Nội dung chính
Hen phế quản là một bệnh viêm mạn tính đường thở với các biểu hiện điển hình là: thở khò khè, khó thở, nặng ngực và ho. Nếu không được điều trị tốt, bệnh có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Thường thì khi phụ nữ mang thai bị hen phế quản hay cố chịu đựng triệu chứng, vì sợ dùng thuốc ảnh hưởng tới thai nhi. Vậy hen suyễn khi mang thai có nguy hiểm không và cách điều trị như thế nào? Những thông tin như vậy sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây, bạn có thể tham khảo nhé!
Phụ nữ mang thai bị hen phế quản cần lưu ý những gì?
Phụ nữ mang thai bị hen phế quản có nguy hiểm không?
Hen phế quản là tình trạng viêm mạn tính đường dẫn khí của phổi (phế quản). Người bệnh hen phế quản thường có các triệu chứng như thở khò khè, tiếng khò khè thường nghe thấy được ở thì hít vào, không thở được, tức nặng ngực, ho kèm theo đờm… khi cơn hen phế quản cấp tái phát. Nếu không được xử trí kịp thời, cơn hen cấp có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như suy hô hấp cấp dẫn đến tử vong hoặc gây tràn khí phế nang do ho, ép ngực hoặc do gắng sức để thở.
Ở phụ nữ mang thai, nếu bệnh hen không được kiểm soát tốt, các cơn hen cấp tái phát sẽ tác động xấu đến sức khỏe cả mẹ lẫn con.
- Ở mẹ: Đối mặt với các biến chứng nguy hiểm như tăng huyết áp, tiền sản giật, thậm chí đe dọa đến tính mạng của người mẹ.
- Với thai nhi: Trong thời kỳ mang thai nếu chị em phụ nữ bị lên cơn hen cấp có thể gây nguy cơ thiếu oxy, điều này là cực kỳ nguy hiểm cho bé. Không chỉ vậy, nếu tình trạng này lặp lại nhiều lần, cơn hen cấp tính không được xử lý còn có thể dẫn đến sinh non, tăng huyết áp, thai nhi kém phát triển…
Triệu chứng hen phế quản ở bà bầu
Khi phụ nữ mang thai bị hen phế quản thường:
- Thở khò khè và tiếng khò khè thường nghe thấy ở thì thở ra. Ngoài ra, cũng có thể nghe thấy được ở thì hít vào.
- Bà bầu sẽ cảm thấy không thở được; tức nặng ngực; ho và nói khó…
Đây là những triệu chứng có thể xảy ra trong suốt ngày hoặc vào ban đêm.
Để kiểm soát tốt vấn đề này thì bà bầu bị hen phế quản cần được khám theo dõi đều đặn. Chỉ có thăm khám đều đặn, sức khỏe mới được theo dõi một cách tốt nhất cho cả mẹ và con. Nếu không kiểm soát được bệnh sẽ dẫn đến sinh non, thai kém phát triển, tăng huyết áp, chết lưu hoặc sau khi sinh có thể dẫn đến tử vong cho cả mẹ và con.
Các lưu ý cho thai phụ trước và trong khi mang thai
Trước khi mang thai
Trước khi mang thai ngoài các công tác chuẩn bị như phụ nữ thông thường khác, phụ nữ nên tiêm phòng các bệnh: sởi, quai bị, Rubella, HBV, cúm.
Điều quan trọng nhất, phụ nữ cần kiểm soát bệnh hen ổn định trước khi mang thai. Chỉ khi bệnh hen suyễn ổn định, có nghĩa là người bệnh không gặp triệu chứng vào ban ngày, không thức giấc vào ban đêm do hen phế quản, hoạt động thể lực và gắng sức bình thường, chức năng phổi bình thường thì lúc đó mới có thể đảm bảo được an toàn cho cả mẹ và bé.
Để làm được điều này, chị em phụ nữ cần:
- Sử dụng thuốc tây y theo chỉ định của bác sĩ, không được tự ý tăng hay giảm liều hay bỏ thuốc.
- Tránh các tác nhân kích hoạt cơn hen phế quản: Hạn chế tiếp xúc với lông chó, lông mèo, phấn hoa, bụi nhà, tránh xa khói thuốc lá, các hóa chất độc hại do ô nhiễm môi trường…
- Tập các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, yoga, hít thở… nhưng không được vận động gắng sức.
- Giải độc phổi, loại bỏ độc tố tích tụ trong phổi bằng BoniDetox của Mỹ.
BoniDetox của Mỹ.
Trong quá trình mang thai
Nhiều thai phụ khi mang thai khi thấy tình trạng bệnh ổn định hoặc lo sợ nguy cơ của thuốc đến thai đã tự dừng thuốc, việc này có thể làm khởi phát cơn hen nặng đe dọa mẹ và bé. Ngoài ra, bạn cũng chú ý không tự ý dùng thuốc khác nếu chưa có ý kiến bác sĩ do có thể làm nặng tình trạng hen hoặc ảnh hưởng đến thai nhi.
Thai phụ cần khám định kỳ bác sĩ chuyên khoa, khoảng cách giữa các lần theo dõi tùy thuộc tình trạng bệnh và tuần thai, giúp đánh giá chức năng phổi, tình trạng phát triển của thai,…
Tiếp theo, bạn lưu ý đảm bảo lối sống không có chất kích thích (cafe, hút thuốc lá thụ động, bia rượu) và hạn chế tối đa dị nguyên có thể gây trầm trọng bệnh ( nên được làm test tìm dị nguyên đặc hiệu gây bệnh trước quá trình mang thai nếu bạn có hen dị ứng)
Hy vọng đến đây chị em phụ nữ bị hen phế quản đã biết được mình cần chuẩn bị những gì để có thể mang thai và sinh con một cách an toàn. Nếu có bất kỳ băn khoăn gì, mời bạn vui lòng gọi điện lên tổng đài miễn cước 1800.1044 (trong giờ hành chính) để được tư vấn nhanh nhất. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết, chúc bạn sức khỏe!
XEM THÊM: