Nội dung chính
Bệnh hen suyễn là 1 bệnh lý mạn tính với triệu chứng đặc trưng là những cơn khó thở, khiến người bệnh luôn phải sống trong tâm lý lo lắng, bất an. Tuy nhiên, nếu bạn biết nguyên nhân gây bệnh và các yếu tố kích thích, bạn sẽ có biện pháp giúp giảm nguy cơ cơn hen xuất hiện. Vậy các nguyên nhân hen suyễn là gì?
Các nguyên nhân hen suyễn là gì?
Bệnh hen suyễn và những cơn khó thở nguy hiểm
Bệnh hen suyễn hay hen phế quản là bệnh viêm mãn tính xảy ra ở đường hô hấp. Nó làm đường thở bị sưng phù, tiết dịch nhầy và tăng co thắt khi gặp các chất kích thích.
Cơn hen cấp là triệu chứng đặc trưng của bệnh hen suyễn với các biểu hiện khó thở, ho, đờm, tức ngực… Cụ thể, khi nó xuất hiện, cơ trơn phế quản nhanh chóng bị co thắt, niêm mạc phù nề, đờm nhầy tăng lên khiến người bệnh khó thở đột ngột, thở rít, khò khè… Cơ thể bị thiếu oxy nghiêm trọng. Nếu không có biện pháp xử lý kịp thời, tính mạng người bệnh sẽ bị đe dọa vì suy hô hấp.
Điều đáng ngại là có rất nhiều yếu tố kích hoạt cơn hen cấp, gây khó thở. Tần suất tái phát càng nhiều, nguy cơ tử vong của người bệnh càng tăng cao. Tại Việt Nam, có đến 3.9% dân số bị bệnh hen, tương đương khoảng 4 triệu người. Trong đó, khoảng 3.000 – 4.000 người bệnh tử vong mỗi năm.
Khi bạn biết nguyên nhân hen suyễn và các yếu tố gây kích ứng, bạn sẽ giảm được nguy cơ tái phát cơn khó thở.
Các nguyên nhân hen suyễn có thể bạn chưa biết!
Những yếu tố được cho là góp phần dẫn đến bệnh hen suyễn, kích hoạt cơn khó thở tái phát bao gồm:
Yếu tố cá thể (yếu tố cơ địa)
- Gen di truyền: Bệnh hen phế quản thường có liên quan đến yếu tố gen di truyền. Người có cha mẹ, anh chị em ruột bị hen suyễn thì nguy cơ mắc bệnh này cao hơn so với người khác.
- Thừa cân, béo phì
- Yếu tố giới tính: Với trẻ dưới 14 tuổi, tỷ lệ mắc hen suyễn của nam cao hơn nữ rất nhiều. Tuy nhiên, khi trưởng thành, chị em phụ nữ lại dễ gặp bệnh này hơn.
Trẻ dưới 14 tuổi, tỷ lệ mắc hen suyễn của nam cao hơn nữ rất nhiều
- Chủng tộc: Người da đen có tỷ lệ mắc hen suyễn cao hơn người da trắng.
- Cơ địa dị ứng: Người có cơ địa dị ứng với các hóa chất (sơn, chất tẩy rửa…) hay thực phẩm (hải sản, tỏi, quế…)… đều có nguy cơ cao mắc hen suyễn.
Yếu tố môi trường
- Dị nguyên: Đây là yếu tố chủ yếu gây cơn khó thở. Mỗi người bệnh sẽ đặc biệt nhạy cảm với một số dị nguyên khác nhau. Các dị nguyên thường gặp nhất đó là:
- Các dị nguyên trong nhà: Bụi nhà, các loại lông động vật, gián, nấm, ẩm mốc…
- Các dị nguyên ngoài nhà: Phấn hoa, các loại nấm, bụi…
- Các dị nguyên nơi làm việc: Các loại bụi và chất hóa học nghề nghiệp.
- Khói thuốc lá: Trong khói thuốc có đến hơn 7000 hóa chất độc hại. Khi hít phải chúng, người bệnh sẽ càng bị nhạy cảm hơn với nhiều chất khác, làm tăng nguy cơ tái phát cơn hen. Ngoài ra, khói thuốc lá còn khiến phổi bị tổn thương và nhiễm độc, người bệnh dễ gặp những đợt nhiễm trùng hô hấp hơn. Bệnh hen suyễn ngày càng nặng.
- Không khí ô nhiễm: Không khí ô nhiễm có nhiều chất kích thích phế quản dẫn đến các cơn khó thở. Hơn nữa, các tác nhân như bụi mịn, khói, khí thải độc hại… còn làm phổi bị nhiễm độc. Vì vậy, nếu người bệnh thường xuyên sống trong môi trường không khí ô nhiễm, bệnh sẽ tiến triển xấu đi nhanh hơn so với những người bệnh khác.
- Nhiễm trùng đường hô hấp: Đây cũng là một trong các nguyên nhân hen suyễn thường gặp. Người bị nhiễm khuẩn đường hô hấp do vi khuẩn, virus đều có nguy cơ mắc bệnh này.
Các yếu tố như khói thuốc, các chất độc hại, bụi mịn, bụi nghề nghiệp, không khí ô nhiễm… khi vào phổi sẽ gây nhiễm độc phổi. Nó làm khả năng phòng vệ của phổi bị suy yếu. Lúc này, phổi càng dễ bị viêm nhiễm hơn, nguy cơ tái phát cơn khó thở tăng cao. Tình trạng bệnh ngày càng tồi tệ. Vậy phải làm sao để ngăn ngừa cơn hen cấp tái phát?
Làm thế nào để ngăn ngừa cơn hen cấp tái phát?
Cách ngăn ngừa cơn hen cấp tái phát
Để ngăn ngừa cơn hen cấp tái phát, bạn cần kết hợp nhiều biện pháp dưới đây:
- Tuân thủ theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ, sử dụng thuốc dự phòng cơn hen đều đặn hàng ngày, không được tự ý giảm liều hay ngừng thuốc.
- Tránh xa các yếu tố kích thích, thúc đẩy cơn khó thở xuất hiện bằng cách: Không nuôi động vật trong nhà, vệ sinh nhà cửa sạch sẽ thường xuyên, nên sử dụng máy hút bụi hoặc máy lọc không khí nếu có điều kiện…
- Giữ ấm cơ thể vào mùa lạnh.
- Không hút thuốc lá, thuốc lào, tránh xa khói thuốc, đeo khẩu trang khi ra ngoài, tránh xa những nơi có không khí ô nhiễm, sử dụng bảo hộ đầy đủ khi làm việc trong môi trường độc hại…
- Tiêm vắc-xin cúm và viêm phổi: Tiêm chủng theo khuyến cáo để ngăn ngừa cúm và viêm phổi kích phát cơn hen suyễn.
- Giải độc phổi: Như ta đã tìm hiểu ở phần trên, phổi bị nhiễm độc là nguyên nhân hình thành cũng như làm tăng tần suất xuất hiện của cơn hen cấp. Do đó, người bệnh cần áp dụng thêm giải pháp giúp giải độc phổi.
Giải độc phổi rất quan trọng với người bệnh hen suyễn
Giải độc phổi là dùng các biện pháp giúp làm sạch, loại bỏ độc tố tích tụ trong phổi, phục hồi chức năng phổi bị tổn thương. Điều đó giúp người bệnh giảm nhạy cảm với các yếu tố gây kích hoạt cơn hen cấp, giảm thiểu tối đa tần suất và mức độ cơn hen.
Biện pháp giải độc phổi đơn giản ngay tại nhà chính là sử dụng BoniDetox của Mỹ. Với thành phần hoàn toàn từ thiên nhiên, BoniDetox rất an toàn và mang lại tác dụng toàn diện: Không chỉ giúp giải độc phổi mà còn tăng cường sức khỏe cho bộ phận này. Bên cạnh đó, triệu chứng ho, đờm, khó thở cũng được cải thiện tốt.
Bạn chỉ cần uống 4-6 viên BoniDetox mỗi ngày, chỉ sau khoảng 1 tháng, các triệu chứng ho đờm sẽ được cải thiện. Sau 2 – 4 tháng, phổi được làm sạch, người bệnh hít thở dễ dàng hơn, cơ thể khỏe khoắn, sinh hoạt dần trở về bình thường.
Đến đây, hy vọng các bạn đã biết nguyên nhân hen suyễn là gì. Bệnh này không thể chữa khỏi nhưng bạn hoàn toàn có thể chung sống hòa bình với nó. Muốn làm được điều đó, bạn nên dùng thuốc đầy đủ theo chỉ định của bác sĩ, xây dựng lối sống lành mạnh và sử dụng sản phẩm BoniDetox mỗi ngày. Cảm ơn các bạn!
XEM THÊM: