Những xét nghiệm lao phổi phổ biến

Nội dung chính

 

   Theo WHO, lao phổi hiện vẫn đang là một trong những nguyên nhân gây tử vong lớn trên thế giới, đặc biệt là ở các nước đang phát triển. Vậy khi nghi ngờ có những dấu hiệu bệnh lao và đến các cơ sở y tế, chúng ta sẽ được chỉ định những xét nghiệm gì? Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về các xét nghiệm lao phổ biến và ưu nhược điểm của từng xét nghiệm. Mời các bạn đón đọc!

 

Có những xét nghiệm nào để chẩn đoán lao phổi?

 

Các xét nghiệm lao phổi phổ biến

Chụp X – quang phổi

   Đây là phương pháp chẩn đoán hình ảnh không thể thiếu để phát hiện lao phổi. Qua hình ảnh X – quang phổi, bác sĩ sẽ xem xét được mức độ thâm nhiễm, tổn thương phổi và mức độ đáp ứng với phác đồ điều trị của bệnh nhân.

Đặc điểm trên X – quang gợi ý lao phổi:

  • Có tổn thương ở vị trí vùng cao của phổi (thùy trên, các phân thùy đỉnh) và các phân thùy ở phía sau.
  • Tổn thương có tính chất:
  • Có nhiều loại tổn thương ở một vùng: Tổn thương thâm nhiễm, hang, xơ, vôi xen kẽ với nhau.
  • Các tổn thương này có xu hướng tiến triển thành mạn tính.
  • Tổn thương có tính chất lan tràn, xuất hiện ở nhiều nơi.
  • Tổn thương thay đổi chậm sau điều trị đặc hiệu: Thường thay đổi sau một tháng. Đây là đặc điểm quan trọng để chẩn đoán phân biệt giữa viêm phổi và lao phổi.

Ưu điểm:

  • Phương pháp thực hiện đơn giản, có kết quả nhanh chóng.
  • Chi phí thấp.
  • Máy X – quang đã được trang bị ở các tuyến y tế cơ sở. Do đó, phương pháp này có thể áp dụng rộng khắp trong cộng đồng, người bệnh không cần phải đi xa đến những bệnh viện lớn để chụp.

Nhược điểm:

  • Các tổn thương nghi lao trên phim X – quang không đặc hiệu, có thể xuất hiện ở những bệnh phổi khác. Do vậy, kết quả chụp X – quang không được dùng để chẩn đoán xác định bệnh lao.

Các xét nghiệm vi sinh

   Đây là các xét nghiệm có giá trị quyết định chẩn đoán. Tuy nhiên, độ chính xác của xét nghiệm phụ thuộc nhiều vào kỹ thuật lấy bệnh phẩm của người bệnh. Bệnh phẩm thường là đờm, nếu bệnh nhân không khạc được có thể sử dụng dịch dạ dày, hoặc phân (ở trẻ em).  Người bệnh cần chú ý khạc đờm đúng cách để có được mẫu đờm đạt chuẩn.

   Cách khạc đờm đúng cách để lấy bệnh phẩm là:

  • Bước 1: Hít vào thật sâu, thở ra thật mạnh 2 lần.
  • Bước 2: Hít sâu, thở mạnh lần 3, ho khạc thật sâu từ trong phổi.
  • Bước 3: Đặt cốc đờm (đã mở nắp) vào sát miệng, nhổ đờm vào đáy cốc. Vặn chặt nắp.

 

Hướng dẫn cách khạc đờm để xét nghiệm lao phổi

 

   Dưới đây là các xét nghiệm vi sinh thường được sử dụng:

Kỹ thuật soi trực tiếp (Nhuộm soi đờm trực tiếp tìm AFB)

   Đây là kỹ thuật để phát hiện vi khuẩn kháng acid – đặc điểm vi sinh vật học của vi khuẩn lao.

  • Ưu điểm: Kỹ thuật dễ thực hiện, cho kết quả nhanh, chi phí thấp, có thể thực hiện ở mọi nơi.
  • Nhược điểm: Độ nhạy thấp, do vậy phải soi từ 2 mẫu bệnh phẩm liên tiếp trở lên. Ngoài ra, phương pháp này có thể cho kết quả dương tính giả nếu gặp phải vi khuẩn khác cũng kháng acid.

Kỹ thuật nuôi cấy vi khuẩn lao

   Đây là kỹ thuật nuôi cấy vi khuẩn lao trong môi trường giàu dinh dưỡng (như thạch đặc hoặc môi trường lỏng). Thời gian nuôi cấy khoảng 3 – 6 tuần nếu ở môi trường đặc và 2 tuần với môi trường lỏng.

  • Ưu điểm: Phương pháp này giúp phân lập và định danh được vi khuẩn lao. Dựa vào vi khuẩn nuôi cấy, có thể làm kháng sinh đồ để chọn thuốc điều trị lao.
  • Nhược điểm: Thời gian thực hiện kéo dài, ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị của bệnh nhân.

Xét nghiệm miễn dịch

   Xét nghiệm miễn dịch thường dùng nhất là xét nghiệm lao qua da Mantoux (TST). Đây là xét nghiệm đánh giá tình trạng nhiễm lao và định hướng chẩn đoán bệnh lao.

   Nguyên lý của xét nghiệm này là: Sau khi cơ thể nhiễm vi khuẩn lao vài tuần, các tế bào lympho sẽ trở nên mẫn cảm với trực khuẩn lao. Do đó, khi tiêm lao tố dưới da, da sẽ phản ứng với kháng nguyên này bằng cách phát triển một vết sưng đỏ, cứng tại chỗ tiêm trong vòng 3 ngày.

   Phương pháp này có độ nhạy dao động từ 75 – 90% và độ đặc hiệu là 70 – 95%.

