Bị hen suyễn uống thuốc gì? Giải pháp nào là tốt nhất?

Nội dung chính

 

    Người bạn đồng hành thân thiết của bệnh nhân hen suyễn chính là những ống thuốc xịt, những viên thuốc uống hàng ngày. Việc tuân thủ điều trị là điều kiện cần để kiểm soát bệnh hen suyễn. Nếu không, các cơn hen sẽ xuất hiện ngày càng nhiều, mức độ nặng của mỗi cơn hen sẽ ngày càng nghiêm trọng. Vậy, bị hen suyễn uống thuốc gì? Giải pháp nào là tốt nhất? Câu trả lời cùng những thông tin về căn bệnh này sẽ được trình bày chi tiết trong bài viết ngay sau đây. Mời các bạn cùng đón đọc. 

 

Bị hen suyễn uống thuốc gì? 

 

Bệnh hen suyễn là gì?

   Hen suyễn là tên thường gọi của bệnh hen phế quản – Một bệnh lý viêm mạn tính tại đường hô hấp. Bệnh gặp ở cả trẻ em và người lớn, chiếm tỷ lệ cao trong số các bệnh lý tại phổi, số người mắc bệnh đang có xu hướng ngày càng gia tăng. Ngày nay, các yếu tố thúc đẩy bệnh tiến triển ngày càng nhiều khiến hen suyễn đang thực sự trở thành vấn đề nghiêm trọng đối với toàn xã hội. 

   Bệnh có sự tăng phản ứng tại phế quản (đường dẫn khí) trước các kích thích khác nhau. Khi bị kích thích, cơ trơn phế quản nhanh chóng bị co thắt, niêm mạc phế quản phù nề, đờm nhầy tăng lên khiến người bệnh khó thở đột ngột, thở rít, khò khè… Lúc này, người bệnh cần được dùng thuốc phù hợp ngay lập tức để tránh những hậu quả nghiêm trọng. 

 

(A) Phế quản bình thường, B (Phế quản của người bệnh hen suyễn) và C (Phế quản khi lên cơn hen suyễn)

 

   Để biết hen suyễn uống thuốc gì và dùng như thế nào, trước hết bạn nên nắm được nguyên nhân gây ra và các yếu tố thúc đẩy khiến bệnh nặng hơn là gì? 

 

Nguyên nhân bệnh hen suyễn là gì?

 Nguyên nhân gây bệnh hen suyễn đến nay vẫn chưa được lý giải một cách tường tận. Nhưng cơ địa dị ứng chính là yếu tố tiền đề của bệnh hen suyễn.  Còn các yếu tố ảnh hưởng đến bệnh hen phế quản được chia  thành hai loại, đó là yếu tố cá thể và yếu tố từ môi trường.

Yếu tố mang tính cá thể 

– Thừa cân, béo phì: Nghiên cứu chỉ ra rằng, người béo phì có nguy cơ mắc hen suyễn cao hơn, khi đã bị bệnh thì mức độ cũng nặng hơn so với những người đạt cân nặng tiêu chuẩn. 

– Gen: Mối liên hệ giữa yếu tố gen và bệnh hen suyễn rất phức tạp. Theo các nhà khoa học gen quyết định cơ địa dị ứng và gen quyết định tính tăng phản ứng của phế quản. 

– Yếu tố giới tính: Ở trẻ dưới 14 tuổi, tỷ lệ mắc hen suyễn của nam cao hơn nữ rất nhiều. Tuy nhiên, khi trưởng thành, tỷ lệ mắc hen suyễn của nữ lại cao hơn nam. 

 

Bệnh hen suyễn có liên quan đến yếu tố gen và giới tính

 

Yếu tố môi trường

  Các yếu tố sau là nguyên nhân gây kích hoạt và/hoặc làm bệnh hen suyễn nặng hơn. Đó là: 

Dị nguyên: Là yếu tố hàng đầu gây khởi phát cơn hen phế quản. Mỗi người bệnh sẽ đặc biệt nhạy cảm với một số dị nguyên khác nhau. Các dị nguyên thường gặp nhất đó là: Bụi nhà, các loại lông động vật, gián, nấm, ẩm mốc, phấn hoa, các loại nấm, bụi mịn…

Một số dị nguyên như lông động vật sẽ gây cơn hen phế quản

 

Khói thuốc lá: Khói thuốc lá là yếu tố gây kích hoạt cơn hen suyễn thường gặp. Không chỉ có vậy, khói thuốc lá còn là tác nhân hàng đầu khiến phổi bị tổn thương, nhiễm độc, khiến đường thở trở nên nhạy cảm hơn. Từ đó, các cơn hen xuất hiện ngày một nhiều hơn, mức độ mỗi lần lên cơn hen sẽ ngày càng nặng nề, các tổn thương trong phổi cũng ngày càng lớn hơn. 

 

Khói thuốc dễ gây khởi phát cơn hen và làm bệnh ngày càng nặng hơn

 

– Không khí ô nhiễm: Các chất độc hại trong không khí ô nhiễm khiến phổi bị nhiễm độc và suy yếu. Vì vậy, những người thường xuyên sống hoặc làm việc trong môi trường ô nhiễm, bệnh hen suyễn sẽ tiến triển nặng đi nhanh chóng. Đồng thời, trong không khí ô nhiễm cũng chứa nhiều dị nguyên gây kích hoạt cơn hen. 

  Một số yếu tố khác cũng góp phần thúc đẩy khiến bệnh ngày càng nặng đi, đó là: Nhiễm trùng đường hô hấp, gia đình đông người, điều kiện kinh tế thấp kém, hoặc do tác dụng không mong muốn của thuốc. 

    Có thể thấy, hiện tại, tình trạng phổi bị nhiễm độc bởi khói thuốc hay các chất độc hại trong không khí ô nhiễm là nguyên nhân chính khiến bệnh hen suyễn ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn. 

 

Bị hen suyễn uống thuốc gì?

  Các thuốc điều trị hen suyễn được chia làm hai nhóm: Thuốc dùng khi có cơn hen và thuốc dùng trong giai đoạn ổn định. 

Các thuốc điều trị hen suyễn giai đoạn ổn định

   Khi không có cơn hen, người bệnh vẫn cần dùng các thuốc hàng ngày để kiểm soát bệnh. Các thuốc đó là: 

– Corticosteroid dạng hít có tác dụng chống viêm, gồm các thuốc:  flnomasone (Flonase, Flovent HFA), budesonide (Pulmicort Flexhaler, Rhinocort), flunisolide (Aerospan HFA), ciclesonide (Alvesco, Omnaris, Zetonna), beclometason furoate (Arnuity Ellipta). Vì dùng dạng hít nên tác dụng phụ của thuốc sẽ ít hơn so với khi dùng dạng uống. 

– Thuốc đối kháng Leukotriene: Montelukast (Singulair), zafirlukast (Accolate) và zileuton (Zyflo): Các thuốc này có thể gây một số phản ứng tâm lý như nóng nảy, ảo giác, có ý định tự tử… Nếu gặp  một trong những hiện tượng trên, bạn cần báo ngay cho bác sĩ điều trị để có hướng điều chỉnh phù hợp. 

– Thuốc chủ vận β2 tác dụng dài: Salmeterol (Serevent) và formoterol (Foradil, Perforomist), giúp giãn cơ trơn phế quản, mở rộng đường thở. 

– Dẫn xuất Cromones: Cromoglycate natri và nedocromil natri có tác dụng ổn định màng tế bào mast, nhờ đó ngăn chặn được sự phóng thích hoạt chất trung gian từ các tế bào này và cắt bỏ giai đoạn sớm của đáp ứng viêm trong hen. Tuy nhiên, hoạt tính chống viêm của nhóm thuốc này khá yếu. 

– Theophylline dạng viên giải phóng chậm: Là thuốc uống hàng ngày giúp giãn phế quản

– Thuốc dạng kết hợp chống viêm và giãn cơ trơn phế quản: Budesonide-formoterol (Symbicort), fluticasone-salmeterol (Advair Diskus), formoterol-mometasone (Dulera).

   Trong đó, thuốc kiểm soát hen phế quản thường dùng nhất là glucocorticoid dạng hít. Dựa trên cơ sở mức độ kiểm soát hen phế quản của người bệnh mà việc hen suyễn uống thuốc gì, liều như thế nào sẽ được bác sĩ chỉ định cụ thể. Người bệnh không được tự ý tăng, giảm liều hay đổi thuốc. 

 

Glucocorticoid dạng hít là thuốc thường dùng để kiểm soát bệnh hen suyễn

 

Các thuốc điều trị hen suyễn khi lên cơn hen suyễn

   Khi có cơn hen hoặc dấu hiệu báo trước cơn hen như ho khan, tức ngực, người bệnh cần dùng ngay các thuốc cắt cơn. Cơn hen suyễn được chia làm 4 cấp độ khác nhau là nhẹ, trung bình, nặng và rất nặng. Tùy vào từng cấp độ mà người bệnh được chỉ định các loại thuốc khác nhau. 

– Cơn hen suyễn mức độ nhẹ: Hít hoặc khí dung thuốc giãn phế quản (Salbutamol (ventolin)) ngay lập tức với liều 200 – 400mcg/lần x 3 lần/24 giờ đầu. Dùng thuốc corticoid dạng hít hoặc dàng uống.

– Cơn hen suyễn mức độ trung bình: Hít thuốc giãn phế quản với liều 400-800 mcg/lần x 4 giờ/lần kết hợp với uống prednisolon với liều 60 – 80 mg/ngày hoặc tiêm, truyền methylprednisolon 120 – 180 mg/ngày. Thở oxy. 

  Với cơn hen suyễn mức độ nặng trở nên, người bệnh cần được điều trị tại bệnh viện. Còn với cơn hen trung bình, bệnh nhân có thể điều trị tại nhà hoặc nhập viện nếu thấy cần thiết. 

Người bệnh hen suyễn cần luôn mang thuốc theo người

 

   Có thể thấy, các thuốc điều trị hen suyễn kể trên không tác động được vào nguyên nhân khiến bệnh ngày càng nặng hơn đó là tình trạng phổi bị nhiễm độc. Chính vì vậy, mặc dù người bệnh đã dùng thuốc đều đặn và có chế độ sinh hoạt theo hướng dẫn nhưng bệnh vẫn ngày một nặng hơn với tần suất cơn hen tăng lên và các triệu chứng trong mỗi cơn hen rầm rộ và nặng nề hơn. 

   Vì vậy, ngoài việc dùng thuốc đúng theo chỉ định của bác sĩ, bạn nên có biện pháp giải độc cho phổi hiệu quả. 

 

Giải độc phổi là gì và làm sao để giải độc phổi hiệu quả?

   Giải độc phổi là sử dụng các biện pháp giúp loại bỏ các độc tố trong phổi, làm sạch phổi, phục hồi chức năng phổi bị tổn thương đồng thời bảo vệ tế bào phổi trước các gốc tự do.

   Thạc sĩ, bác sĩ Chu Thị Cúc Hương (Phụ trách khoa khám bệnh – Bệnh viện Phổi Hà Nội) cho biết: “Giải độc phổi đóng vai trò rất quan trọng trong việc bệnh hen suyễn có được cải thiện tốt hay không. Để giải độc phổi an toàn và hiệu quả, xu hướng ngày nay đó là dùng các thảo dược có cơ chế tác dụng rõ ràng. Các thảo dược hiệu quả nhất đó là hoàng cầm (chứa Baicalin giúp phục hồi chức năng phổi bị tổn thương), Xuyên tâm liên và lá oliu (giúp chống oxy hóa mạnh, từ đó bảo vệ tế bào trước các gốc tự do có hại) và cam thảo Ý (đã được chứng minh rất hiệu quả trong việc loại bỏ độc tố tích tụ trong phổi).” 

“Để giải độc phổi hiệu quả, tôi rất tin tưởng sản phẩm BoniDetox của Mỹ. Thực tế, các bệnh nhân của tôi khi dùng BoniDetox kết hợp với việc dùng thuốc đúng theo chỉ định thì đều đạt được cải thiện tốt”. 

 

BoniDetox là gì? 

   BoniDetox là sản phẩm giúp giải độc phổi hiệu quả đến từ Mỹ, giúp cải thiện tốt các bệnh lý có nguyên nhân do nhiễm độc phổi như viêm phế quản mạn tính, phổi tắc nghẽn mạn tính, hen suyễn… Trong đó, hiệu quả nổi bật của sản phẩm được thể hiện trên trên bệnh hen suyễn là: Giúp giải độc phổi, từ đó giúp giảm tần suất và mức độ nặng của cơn hen. 

  Tác dụng đó đến từ các thành phần: 

Baicalin trong hoàng cầm: Nghiên cứu của Giáo sư, tiến sĩ Seong-Soo Roh, Đại học Y khoa Hàn Quốc, Đại học Daegu Haany, Hàn Quốc chứng minh: Hoàng Cầm với hoạt chất chính là Baicalin rất hiệu quả trong việc giúp giải độc phổi, phục hồi chức năng phổi bị tổn thương (do bệnh lý, do khói thuốc lá hoặc ô nhiễm không khí, hóa chất độc hại, vi khuẩn, virus).

 

Giáo sư, tiến sĩ Seong-Soo Roh, Đại học Y khoa Hàn Quốc, Đại học Daegu Haany, Hàn Quốc

 

– Xuyên tâm liên: Andrographolide trong xuyên tâm liên có tác dụng giúp thúc đẩy hoạt động và làm tăng nồng độ của glutathion nội bào trong phổi (Glutathione (GSH) chính là  trung tâm của hệ thống phòng thủ chống oxy hóa cho cơ thể, hệ thống này bảo vệ các tế bào chống lại các tác nhân vật lý, sự ô nhiễm, độc tố, hóa chất).

– Lá oliu: Lá Ô liu chứa Oleuropein – một chất chống oxy hóa mạnh mẽ giúp bảo vệ tế bào trước các gốc tự do có hại. Đồng thời, theo các nghiên cứu của Đại học Hallym-Hàn Quốc, Oleuropein còn có tác dụng chống viêm, ức chế viêm phổi phát triển thành hen suyễn, giảm tần suất xuất hiện cơn hen phế quản. 

– Cam thảo Ý: Theo nghiên cứu được đăng trên tạp chí y học Oxidative Medicine and Cellular Longevity (Oxy hóa và tuổi thọ tế bào) thì cam thảo có tác dụng giúp tăng cường nồng độ enzym CYP450- enzyme giải độc của cơ thể, từ đó giúp giải độc phổi, giảm tích lũy chất độc trong phổi hiệu quả. 

   Không chỉ vậy, BoniDetox còn chứa các thành phần giúp bảo vệ phổi trước các tác nhân gây độc từ bên ngoài là xuyên bối mẫu và cúc tây, có thành phần giúp tăng cường khả năng miễn dịch cho cơ thể, giúp phòng ngừa ung thư hiệu quả là fucoidan chiết xuất từ loài tảo nâu Nhật Bản nổi tiếng. Theo nghiên cứu của Tiến sĩ, bác sĩ Katsuyuki Nakajima, đại học Gunma-Nhật Bản, việc sử dụng Fucoidan mỗi ngày làm tăng cường hoạt động của tế bào tiêu diệt tự nhiên NK – tế bào có khả năng nhận diện và tiêu diệt tế bào đột biến gen (tế bào ung thư), từ đó giúp phòng ngừa nguy cơ ung thư phổi cho người bị nhiễm độc phổi bởi khói thuốc lá và môi trường ô nhiễm.

 

Tiến sĩ, bác sĩ Katsuyuki Nakajima, đại học Gunma, Nhật Bản

 

   BoniDetox không chỉ có công thức toàn diện mà còn được tạo nên bởi công nghệ bào chế hiện đại. BoniDetox được sản xuất bởi nhà máy đạt chuẩn cGMP: J&E International (Mỹ) thuộc tập đoàn đa quốc gia Viva Nutraceuticals. Tại nhà máy này, BoniDetox được sản xuất bởi hệ thống máy móc sử dụng công nghệ bào chế Microfluidizer. Công nghệ này giúp các tinh chất trong BoniDetox có kích thước siêu nhỏ (<70nm). Nhờ vậy, chúng dễ dàng được hấp thu vào cơ thể và phát huy được hiệu quả tối đa, từ đó bệnh sẽ được cải thiện nhanh và tốt nhất. 

 

BoniDetox có công thức toàn diện

 

BoniDetox có tốt không? 

  Đã có rất nhiều người sau khi dùng BoniDetox đúng liều, đủ liệu trình đã cải thiện tốt bệnh hen suyễn của mình. 

 Cô giáo Đặng Thị Bích Dư (58 tuổi, đội 8, Nghĩa Tân, Nghĩa Hưng, Nam Định. Cô bị bệnh hen suyễn) chia sẻ:

 “Cô bị hen suyễn cũng lâu rồi, nhưng khoảng 5 năm gần đây thì tình trạng đột nhiên trở nặng lên. Dù đã tránh tất cả các loại lông chó mèo, phấn hoa… đi đâu cô cũng đeo khẩu trang đầy đủ nhưng mà ngày nào cô cũng bị lên cơn hen. Mỗi lần như vậy là cô không thể thở được, người tím tái hết lại. Vì thế, dù đi bất cứ đâu làm bất cứ việc gì cô cũng phải mang theo thuốc xịt để xịt. Khổ sở lắm!”

“Giờ thì khác rồi, vì sau khi dùng BoniDetox 1 tháng thì cô không còn lên cơn hen nặng nữa. Chỉ khi nào hít phải khói bụi, cô mới thấy khó thở một chút thôi, sau đó chưa đầy 1 phút là cảm giác khó thở đấy cũng tự hết. Sau 3 tháng thì cô đã thấy người khỏe lên hẳn, cô không còn thấy khó thở lần nào nữa. Cô cảm ơn BoniDetox nhiều lắm!”

 

 Cô giáo Đặng Thị Bích Dư

 

   Câu hỏi “Bị hen suyễn uống thuốc gì?”  đã được giải đáp cụ thể và chi tiết trong bài viết trên.  Giải độc cho phổi đóng vai trò quan trọng trong việc giúp giảm tần suất và mức độ nặng của cơn hen. Và BoniDetox của Mỹ chính là giải pháp hoàn hảo của bạn. Nếu có bất kỳ băn khoăn gì về bệnh hen suyễn hay sản phẩm BoniDetox, bạn vui lòng gọi điện lên tổng đài miễn cước 1800.1044 để được giải đáp chi tiết. Cảm ơn các bạn!

 

 

XEM THÊM:

 

360.000

    Đặt hàng online





    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

    Báo chí nói về chúng tôi

    ĐĂNG KÝ TƯ VẤN
    Hotline: 1800 1044