Bệnh xẹp phổi: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán, điều trị và phòng ngừa

Nội dung chính

 

   Phổi là cơ quan rất quan trọng trong cơ thể, đóng vai trò trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường bên ngoài. Khi phổi bị xẹp, hoạt động trao đổi khí trong cơ thể sẽ suy giảm gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe người bệnh. Vậy nguyên nhân gây ra bệnh xẹp phổi là gì? Bệnh có những dấu hiệu nhận biết nào? Làm sao để điều trị và phòng ngừa? Mời bạn theo dõi bài viết sau để trả lời những câu hỏi đó!

 

Bệnh xẹp phổi do nguyên nhân gì?

 

Xẹp phổi là bệnh gì?

   Xẹp phổi là bệnh lý xảy ra ở đường hô hấp khi phổi hoặc các thùy phổi bị xẹp một phần hoặc toàn bộ. Lúc này, khi cơ thể thực hiện động tác hít – thở, các phế nang không thể giãn nở như bình thường mà có chiều hướng bị xẹp (giảm thể tích) hoặc chứa đầy dịch.

   Tùy thuộc vào nguyên nhân gây xẹp phổi, lượng mô phổi bị xẹp có thể khác nhau. Xẹp phổi làm suy yếu việc trao đổi oxy và carbon dioxide trong phổi.

 

Nguyên nhân gây ra xẹp phổi là gì?

   Xẹp phổi có thể do tắc nghẽn đường thở hoặc do áp lực từ bên ngoài phổi (không tắc nghẽn). Cụ thể:

Nguyên nhân do tắc nghẽn

   Tắc nghẽn ở bất kỳ vị trí nào trên đường thở đều ngăn chặn không khí vào phế nang, khiến phế nang bị xẹp.

   Các nguyên nhân gây tắc nghẽn đường thở thường gặp là:

  • Tích tụ chất nhầy trong đường hô hấp: Đây là nguyên nhân thường gặp gây xẹp phổi. Thực chất, các chất nhầy trong đường hô hấp chính là dịch tiết phế quản (hay còn gọi là đờm). Chúng có nhiệm vụ bẫy, bắt giữ và tiêu diệt tác nhân lạ nhằm bảo vệ phổi. Tuy nhiên, trong một số trường hợp (như hen phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, viêm phổi, sau phẫu thuật,…) thì đờm sẽ được sản sinh nhiều hơn và đặc quánh gây tắc nghẽn đường thở.
  • Hít phải dị vật: Thường gặp ở người già hoặc trẻ em. Dị vật lọt vào khí quản có thể gây tắc nghẽn khí quản. ngoài ra, nếu dị vật ở thực quản quá lớn, chèn ép sang khí quản cũng gây tắc nghẽn khí quản.
  • Khối u trong khí quản hoặc thực quản: Đây cũng là nguyên nhân gây tắc nghẽn khí quản mà bạn cần lưu ý.

Nguyên nhân không do tắc nghẽn

   Một số nguyên nhân gây xẹp phổi không phải do tắc nghẽn là:

  • Chấn thương vùng ngực: Ví dụ té ngã, tai nạn giao thông,… Những tai nạn này gây tác động mạnh vào vùng ngực có thể khiến phổi của bạn bị xẹp một phần hoặc toàn bộ. Ngoài ra, việc bạn không dám thở sâu do đau cũng là nguyên nhân dẫn đến xẹp phổi.
  • Tràn dịch màng phổi: Lượng dịch trong khoang màng phổi nhiều bất thường gây ảnh hưởng đến khả năng trao đổi khí của phổi và chèn ép vào các phế nang gây xẹp phế nang.

 

Tràn dịch màng phổi là nguyên nhân gây xẹp phổi

 

  • Tràn khí màng phổi: Tương tự như tràn dịch màng phổi, khoang màng phổi chứa quá nhiều khí dễ gây xẹp phổi do chèn ép phế nang và ảnh hưởng đến khả năng trao đổi khí của phổi.
  • Sau phẫu thuật: Khi phẫu thuật, bệnh nhân thường được gây mê toàn thân. Việc gây mê như vậy làm thay đổi cách hô hấp và ảnh hưởng đến khả năng trao đổi khí ở phổi, khiến các phế nang trong phổi bị xẹp xuống.
  • Sẹo mô phổi: Sẹo thường hình thành sau khi bệnh nhân bị chấn thương, phẫu thuật hoặc là hậu quả của các bệnh liên quan đến phổi. Các mô phổi bị tổn thương và hình thành sẹo sẽ ảnh hưởng đến khả năng phồng của các phế nang, gây xẹp phổi.
  • Có khối u ở phổi: Các khối u ở phổi với kích thước lớn sẽ chèn ép và làm xẹp phổi.
  • Xơ nang: Là tình trạng các phế nang bị xơ cứng, đàn hồi kém, dễ bị bục vỡ gây xẹp phổi.

 

Các đối tượng nào có nguy cơ bị xẹp phổi cao?

   Bệnh xẹp phổi có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, những đối tượng sau có nguy cơ cao hơn:

  • Trẻ nhỏ hơn 3 tuổi hoặc người già trên 60 tuổi.
  • Sinh non, phổi phát triển không đầy đủ.
  • Hút thuốc lá trong thời gian dài.
  • Mắc các bệnh lý đường hô hấp mạn tính như hen phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD),…
  • Từng bị các chấn thương tác động trực tiếp vào thành ngực.
  • Từng phẫu thuật và phải gây mê toàn thân trong thời gian gần đây.
  • Ngủ không đúng tư thế hoặc phải nằm trên giường trong thời gian dài.
  • Thở nông do bất kỳ nguyên nhân nào: Do tác dụng phụ của thuốc, đau dạ dày, gãy xương sườn,…
  • Yếu cơ hô hấp do loạn dưỡng cơ, tổn thương tủy sống hoặc bệnh thần kinh cơ.
  • Béo phì.

 

Người hút thuốc lá có nguy cơ xẹp phổi cao

 

Các triệu chứng bệnh xẹp phổi

   Tùy vào mức độ xẹp phổi mà các triệu chứng của bệnh nhân sẽ khác nhau. Những bệnh nhân bị xẹp phổi nhẹ, chỉ có một vài phế nang bị xẹp thì thường không có bất kỳ triệu chứng nào.

   Khi phổi bị xẹp nhiều hoặc tiến triển bệnh diễn ra nhanh chóng, người bệnh có thể có những triệu chứng sau:

  • Khó thở: Ban đầu, bệnh nhân chỉ thấy nặng phần ngực, dần dần thì cảm giác khó thở rõ ràng hơn.
  • Nhịp thở dồn dập.
  • Đau tức ngực, đặc biệt khi hít thở sâu hoặc ho.
  • Tăng nhịp tim.
  • Da, môi, móng tay hoặc móng chân tím tái do thiếu oxy.

   Nếu xẹp phổi đi kèm với viêm phổi, bệnh nhân có thêm các triệu chứng như:

  • Sốt cao.
  • Ho nhiều.
  • Các cơn đau tức ngực diễn ra với tần suất dày hơn.
  • Người mệt mỏi.

 

Điều trị xẹp phổi như thế nào?

   Việc điều trị xẹp phổi sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh và tình trạng của bệnh nhân.

  • Nếu bệnh nhân chỉ bị xẹp một vùng nhỏ của phổi, một vài phế nang thì có thể tự thuyên giảm mà không cần điều trị.
  • Bệnh nhân bị xẹp do bệnh lý thì phải kiểm soát các bệnh đó.
  • Nếu bệnh nhân bị xẹp phổi do khối u thì phương pháp điều trị thường là loại bỏ hoặc làm nhỏ khối u bằng phẫu thuật, hóa trị hay xạ trị.

   Ngoài ra, một số phương pháp điều trị khác thường được sử dụng là:

  • Vật lý trị liệu: Nhằm giúp bệnh nhân hít thở sâu sau khi phẫu thuật để tái mở rộng mô phổi bị xẹp và làm sạch dịch tiết. Các kỹ thuật thường được sử dụng là ho, bài tập thở sâu, vỗ tay vào thành ngực ở vị trí bị xẹp, định vị cơ thể ở tư thế đầu thấp hơn ngực hoặc bổ sung oxy,…
  • Thuốc: Giúp làm lỏng chất nhầy, mở rộng khí quản.
  • Hút dịch nhầy trong đường thở hoặc nội soi phế quản: Để loại bỏ các tác nhân gây tắc nghẽn đường dẫn khí.

 

Nội soi phế quản giúp loại bỏ tác nhân gây tắc nghẽn đường dẫn khí

 

Phòng ngừa bệnh xẹp phổi

   Dưới đây là một số biện pháp phòng ngừa xẹp phổi bạn nên tham khảo:

  • Để những vật nhỏ xa tầm tay trẻ em.
  • Ngừng hút thuốc lá.
  • Đeo khẩu trang, đồ bảo hộ khi tiếp xúc hoặc làm việc trong môi trường ô nhiễm, khói bụi.
  • Chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh, đầy đủ chất dinh dưỡng.
  • Không nên tiếp xúc những chất có nguy cơ gây dị ứng và hạn chế tiếp xúc môi trường, hóa chất độc hại.
  • Luyện tập thể thao giúp tăng cường chức năng phổi, tăng cường sức đề kháng.
  • Kiểm soát tốt các bệnh lý đường hô hấp mạn tính như: Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hen phế quản,… Bạn nên tham khảo sản phẩm BoniDetox của Mỹ. BoniDetox có thành phần toàn diện gồm các thảo dược giúp bảo vệ phổi, giải độc phổi, đồng thời giúp giảm ho, long đờm, làm thông thoáng đường thở và tăng cường sức đề kháng phổi, giảm nguy cơ mắc ung thư phổi. Khi các bệnh lý này ổn định, nguy cơ mắc xẹp phổi cũng sẽ được giảm thiểu.
  • Khám sức khỏe định kỳ và khi thấy có các dấu hiệu bất thường ở phổi.

 

BoniDetox giúp kiểm soát các bệnh lý hô hấp mạn tính

 

   Mong rằng bài viết này đã giúp bạn đọc nắm được các thông tin về bệnh xẹp phổi. Nếu còn bất kỳ thắc mắc gì, mời bạn gọi đến tổng đài 1800.1044 để được các dược sĩ tư vấn. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!

 

XEM THÊM:

360.000

    Đặt hàng online





    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

    Báo chí nói về chúng tôi

    ĐĂNG KÝ TƯ VẤN
    Hotline: 1800 1044
    tích điểm nhân quà