   Ngoài ra, những đối tượng có hệ miễn dịch suy giảm sau cũng có thể có kết quả âm tính giả:

  • Người suy dinh dưỡng.
  • Người cao tuổi.
  • Người mắc các bệnh mạn tính.
  • Người bị lao nặng.
  • Người nhiễm HIV/AIDS.

Xét nghiệm máu lao (Xét nghiệm giải phóng IGRA)

 Ở mẫu máu của một người bị nhiễm lao, các tế bào máu sẽ giải phóng Interferon-Gamma khi trộn với kháng nguyên có nguồn gốc từ vi khuẩn lao trong phòng thí nghiệm.

Xét nghiệm giải phóng IGRA để chẩn đoán bệnh lao

   Xét nghiệm này có ưu điểm:

  • Độ nhạy và độ đặc hiệu cao (với độ nhạy từ 80-90%, độ đặc hiệu đạt 95-100%) trong việc chẩn đoán lao tiềm tàng.
  • Loại bỏ người bệnh bị âm tính giả do suy giảm miễn dịch.
  • Cho kết quả nhanh trong vòng một ngày.

 

Khi nào bạn cần đi xét nghiệm lao phổi?

   Để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, đồng thời ngăn chặn tình trạng lây nhiễm trong cộng đồng, một số đối tượng sau cần đi xét nghiệm lao phổi thường xuyên, như:

  • Có các dấu hiệu, triệu chứng nghi ngờ lao phổi: Ho kéo dài trên 2 tuần (ho có đờm, ho ra máu), sốt về chiều, đau ngực, hít thở khó khăn,…
  • Đi khám thấy các dấu hiệu bất thường trên X – quang phổi.
  • Người có tiền sử bệnh lao trong vòng 2 năm trở lại hoặc bị lao mà chưa được điều trị đầy đủ theo phác đồ.
  • Làm việc trong môi trường nhiều mầm bệnh: Bệnh viện, viện dưỡng lão,…
  • Người thường xuyên đi du lịch ở nhiều nơi.
  • Trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh tiếp xúc với người nghi ngờ nhiễm lao.
  • Những người có thể trạng yếu: Bệnh nhân HIV/AIDS, người cao tuổi, người mắc các bệnh mãn tính,…
  • Người nghiện rượu, bia, hút thuốc lá, sử dụng ma túy,…

 

Đi xét nghiệm lao phổi khi có những dấu hiệu nghi ngờ

 

   Khi được cần chẩn đoán lao phổi, việc bạn cần làm là tuyệt đối tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ, không tự ý ngưng hay giảm liều để tránh tình trạng lao kháng thuốc và lao tái phát.

 

Biện pháp phòng ngừa lao phổi tái phát

   Sau khi lao phổi được điều trị xong, bệnh nhân vẫn có nguy cơ mắc bệnh trở lại do vi khuẩn lao vẫn còn tồn tại trong người bệnh ở thể ngủ, khi gặp điều kiện thuận lợi, chúng có thể hoạt động trở lại. Để phòng ngừa lao phổi tái phát, bạn nên:

  • Tuân thủ điều trị và tái khám định kỳ.
  • Hạn chế tiếp xúc với nguồn lây nhiễm: Đeo khẩu trang khi ra ngoài, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, hạn chế tiếp xúc với người bị lao phổi,…
  • Tăng cường sức đề kháng cho cơ thể: Bạn cần nâng cao sức đề kháng để chống lại các vi khuẩn đang ở thể ngủ trong cơ thể và các nguồn lây từ bên ngoài. Một số cách giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể là:
  • Xây dựng chế độ ăn lành mạnh, đủ chất dinh dưỡng.
  • Tránh căng thẳng, stress.
  • Tập thể dục thể thao vừa sức của mình.
  • Sử dụng BoniDetox của Mỹ để bảo vệ và tăng cường sức đề kháng của phổi.

BoniDetox – Giải pháp giúp tăng cường sức đề kháng phổi của Mỹ

  BoniDetox là sản phẩm được nhập khẩu nguyên lọ từ Mỹ. Sản phẩm này là sự kết hợp hài hòa của các thành phần thảo dược tự nhiên, như:

  • Nhóm thảo dược giúp giải độc phổi, phục hồi các tế bào phổi bị tổn thương: Baicalin, cam thảo Italia, xuyên tâm liên, lá oliu.
  • Nhóm thảo dược giúp bảo vệ phổi khỏi các tác nhân gây độc mới: Cúc tây, chiết xuất xuyên bối mẫu.
  • Nhóm thảo dược giúp giảm ho, đờm, khó thở: Tỳ bà diệp, bạch đàn, bồ công anh.
  • Đặc biệt, trong BoniDetox còn có Fucoidan từ tảo nâu Nhật Bản – Đây là chất giúp tiêu diệt các tế bào phổi bị đột biến, giảm nguy cơ ung thư.

   Nhờ có thành phần toàn diện như trên, BoniDetox là lựa chọn hàng đầu giúp tăng sức đề kháng cho hai lá phổi, giảm nguy cơ lao phổi tái phát.

 

BoniDetox của Mỹ giúp phòng ngừa lao phổi tái phát

 

   Mong rằng bài viết này đã giúp bạn nắm được các xét nghiệm lao phổi phổ biến hiện nay. Bệnh lao có thể gây tử vong nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Do vậy, nếu bạn thấy mình hoặc người thân có những dấu hiệu nghi ngờ lao phổi, hãy đến các trung tâm y tế uy tín để được chẩn đoán và điều trị sớm nhé!

 

XEM THÊM:

360.000

    Đặt hàng online





    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

    Báo chí nói về chúng tôi

    ĐĂNG KÝ TƯ VẤN
    Hotline: 1800 1044