Nội dung chính
Hiện nay, y học đang phải đối mặt với sự gia tăng nhanh chóng của căn bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính COPD. Mặc dù là bệnh đường hô hấp, nhưng các triệu chứng của COPD lại bị ảnh hưởng khá nhiều bởi thời tiết. Và với đất nước có thời gian nắng nóng nhiều như Việt Nam, người bệnh COPD sẽ cần phải đặc biệt thận trọng, vì việc hít thở có thể trở nên khó khăn hơn trong giai đoạn này. Vậy, người bệnh COPD sẽ cần phải làm những gì? Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
Những cách giúp người bệnh COPD dễ thở hơn trong mùa nắng nóng.
Vì sao người bệnh COPD lại thấy khó thở hơn trong mùa nóng?
Có thể nói, COPD là bệnh lý có mối quan hệ mật thiết với nhiệt độ và độ ẩm không khí. Vào mùa thu đông, không khí lạnh và khô có thể khiến cho lượng đờm nhầy trong đường hô hấp tăng lên, làm người bệnh ho nhiều và khó thở hơn; hoặc dễ nhiễm phải những loại vi khuẩn, virus,… khiến các đợt cấp bùng phát mạnh mẽ và thường xuyên hơn.
Còn đối với thời điểm mùa xuân hạ, không khí trở nên nóng và ẩm cũng sẽ khiến việc hít thở của người bệnh trở nên khó khăn. Khi nhiệt độ tăng lên, chúng ta sẽ phải toát mồ hôi để làm mát, điều này sẽ khiến cơ thể bị mất nước. Đối với người bệnh COPD thì điều này còn tồi tệ hơn.
Vì đường hô hấp bị tắc nghẽn, người bệnh COPD có xu hướng thở nhanh và gấp, nhịp thở ngắn và nhiều hơn với người bình thường, nên lượng nước mất đi qua đường thở sẽ nhiều hơn. Việc mất nước sẽ khiến cho lượng đờm trở nên đặc quánh và dính hơn, từ đó vừa gây cản trở hô hấp vừa gây khó khăn để tống khứ chúng ra ngoài.
Đồng thời, cứ mỗi khi nhiệt độ tăng 0.55 độ C, thì độ ẩm tăng thêm khoảng 4%. Độ ẩm quá cao sẽ làm giảm oxy trong không khí, khiến việc thiếu hụt oxy lại càng trầm trọng hơn.
Thêm vào đó, vào mùa hè, lượng khói bụi và ozone mặt đất cũng tăng lên, kết hợp với độ ẩm cao sẽ gây hiện tượng khói mù, điều này rất dễ nhận thấy tại các khu đô thị hoặc khu công nghiệp lớn. Và việc hít thở dưới bầu không khí như vậy sẽ ảnh hưởng xấu đến đường hô hấp của người bệnh COPD, cũng như người bệnh hen suyễn, viêm phế quản mạn hay người già. Vậy, người bệnh COPD sẽ cần lưu ý những gì khi vào mùa nắng nóng?
Nhiệt độ và độ ẩm cao là nguyên nhân gây khó thở.
Những cách giúp người bệnh COPD dễ thở hơn trong mùa nắng nóng
Để giảm thiểu tình trạng khó thở, cũng như các triệu chứng khác của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, người bệnh có thể áp dụng một số biện pháp dưới đây:
Uống nhiều nước
Uống nước là biện pháp dễ thực hiện nhất để bổ sung lượng nước mà cơ thể đã mất đi trong quá trình hô hấp và làm giảm bớt độ quánh của chất nhầy trong đường hô hấp. Tuy nhiên, bạn cần chú ý uống đều nước trong cả một ngày, mỗi lần uống một ngụm nhỏ, tránh để khát rồi mới uống, hay uống quá nhiều nước một lúc. Đồng thời, bạn không nên uống nước trong bữa ăn hay uống nước lạnh.
Dành nhiều thời gian ở trong nhà
Với việc nhiệt độ cao và nhiều khói bụi, thì tốt nhất là bạn nên ở trong nhà, tránh ra ngoài đường, đặc biệt là vào những giờ nắng nóng đỉnh điểm. Nếu bắt buộc phải ra ngoài, thì bạn nên đeo khẩu trang và đem theo nước uống.
Tuy nhiên, có một thời điểm khá lý tưởng để bạn có thể ra khỏi nhà là vào sáng sớm. Lúc này, nhiệt độ vẫn còn chưa quá cao và không khí vẫn trong lành. Bạn hãy tận dụng khoảng thời gian này để tập thể dục, điều này sẽ đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Trồng cây quanh nhà
Nếu có không gian đủ rộng, bạn hãy trồng thêm một vài loại cây xanh có bóng mát xung quanh nhà. Cây cối không chỉ làm đẹp cảnh quan xung quanh, mà còn giúp không gian trở nên thoáng mát, ngăn cản bụi bẩn xâm nhập vào trong nhà.
Sử dụng hệ thống điều hòa không khí
Hiện nay, chúng ta có thể dễ dàng kiểm soát được nhiệt độ và độ ẩm trong nhà với hệ thống điều hòa không khí. Theo đó, bạn nên duy trì nhiệt độ phòng ở khoảng dưới 32 độ, và đổ ẩm ở khoảng 30 – 50%, đây là điều kiện lý tưởng để người bệnh COPD hít thở dễ dàng hơn. Nếu có điều kiện, bạn có thể dùng thêm máy lọc không khí, để loại bỏ bụi bẩn, giữ cho không khí được sạch sẽ. Và bạn cũng nên chú ý vệ sinh những thiết bị này thường xuyên, để tránh bụi bẩn tích tụ bên trong hệ thống máy, làm giảm chất lượng không khí.
Sử dụng điều hòa và máy lọc khí sẽ giúp không khí trong nhà được trong lành.
Sử dụng các sản phẩm thảo dược
Bên cạnh những biện pháp ổn định điều kiện môi trường bên ngoài, người bệnh cũng nên tăng cường sức khỏe của phổi bằng những sản phẩm có nguồn gốc thảo dược.
Tình trạng khó thở ở người bệnh COPD là do đường hô hấp bị viêm, phế quản bị phù nề, tăng tiết đờm nhầy, làm cho tiết diện đường thở bị thu hẹp. Do đó, sử dụng những loại thảo dược như: Tỳ bà diệp giúp chống viêm, giãn phế quản; Lá bạch đàn giúp làm loãng đờm, long đờm;… sẽ giúp khắc phục hiệu quả tình trạng khó thở. Và BoniDetox chính là sản phẩm có chứa cả hai loại thảo dược này.
BoniDetox – Bí quyết đánh bay nỗi lo khó thở mùa nắng nóng cho người bệnh COPD
Ngoài Tỳ bà diệp và lá bạch đàn, BoniDetox còn có chứa 8 loại thảo dược khác không chỉ giúp giảm các triệu chứng khó chịu của COPD, mà còn nâng cao sức khỏe của phổi toàn diện. Những loại thảo dược này có thể kể đến như:
- Xuyên tâm liên, cam thảo Italia, baicalin (chiết xuất Hoàng cầm), lá ô liu có tác dụng làm sạch những chất bẩn, độc tố tích tụ ở phổi trong quá trình hô hấp, chống oxy hóa và phục hồi các tổn thương ở phổi do ô nhiễm, khói thuốc, hóa chất, virus, vi khuẩn,…
- Bồ công anh được coi là “kháng sinh thực vật”, giúp ức chế nhiều loại vi khuẩn trong đường hô hấp.
- Cúc tây và Xuyên bối mẫu giúp kích hoạt hệ thống tự bảo vệ của phổi là các đại thực bào phế nang và các lông chuyển, ngăn chặn sự xâm nhập của các tác nhân có hại xâm nhập vào phổi.
Bên cạnh những thảo dược trên, BoniDetox còn được bổ sung thêm Fucoidan (chiết xuất tảo nâu) đã được chứng minh có tác dụng giảm thiểu nguy cơ mắc ung thư phổi nhờ hoạt hóa các tế bào diệt tự nhiên NK – có khả năng tìm và vô hiệu những tế bào ung thư.
Thành phần của BoniDetox.
Liều dùng BoniDetox
Bạn uống từ 2 – 4 viên/ngày, chia thành 2 lần. Sau 1 tháng, BoniDetox sẽ giúp làm giảm đờm nhầy, giảm ho đáng kể. Sau 2 – 4 tháng, BoniDetox sẽ giúp làm sạch phổi, người dùng sẽ thấy dễ thở hơn. Sau khi đã có hiệu quả, bạn nên dùng đều đặn để duy trì hoặc thành từng đợt.
BoniDetox review
Chúng ta cùng lắng nghe những người bệnh COPD chia sẻ trực tiếp về quá trình sử dụng BoniDetox và hiệu quả của sản phẩm nhé!
Bác Nguyễn Văn Năm, 70 tuổi, ở tổ dân phố Lâm Khang, thị trấn Quất Lâm, Giao Thủy, Nam Định, điện thoại: 0948.674.343.
Bác Năm chia sẻ: “Hút thuốc lá nhiều năm khiến cho bác bị ho kèm theo đờm. Một thời gian sau, bác còn gặp tình trạng thở khò khè, nghe như có tiếng gió rít trong lồng ngực vậy. Lúc đi khám, bác sĩ đã kết luận bác bị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Bác đã cố gắng bỏ thuốc lá và uống các loại thuốc tây bác sĩ kê nhưng vẫn cứ ho dai dẳng mãi không dứt, thỉnh thoảng bác còn phải nhập viện vì sốt cao, khó thở, thở gấp. Từ đó, bác lúc nào cũng thấy mệt mỏi rã rời, không còn sức lực để làm gì. Không những vậy, các cơn ho về đêm còn khiến bác mất ăn mất ngủ, sụt cân, người gầy đi trông thấy.”
“Sau khi biết đến sản phẩm giúp giải độc phổi và giảm ho, đờm, khó thở cho người bệnh COPD là BoniDetox, bác đã mua về dùng thử. Sau 1 tháng sử dụng với liều 4 viên/ngày, chia 2 lần, bác khạc đờm rất dễ, đờm trong và loãng, ho cũng giảm đi nhiều. Sau 3 tháng, triệu chứng ho, đờm đã giảm đáng kể, hít thở dễ dàng, cả người nhẹ nhõm, như trút được gánh nặng. Từ đó đến giờ, bác cũng chưa gặp đợt khó thở nào mà phải nhập viện cấp cứu như trước. Bệnh được kiểm soát tốt, bác lại đi tập thể dục, ăn ngủ được nên sức khỏe ngày càng ổn định, tinh thần thoải mái hơn hẳn.”
Bác Nguyễn Văn Năm, 70 tuổi.
Hy vọng, bài viết trên đây đã cung cấp những thông tin hữu ích giúp quý độc giả có thêm biện pháp để hít thở dễ dàng hơn khi vào mùa nắng nóng. BoniDetox là sản phẩm hàng đầu giúp khôi phục sức khỏe của phổi, giảm thiểu đáng kể triệu chứng và biến chứng của COPD. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì thêm, bạn vui lòng gọi đến hotline miễn cước 1800.1044 để được giải đáp. Cảm ơn quý khách!
XEM THÊM:
- Người hút thuốc lá cần bảo vệ phổi như thế nào khi Covid-19 trở thành “bệnh đặc hữu”
- Thuốc bổ phổi nào tốt nhất cho bệnh nhân sau khi khỏi Covid-19?