Nội dung chính
Thông thường, chúng ta hay gặp tình trạng ho có đờm trắng, đờm vàng. Phần lớn, chúng là biểu hiện của viêm đường hô hấp. So với đó, ho đờm nâu ít gặp hơn nhưng lại cảnh báo bệnh lý nghiêm trọng. Vậy nó là bệnh lý gì? Mời các bạn tìm hiểu ở bài viết dưới đây!
Ho đờm nâu: Dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý nghiêm trọng!
Ho đờm nâu: Dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý nghiêm trọng!
Hệ hô hấp sản xuất đờm một cách tự nhiên nhằm bảo vệ các cơ quan chống lại tình trạng nhiễm trùng và giữ ẩm cho đường thở. Đờm bình thường ở dạng nhầy loãng và trong. Đờm sẽ chuyển máu nâu khi hệ hô hấp bị chảy máu trước đó một thời gian. Đây chính là dấu hiệu của một số bệnh lý nghiêm trọng, chẳng hạn như:
Viêm phổi do vi khuẩn
Vi khuẩn xâm nhập vào phổi, làm tổn thương các mô lót trong phổi gây chảy máu. Lượng máu còn sót lại trong phổi sẽ làm đờm chuyển sang màu nâu, khiến người bệnh bị ho đờm nâu.
Loại vi khuẩn thường gặp nhất gây viêm phổi là liên cầu khuẩn (Streptococcus). Bình thường, vùng hầu họng của chúng ta luôn tồn tại liên cầu khuẩn. Tuy nhiên, sức đề kháng trong cơ thể đã kìm hãm được sự phát triển của chúng. Vì vậy mà chúng ta vẫn khỏe mạnh, không có dấu hiệu gì.
Nếu sức đề kháng giảm, lượng liên cầu khuẩn này sẽ xâm nhập sâu xuống phổi, gây viêm phổi. Đối tượng có nguy cơ cao gặp tình trạng này bao gồm:
- Những người từ 65 tuổi trở lên.
- Có sẵn các bệnh lý nền mạn tính như hen phế quản, đái tháo đường, bệnh lý tim mạch,…
- Vừa trải qua phẫu thuật
- Người thiếu dưỡng, suy giảm miễn dịch.
- Hút thuốc lá thường xuyên.
- Lạm dụng rượu.
- Đang bị viêm phổi do virus.
Ngoài ho có đờm nâu, viêm phổi còn có triệu chứng như sốt cao, ớn lạnh, khó thở, mệt mỏi, chán ăn, đau ngực… Trường hợp nặng, bệnh nhân dễ trong trạng thái lơ mơ, tím môi, tím đầu chi.
Viêm phổi do vi khuẩn gây ho đờm nâu
Ung thư phổi
Ung thư phổi là bệnh lý mà các tế bào trong nhu mô phổi tăng sinh mất kiểm soát. Bệnh phổ biến trên toàn thế giới và là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trong các bệnh ung thư ở cả hai giới. Ước tính mỗi năm, có khoảng 1,8 triệu ca tử vong trên toàn thế giới do ung thư phổi.
Khi khối u xuất hiện ở vị trí vùng rốn phổi hoặc xâm lấn các mạch máu lớn, tình trạng chảy máu sẽ xảy ra, gây triệu chứng ho ra máu hoặc ho đờm nâu. Bên cạnh đó, người bệnh còn bị đau ngực, khó thở, gầy sút cân, mệt mỏi…
Nguyên nhân gây ung thư phổi thường gặp nhất là do khói thuốc lá. Bệnh này tiến triển âm thầm, thường khó phát hiện do người bệnh chủ quan. Hơn 50% trường hợp bệnh nhân khi chẩn đoán đã ở giai đoạn di căn, tức các tế bào ung thư đã lan tràn ở phổi và các cơ quan khác của cơ thể. Tiên lượng khả năng sống được 5 năm của các trường hợp này rất thấp, chỉ khoảng 6%.
Bệnh phổi đen
Bệnh phổi đen xảy ra do phổi bị nhiễm độc bởi bụi than, bụi silic… thường gặp ở công nhân làm việc trong môi trường hầm mỏ. Các tác nhân này sẽ lắng xuống phế nang, gây tổn thương, làm giảm chức năng phổi.
Hầu hết trong 5-10 năm đầu, người bệnh không có triệu chứng rõ ràng. Thời gian sau, một số dấu hiệu như ho khan, khó thở, tức ngực, ho đờm nâu, đờm đen… dần xuất hiện. Một khi chúng biểu hiện rõ, mức độ bệnh đã ở giai đoạn khó điều trị.
Các biến chứng của bệnh phổi đen bao gồm: Lao phổi, phổi tắc nghẽn mãn tính COPD, suy tim, ung thư phổi…
Ho ra đờm nâu có khả năng là dấu hiệu của bệnh phổi đen
Ho đờm nâu phải làm sao?
Nếu gặp tình trạng ho đờm nâu, bạn đừng chủ quan mà nên:
- Đi thăm khám sớm: Để biết được chính xác nhất nguyên nhân gây hiện tượng này là gì, từ đó có phương pháp điều trị thích hợp.
- Bảo vệ phổi trước các nguồn ô nhiễm:
- Bỏ thuốc lá, tránh xa khói thuốc.
- Đeo khẩu trang khi ra ngoài.
- Thực hiện công tác bảo hộ lao động khi môi trường làm việc nhiều chất độc hại…
- Tăng cường khả năng tự bảo vệ của phổi.
- Làm sạch phổi, loại bỏ các chất độc đã có trong phổi từ trước. Điều này giúp khiến đờm đậm màu hơn trong thời gian đầu do độc tố được đẩy ra ngoài. Về sau đờm sẽ nhạt màu và trong dần. Hơn nữa, phổi được làm sạch còn giúp ngăn các chất độc tiếp tục gây tổn thương cho phổi, giảm nguy cơ mắc các bệnh do chúng gây ra.
- Long đờm (làm loãng đờm), chống viêm, kháng khuẩn, giúp đờm dễ được khạc ra ngoài hơn.
Ho ra đờm nâu nên áp dụng biện pháp long đờm
Hiện nay, bạn chỉ cần sử dụng viên uống BoniDetox mỗi ngày là sẽ giúp bảo vệ, làm sạch phổi và long đờm hiệu quả. Với thành phần hoàn toàn từ thiên nhiên, BoniDetox rất an toàn và mang lại tác dụng toàn diện:
- Nhóm thảo dược giúp giải độc phổi: Baicalin (trong hoàng cầm), cam thảo Italia, xuyên tâm liên, lá ô liu. Nhóm này giúp loại bỏ các độc tố tích tụ trong phổi, làm sạch phổi hiệu quả.
- Cúc tây, xuyên bối mẫu giúp bảo vệ phổi khỏi các tác nhân gây độc (khói thuốc lá, khói bụi, khí thải độc hại…).
- Tỳ bà diệp, lá bạch đàn, bồ công anh giúp tiêu đờm, giảm các triệu chứng ho, đờm, thở khò khè, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Đặc biệt, trong thành phần của BoniDetox còn chứa Fucoidan Nhật Bản giúp giảm nguy cơ ung thư phổi.
Bạn chỉ cần uống 4-6 viên BoniDetox mỗi ngày, chỉ sau khoảng 1 tháng, các triệu chứng ho đờm sẽ được cải thiện. Sau 2 – 4 tháng, phổi được làm sạch, người bệnh hít thở dễ dàng hơn, cơ thể khỏe khoắn, sinh hoạt dần trở về bình thường.
Đến đây, hy vọng các bạn đã biết ho đờm nâu là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý nghiêm trọng. Nếu gặp tình trạng này, bạn không nên chủ quan mà cần đi thăm khám sớm để chẩn đoán và điều trị kịp thời. Đặc biệt, nếu bạn sống và làm việc trong môi trường có nhiều tác nhân hại đến phổi, bạn nên giải độc phổi bằng cách sử dụng BoniDetox của Mỹ. Chúc các bạn sức khỏe!
XEM THÊM:
- Biến chứng tâm phế mạn ở người mắc các bệnh phổi mạn tính
- Cảnh báo: Phổi trắng do cúm A chồng Covid -19