Các phòng ngừa bệnh bụi phổi bông cho công nhân ngành may mặc

Nội dung chính

 

   Bụi phổi bông là một bệnh phổi nghề nghiệp, thường gặp ở các công nhân tiếp xúc với  bụi bông, lanh, gai, sợi,… Bệnh này khiến người mắc bị tức ngực, khó thở và gây ra nhiều biến chứng nếu không được điều trị kịp thời. Vậy bụi phổi bông là bệnh gì? Bệnh có những dấu hiệu nhận biết nào? Làm cách nào để các công nhân ngành may mặc phòng ngừa được bệnh này? Mời bạn theo dõi bài viết sau!

 

Bệnh bụi phổi bông có những biểu hiện nào?

 

Bệnh bụi phổi bông là gì?

   Bệnh bụi phổi bông là một bệnh phổi nghề nghiệp, đặc trưng bởi co thắt phế quản do tiếp xúc với bụi bông, đay, gai và lanh trong quá trình lao động.

   Đây là bệnh gặp nhiều ở những nước phát triển ngành công nghiệp dệt may nhưng điều kiện bảo hộ lao động chưa đảm bảo. Ở Việt Nam, bệnh này nằm trong danh sách 35 bệnh nghề nghiệp và thuộc nhóm bệnh bụi phổi phổ biến.

 

Dấu hiệu nhận biết bệnh bụi phổi bông

Các triệu chứng bệnh bụi phổi bông có sự khác biệt theo 2 giai đoạn:

Giai đoạn đầu:

   Biểu hiện đặc trưng của bệnh là Hội chứng ngày thứ hai:

  • Vào ngày làm việc đầu tiên sau ngày nghỉ (thường là thứ hai), bệnh nhân bị tức ngực, khó thở vào cuối ngày hoặc sau khoảng 4 – 6 giờ làm việc.
  • Triệu chứng này sẽ giảm hoặc hết vào những ngày sau và lặp lại vào ngày đầu ở tuần làm việc sau.
  • Bác sĩ khám phổi sẽ thấy có ran rít, ran ngáy. Triệu chứng giảm sau khi được dùng thuốc giãn nở phổi.

Giai đoạn sau:

  • Người mắc bệnh bụi phổi bông thấy khó thở tăng dần và thường xuyên hơn, xuất hiện ở cả những ngày còn lại của tuần làm việc.
  • Ngoài ra, bệnh nhân còn có thể bị ho, khô miệng, mệt mỏi, nhức đầu đặc biệt là sốt. Các triệu chứng này thường xuất hiện và biến mất trong thời gian từ 3 – 6 giờ.
  • Nếu bệnh nhân vẫn tiếp tục làm việc trong ngành sợi bông thời gian dài (khoảng từ 10 – 20 năm), bệnh có thể không hồi phục được và tiến triển thành suy hô hấp, giãn phế nang hoặc phế quản.

 

Người bệnh có thể bị suy hô hấp nếu tiếp tục làm việc trong thời gian dài

 

Nguyên nhân gây ra bệnh bụi phổi bông

   Nguyên nhân gây bệnh thường là bụi bông, đây là loại bụi thực vật dạng sợi.

   Bụi bông có thành phần rất phức tạp, bao gồm:

  • Sợi bông (cellulose).
  • Các thành phần khác của cây bông (thân, lá, vỏ bông, vỏ quả, lá bẹ).
  • Thành phần đất nơi trồng bông.
  • Các vi sinh vật.

   Hiện nay, người ta chưa xác định được rõ yếu tố nào trong bụi bông gây ra bệnh. Ngoài bụi bông, bụi lanh, gai, bụi cây dứa kéo sợi cũng là tác nhân gây ra bệnh bụi phổi bông. Bụi đay là bụi ít có nguy cơ gây ra bụi phổi bông nhất.

 

Các đối tượng có nguy cơ mắc phải bệnh bụi phổi bông

   Các đối tượng sau có nguy cơ mắc bệnh bụi phổi bông cao là:

  • Làm trong các công đoạn phải tiếp xúc và sơ chế sợi bông như: Cán hạt bông, đóng kiện bông, bộ phận cào, xé bông, chải bông, ghép và kéo sợi thô, máy sợi con, xe và dệt vải.
  • Làm việc tại các cơ sở sử dụng bông tái sinh, do bông bị nhiễm bẩn bởi vi sinh vật rất nặng nề.
  • Trong công nghiệp chế biến và kéo sợi lanh – gai, dứa sợi, bụi phát sinh nhiều ở bộ phận làm mềm, chải và kéo sợi.

 

Chẩn đoán bệnh bụi phổi bông

   Để chẩn đoán bệnh bụi phổi bông, các bác sĩ sẽ dựa vào các phương pháp sau:

Khám lâm sàng

  • Tiền sử bệnh.
  • Nghề nghiệp.
  • Triệu chứng bệnh.

Xét nghiệm

  • Đo thông khí phổi: Để kiểm tra sự tắc nghẽn luồng thông khí phổi và giảm thông khí. Nếu bệnh nhân bị rối loạn thông khí không thể hồi phục được thì được đánh giá là đã mất khả năng lao động.
  • Phản ứng với methacholine: Mạnh.
  • Chụp X – quang phổi: Phát hiện tăng sáng ở phổi do bị khó thở gây ứ khí. Nếu bệnh nhân bị bệnh bụi phổi bông giai đoạn sau, hình ảnh X – quang phổi sẽ gần giống với viêm phế quản mãn tính, giãn phế nang hoặc khí phế thũng.

   Hiện nay chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu bệnh này. Các bác sĩ sẽ chủ yếu sử dụng thuốc giãn phế quản dạng khí dung và thuốc kháng histamin.

 

Hình ảnh X – quang phổi có tăng sáng ở phổi do ứ khí

 

Phòng ngừa bệnh bụi phổi bông

Đối với doanh nghiệp, nhà sản xuất

  • Đảm bảo điều kiện sản xuất nhà máy phải có hệ thống lọc bụi, thông gió, hút bụi,…
  • Có bộ phận giám sát môi trường lao động để kịp thời phát hiện sai sót trong quá trình sản xuất.
  • Khám tuyển công nhân, người lao động khi tuyển dụng kỹ lưỡng cũng như tổ chức tái khám định kỳ.
  • Trang bị dụng cụ bảo hộ cho người lao động làm việc trong môi trường có nhiều khói bụi.

Đối với người lao động

  • Tuân theo các quy định an toàn khi làm việc tại các phân xưởng dệt may, gia công.
  • Mang đồ bảo hộ lao động, đeo khẩu trang đúng quy định.
  • Chủ động giải độc phổi bằng sản phẩm BoniDetox của Mỹ.

 

BoniDetox của Mỹ – Bí quyết giải độc phổi hiệu quả

 BoniDetox là sản phẩm được nhập nguyên lọ từ Mỹ, có công thức toàn diện gồm:

  • Nhóm thảo dược giúp bảo vệ phổi khỏi tác nhân gây bệnh: Cúc tây, xuyên bối mẫu. Hai thảo dược này có tác dụng giúp làm sạch phổi, bảo vệ phổi trước sự tấn công khói thuốc lá, bụi bẩn, ô nhiễm không khí, hoá chất độc hại…
  • Nhóm thảo dược giúp giải độc phổi khi phổi bị nhiễm độc: Xuyên tâm liên, cam thảo Italia, Baicalin (hoàng cầm), lá ô liu. Nhóm thảo dược này có tác dụng giúp giải độc phổi, loại bỏ các độc tố tích tụ trong phổi, bảo vệ tế bào phổi trước các gốc tự do, đồng thời giúp phục hồi các tế bào phổi bị tổn thương hiệu quả.
  • Nhóm thảo dược giúp giảm các triệu chứng ho – đờm – khó thở: Tỳ bà diệp, lá Bạch đàn, bồ công anh.
  • Thảo dược giúp tăng cường sức đề kháng phổi, giảm nguy cơ mắc ung thư phổi: Fucoidan được chiết xuất từ tảo nâu Nhật Bản.

   Với công thức toàn diện này, BoniDetox là sản phẩm duy nhất trên thị trường vừa giúp bảo vệ phổi khỏi những tác nhân gây độc mới, vừa giúp giải độc phổi, loại bỏ những chất độc đã tích tụ trong phổi, vừa giúp phòng ngừa ung thư phổi cũng như giảm nhanh triệu chứng đờm, ho, khó thở cho bệnh nhân.

 

Thành phần, tác dụng của BoniDetox

 

   Đặc biệt, BoniDetox được sản xuất tại nhà máy J&E International (Mỹ). Nhà máy này sử dụng công nghệ  microfluidizer. Đây là công nghệ hiện đại bậc nhất thế giới, giúp tạo ra các phân tử hạt có kích thước siêu nano (<70nm). Vì vậy, các thành phần thảo dược trong BoniDetox được hấp thu tối đa vào cơ thể, hiệu quả thu được là cao nhất.

   Mong rằng qua bài viết này, bạn đã hiểu rõ hơn về bệnh bụi phổi bông và các biện pháp phòng ngừa bệnh. Nếu bạn thấy mình có các dấu hiệu trên thì hãy đến các trung tâm y tế uy tín để được chẩn đoán và có phương hướng điều trị kịp thời. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc gì về sản phẩm BoniDetox của Mỹ, mời gọi đến tổng đài 1800.1044 để được các  dược sĩ tư vấn tận tình. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!

 

XEM THÊM:

 

360.000

    Đặt hàng online





    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

    Báo chí nói về chúng tôi

    ĐĂNG KÝ TƯ VẤN
    Hotline: 1800 1044
    tích điểm nhân quà