây độc mới nhờ thúc đẩy hoạt động của hệ thống lông chuyển và đại thực bào phế nang với xuyên bối mẫu và cúc tây.
  • Giúp tăng cường hoạt động của các tế bào tiêu diệt tự nhiên NK – yếu tố quan trọng trong hệ miễn dịch của phổi nhờ có Fucoidan (chiết xuất tảo nâu).

   Trên đây là thông tin về “ai cần đi khám sàng lọc hen phế quản?”. Mặc dù hen phế quản chưa thể điều trị hoàn toàn nhưng việc kiểm soát tốt bệnh sẽ giúp cải thiện chất lượng đáng kể cho bệnh nhân. Nếu còn bất kỳ điều gì cần tư vấn, mời bạn gọi đến tổng đài 1800.1044. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!

 

XEM THÊM:

 

360.000

    Đặt hàng online





    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

    Báo chí nói về chúng tôi

    ĐĂNG KÝ TƯ VẤN
    Hotline: 1800 1044
    tích điểm nhân quà