Béo phì – yếu tố ảnh hưởng tiêu cực đến chức năng hô hấp của con người

Nội dung chính

 

    Chúng ta đều biết rằng, béo phì là điều không tốt đối với sức khỏe con người, trong đó có hệ hô hấp. Người ta đã chỉ ra có nhiều tác động khác nhau của việc thừa cân, béo phì đến chức năng hô hấp. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, mời bạn theo dõi bài viết sau đây.

 

Béo phì ảnh hưởng đến đường hô hấp như thế nào?

 

Những con số biết nói về mối liên hệ giữa béo phì và bệnh phổi

     Tỷ lệ béo phì có xu hướng ngày càng tăng, đặc biệt là ở các nước phát triển. Tại Hoa Kỳ, khoảng 40% dân số trưởng thành gặp tình trạng này. Sự gia tăng đột ngột tỷ lệ béo phì cũng đã ảnh hưởng đến số người mắc các bệnh phổi khác nhau.

     Béo phì có tác động tiêu cực đến bệnh hen suyễn, ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn, hội chứng giảm thông khí do béo phì (OHS), tăng huyết áp phổi, hội chứng suy hô hấp cấp tính (ARDS) và bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD). Béo phì làm tăng khả năng nhiễm trùng đường hô hấp và nhập viện khi mắc bệnh hô hấp so với những người có cân nặng khỏe mạnh.

     Ví dụ như với bệnh  hen suyễn, một phân tích tổng hợp liên quan đến hơn 300.000 người trưởng thành cho thấy bệnh béo phì và hen suyễn có liên quan với nhau, đồng thời nguy cơ mắc bệnh hen suyễn tăng lên khi chỉ số BMI tăng. Có khoảng 250.000 trường hợp mắc bệnh hen suyễn mới mỗi năm ở Hoa Kỳ có liên quan đến béo phì.

    Tỷ lệ béo phì ở những bệnh nhân mắc phổi tắc nghẽn mạn tính COPD cũng cao hơn so với những người không mắc COPD.

     Ở người, có hai mô hình phân phối mỡ chính là:

  • Béo phì trung tâm (android): Mỡ tích tụ tăng lên ở ngực, bụng và các cơ quan nội tạng, cơ thể giống hình quả táo.
  • Béo phì ngoại vi (gynoid): Mỡ tích tụ tập trung ở hông, đùi và các chi, mô dưới da, cơ thể giống hình quả lê.

 

Hai mô hình phân bố mỡ chính ở người béo phì

 

    Trong đó, béo phì trung tâm có khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến cơ chế phổi hơn là béo phì ngoại vi. Bởi béo phì trung tâm có biểu hiện là tăng mỡ ở nội tạng, điều này có liên quan trực tiếp đến chức năng phổi.

 

Béo phì ảnh hưởng đến chức năng hô hấp như thế nào?

     Béo phì ảnh hưởng đến chức năng hô hấp theo các cách như sau:

  • Chất béo tích tụ ở trung thất và khoang bụng làm thay đổi độ giãn nở của phổi, thành ngực và toàn bộ hệ thống hô hấp. Điều đó góp phần gây ra và làm nặng thêm tình trạng thở khò khè, khó thở.
  • Áp lực trong ổ bụng và màng phổi tăng nhẹ bởi chuyển động đi xuống của cơ hoành và chuyển động ra ngoài của thành ngực bị hạn chế khi chất béo tích tụ trong khoang ngực và bụng. Điều này làm giảm đáng kể cả thể tích dự trữ thở ra (ERV) và thể tích nghỉ của phổi, được gọi là dung tích cặn chức năng (FRC).
  • Làm hạn chế sự phát triển của phổi và đường thở ở trẻ em. Điều này dẫn đến phổi ở trẻ bị béo phì phát triển kém hơn và chức năng hô hấp cũng kém hơn so với trẻ không bị béo phì.
  • Khiến người bệnh hen khó kiểm soát triệu chứng, tăng tỷ lệ nhập viện (bệnh nhân hen có thể trạng béo phì có tỷ lệ nhập viện cao gấp 5 lần so với người bệnh có chỉ số BMI bình thường), giảm chất lượng cuộc sống và tăng nguy cơ tử vong.
  • Các tác động cơ học của béo phì làm hẹp và đóng đường thở.
  • Làm tăng phản ứng đường thở (AHR), từ đó làm tăng nguy cơ khởi phát các triệu chứng của bệnh hen suyễn. Một nghiên cứu tìm hiểu mối quan hệ giữa béo phì và AHR ở hơn 7.000 người trưởng thành cho thấy nguy cơ mắc AHR tăng lên khi chỉ số khối cơ thể BMI tăng.
  • Giảm khả năng đáp ứng với thuốc giãn phế quản. Thuốc giãn phế quản có tác dụng giúp làm giảm sức cản của đường hô hấp và tăng luồng khí đến phổi, cải thiện tình trạng khó thở trong bệnh hen suyễn, viêm phế quản mạn tính, phổi tắc nghẽn mạn tính…
  • Ảnh hưởng đến sự phân bố thông khí và tưới máu từng vùng trong phổi: Sự phân bố thông khí bình thường bị thay đổi ở bệnh nhân béo phì, dẫn đến sự không phù hợp giữa thông khí và tưới máu, có thể làm giảm chỉ số PaO2 (phân áp oxy máu động mạch).
  • Tăng nguy cơ viêm đường thở: Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy mô mỡ là vị trí và nguồn gốc của tình trạng viêm mãn tính có liên quan đến bệnh đường thở và chức năng phổi bất thường.

 

Béo phì có thể làm giảm khả năng đáp ứng với thuốc giãn phế quản

 

     Như vậy, béo phì gây ra nhiều tác động tiêu cực đến chức năng của hệ hô hấp. Vì vậy, người béo phì nên giảm cân ngay từ bây giờ, đặc biệt nếu họ đang mắc các bệnh lý đường hô hấp như hen suyễn, viêm phế quản mạn tính, phổi tắc nghẽn mạn tính… Vậy nhưng, giảm cân như thế nào là đúng cách?

 

Nguyên tắc giảm cân an toàn, hiệu quả

     Có nhiều phương pháp giúp giảm cân khác nhau, bạn có thể lựa chọn phương pháp phù hợp với mình. Tuy nhiên, bạn cần nắm được những nguyên tắc như sau:

  • Giảm cân từ từ: Giảm cân là một quá trình lâu dài và cần sự kiên trì. Hãy chuẩn bị tâm lý và quyết tâm cho việc thay đổi lối sống và thói quen ăn uống. Bạn tuyệt đối không nên lựa chọn các phương pháp giảm cân cấp tốc vì nó có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe.
  • Cần đảm bảo lượng calo bạn đưa vào cơ thể qua đường ăn uống vào thấp hơn lượng calo bạn tiêu thụ hàng ngày bằng cách ăn ít calo hơn, tăng cường hoạt động thể chất hoặc kết hợp cả hai.
  • Có chế độ ăn uống cân đối và lành mạnh: Tăng cường ăn nhiều rau, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, thịt gà không da, cá, trứng và sản phẩm từ sữa ít béo. Hạn chế đồ ăn nhanh, thức ăn chế biến sẵn, đồ ăn giàu tinh bột và đồ ngọt có nhiều đường..
  • Ăn với lượng vừa phải, ăn chậm và ăn cho đến khi thấy đủ, không ăn quá no, không ăn đêm.
  • Tăng cường hoạt động thể chất, tập thể dục đều đặn hàng ngày.
  • Ngủ đủ giấc và giảm căng thẳng.

 

Người béo phì nên tăng cường ăn rau

 

     Như vậy, béo phì không tốt cho sức khỏe của chúng ta, trong đó có chức năng của hệ hô hấp. Vì vậy, hãy giảm cân đúng cách ngay từ bây giờ nhé!

 

XEM THÊM:

 

360.000

    Đặt hàng online





    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

    Báo chí nói về chúng tôi

    ĐĂNG KÝ TƯ VẤN
    Hotline: 1800 1044
    tích điểm nhân quà